Facebook có nghe lén bằng micro điện thoại không?

Minh Thư

Well-known member
Chắc hẳn là đã có đôi lần bạn nghe nói đến việc Facebook nghe lén bằng micro trên điện thoại, tuy nhiên điều này có thực sự chính xác?
Facebook đã từng thừa nhận việc thu thập dữ liệu người dùng, tuy nhiên công ty cho rằng việc này chỉ nhằm mục đích cải thiện phần mềm và trải nghiệm.

Theo Wired, để có thể theo dõi người dùng bằng điện thoại, Facebook sẽ cần ghi lại mọi thứ mà điện thoại nghe được. Điều này về mặt chức năng tương đương với một cuộc gọi điện thoại liên tục qua Internet.


Giả sử bạn sử dụng điện thoại trong nửa ngày, tức là khoảng 130 MB mỗi ngày cho mỗi người dùng. Có khoảng 150 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Mỹ, vì vậy việc này sẽ tạo ra khoảng 20 petabyte mỗi ngày, chỉ tính riêng ở Mỹ.

Nói một cách dễ hiểu, toàn bộ kho lưu trữ dữ liệu của Facebook chỉ khoảng 300 petabyte, với tốc độ sử dụng hàng ngày là 600 terabyte. Nói cách khác, việc theo dõi âm thanh liên tục sẽ tạo ra dữ liệu hàng ngày nhiều hơn khoảng 33 lần so với hiện tại. Hơn nữa, việc nghe lén như vậy sẽ rất dễ bị phát hiện bởi lượng dữ liệu lớn được thu thập.

Để hạn chế việc nghe lén khi sử dụng Facebook, cũng như các ứng dụng khác trên điện thoại, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:

Trước khi cài đặt một ứng dụng, bạn nên kiểm tra kĩ các quyền hạn mà ứng dụng yêu cầu. Không có lý do gì để một ứng dụng trò chơi truy cập vào danh bạ, hoặc ứng dụng đèn pin yêu cầu quyền truy cập vị trí. Nếu cảm thấy bất thường, bạn hãy ngừng cài đặt và xóa chúng ngay lập tức.

Trong trường hợp của Facebook, bạn hãy kiểm tra ứng dụng có quyền truy cập micro hay không bằng cách vào Settings (cài đặt) - Apps (ứng dụng) - Facebook - Permissions (quyền) - Microphone (micro), sau đó thiết lập thành Don’t allow (không cho phép). Lưu ý tên và vị trí các tùy chọn thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.

Trên iPhone, iPad, người dùng chỉ cần vào Settings (cài đặt) - Facebook, sau đó vô hiệu hóa quyền truy cập micro.

Bắt đầu từ phiên bản iOS 14.5, Apple đã giới thiệu tính năng App Tracking Transparency (ATT), buộc các nhà phát triển phải xin phép người dùng trước khi theo dõi hoặc truy cập một số tính năng nhất định.

Ngay cả khi Facebook tuyên bố công ty không nghe lén, bạn cũng không nên tin vội. Trong quá khứ, Facebook đã từng nhiều lần bị phát hiện theo dõi người dùng, đó là lý do tại sao bạn nên chủ động thực hiện các bước kể trên để giành lại quyền riêng tư.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kỷ Nguyên Số cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
 
Bên trên