Hải Vy
Well-known member
Liên minh châu Âu đã mở cuộc điều tra chống độc quyền về việc Microsoft tích hợp ứng dụng gọi video Teams vào bộ ứng dụng văn phòng Office.
Đây là cuộc điều tra chính thức đầu tiên vào Microsoft của EU trong hơn một thập kỷ. Ủy ban châu Âu (EC) lo ngại Microsoft mang đến lợi thế không công bằng cho Teams và không cho người dùng lựa chọn khi đăng ký sử dụng bộ phần mềm văn phòng. Microsoft có thể cũng đã hạn chế khả năng tương tác giữa Office và sản phẩm đối thủ của Teams.
Microsoft cho biết sẽ phối hợp với ủy ban và cam kết tìm kiếm giải pháp để giải quyết các lo ngại.
Microsoft bị tố cản trở cạnh tranh khi tích hợp Teams vào Office. (Ảnh: Zuma Press).
Cuộc điều tra xuất phát từ khiếu nại năm 2020 của ứng dụng nhắn tin doanh nghiệp Slack. Slack cáo buộc Microsoft ép các công ty phải cài Teams và không cho gỡ app. Hiện tại, Slack đã bán cho hãng phần mềm Salesforce.
Tuần trước, dịch vụ hội nghị video Alfaview cũng nộp đơn khiếu nại tương tự, cho rằng hành vi tích hợp vào Office của Microsoft cho Teams lợi thế khó lòng bắt kịp nếu không được nhà chức trách can thiệp.
Việc Microsoft tích hợp Teams vào Office rất giống với các tranh chấp trước đây. Trong những năm 1990, 2000, cơ quan chống độc quyền tập trung vào hành vi đưa Internet Explorer và Media Player lên hệ điều hành Windows.
Những năm gần đây, Microsoft hầu như thoát khỏi radar của Washington và Brussels. Nhà chức trách hai bên bờ Đại Tây Dương chuyển tầm ngắm sang làn sóng các “gã khổng lồ” mới như Facebook, Apple, Amazon, Google vì những vấn đề liên quan đến thuế, quyền riêng tư, chống độc quyền.
Brussels cũng mở rộng phạm vi kiểm soát ngành công nghệ, ban hành các luật mới cho phép giám sát các hãng công nghệ lớn nhất thế giới, thực thi quy định cạnh tranh và nội dung mới.
Mở điều tra chính thức là một bước quan trọng trong các vụ điều tra cạnh tranh tại châu Âu. Ủy ban có thể nộp đơn buộc tội chính thức nếu phát hiện bằng chứng hoặc hủy bỏ vụ kiện.
Phần mềm hỗ trợ công việc như Teams và Slack trở nên quan trọng trong suốt thời gian dịch Covid-19, khi mọi người bắt đầu làm việc ở nhà. Teams có hơn 300 triệu người dùng tích cực hàng tháng, theo số liệu công ty cung cấp đầu năm nay.
Giám đốc cạnh tranh châu Âu Margrethe Vestager khẳng định ủy ban phải đảm bảo thị trường công cụ cộng tác và liên lạc từ xa duy trì cạnh tranh, các công ty được tự do lựa chọn sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
Đây là cuộc điều tra chính thức đầu tiên vào Microsoft của EU trong hơn một thập kỷ. Ủy ban châu Âu (EC) lo ngại Microsoft mang đến lợi thế không công bằng cho Teams và không cho người dùng lựa chọn khi đăng ký sử dụng bộ phần mềm văn phòng. Microsoft có thể cũng đã hạn chế khả năng tương tác giữa Office và sản phẩm đối thủ của Teams.
Microsoft cho biết sẽ phối hợp với ủy ban và cam kết tìm kiếm giải pháp để giải quyết các lo ngại.
Microsoft bị tố cản trở cạnh tranh khi tích hợp Teams vào Office. (Ảnh: Zuma Press).
Cuộc điều tra xuất phát từ khiếu nại năm 2020 của ứng dụng nhắn tin doanh nghiệp Slack. Slack cáo buộc Microsoft ép các công ty phải cài Teams và không cho gỡ app. Hiện tại, Slack đã bán cho hãng phần mềm Salesforce.
Tuần trước, dịch vụ hội nghị video Alfaview cũng nộp đơn khiếu nại tương tự, cho rằng hành vi tích hợp vào Office của Microsoft cho Teams lợi thế khó lòng bắt kịp nếu không được nhà chức trách can thiệp.
Trận chiến pháp lý giữa Washington và Brussels với Microsoft là một trong những sự kiện nổi bật thời kỳ đầu của kỷ nguyên số. Chính phủ Mỹ kiện nhà sản xuất Windows vào thập niên 1990, tố lợi dụng vị thế của phần mềm Windows để chèn ép đối thủ trên thị trường trình duyệt Internet. Cuối cùng, hai bên đã thỏa thuận với nhau để khép lại vụ kiện.
Tại châu Âu, các đơn kiện chống độc quyền dẫn đến tranh chấp kéo dài và tổng số tiền phạt 2,2 tỷ EUR (2,4 tỷ USD) với Microsoft từ năm 2004 đến 2013.Việc Microsoft tích hợp Teams vào Office rất giống với các tranh chấp trước đây. Trong những năm 1990, 2000, cơ quan chống độc quyền tập trung vào hành vi đưa Internet Explorer và Media Player lên hệ điều hành Windows.
Những năm gần đây, Microsoft hầu như thoát khỏi radar của Washington và Brussels. Nhà chức trách hai bên bờ Đại Tây Dương chuyển tầm ngắm sang làn sóng các “gã khổng lồ” mới như Facebook, Apple, Amazon, Google vì những vấn đề liên quan đến thuế, quyền riêng tư, chống độc quyền.
Brussels cũng mở rộng phạm vi kiểm soát ngành công nghệ, ban hành các luật mới cho phép giám sát các hãng công nghệ lớn nhất thế giới, thực thi quy định cạnh tranh và nội dung mới.
Mở điều tra chính thức là một bước quan trọng trong các vụ điều tra cạnh tranh tại châu Âu. Ủy ban có thể nộp đơn buộc tội chính thức nếu phát hiện bằng chứng hoặc hủy bỏ vụ kiện.
Phần mềm hỗ trợ công việc như Teams và Slack trở nên quan trọng trong suốt thời gian dịch Covid-19, khi mọi người bắt đầu làm việc ở nhà. Teams có hơn 300 triệu người dùng tích cực hàng tháng, theo số liệu công ty cung cấp đầu năm nay.
Giám đốc cạnh tranh châu Âu Margrethe Vestager khẳng định ủy ban phải đảm bảo thị trường công cụ cộng tác và liên lạc từ xa duy trì cạnh tranh, các công ty được tự do lựa chọn sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
(Theo WSJ)