linh_449
Linh Linhh
Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ có lúc bạn vui vẻ thoải mái, làm việc gì cũng thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng có lúc bạn buồn bã, cáu giận, mất động lực và muốn buông xuôi tất cả. Có thể nói, tâm trạng xấu có thể làm ảnh hưởng trầm trọng đến công việc và cuộc sống cá nhân của một người.
Người thông minh càng nên lựa chọn giải thoát, chứ không phải trốn tránh hay kìm nén. Nếu bạn muốn la hét hãy cứ hét thật to, muốn khóc thì cứ việc thoải mái khóc một trận, thuận theo tự nhiên trút hết ra ngoài đôi phút, thế nhưng vẫn phải đặt mình trong giới hạn.
Sau khi những phiền muộn trong lòng được hóa giải, tâm trạng của bạn sẽ trở nên tốt hơn. Tuyệt đối không nên dồn nén lo âu trong lòng, nếu không cuối cùng sẽ làm tổn hại đến cả thể xác lẫn tinh thần
Để cho bản thân có được tâm trạng tốt là một loại năng lực. Cũng giống như người có thể giữ được nụ cười ngay cả khi bản thân đang không vui là người khôn ngoan trong cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng phẳng lặng như mặt hồ, chỉ cần chúng ta biết điều chỉnh tâm trạng của bản thân thì có thể mang lại niềm vui cho chính mình.
Thực ra, không chỉ những người mắc hội chứng này, mà ai trong chúng ta cũng có những lúc tâm trạng đi xuống. Vờ như có một tâm trạng tốt chính là thả lỏng bản thân, phương pháp có hiệu quả nhất để xoay chuyển từ tiêu cực sang tích cực.
Chúng ta có thể thông qua “vai diễn” ấy để có được tâm trạng tốt thực sự. Đến cuối cùng, vốn dĩ chỉ là giả vờ biến thành cảm nhận thực sự, làm cho tâm trạng tồi tệ chuyển hướng thành lạc quan, gặp phải những khó khăn trong cuộc sống cũng cần đến ý chí và sự tự tin.
Khi tâm trạng không ổn, cần phải học cách tiết chế những cảm xúc tiêu cực, giả vờ như bản thân đang có tâm trạng tốt. Chỉ cần bạn học được cách này thì có thể làm cho bản thân giữ được cảm xúc vui vẻ, tích cực và giúp tâm trạng của mình thật sự tốt dần lên. Vậy thì, chúng ta nên làm như thế nào đây?
Hãy thử áp dụng liệu pháp tâm lý hành vi - nhận thức dưới đây nhé:
1. Liệu pháp giả cười
Khi cảm thấy phiền muộn, không vui, hãy đứng trước một tấm gương và cố gắng gửi vào đó một nụ cười. Chỉ sau vài phút như vậy, tâm trạng của bạn sẽ dần dần thoải mái hơn.
Phương pháp này gọi là “Liệu pháp giả cười”. Thí nghiệm liên quan chứng minh rằng, giả cười có thể kích thích đến cơ hoành, phát huy giả cười dần dần dẫn đến cười thật. Vô hình trung, bạn sẽ không nén nổi mà phát ra tiếng cười, bước ra khỏi sự phiền muộn.
2. Suy nghĩ vấn đề dưới góc độ khác
Đa số tâm trạng tồi tệ bắt nguồn từ những vụn vặt trong cuộc sống xã giao hàng ngày. Khi tâm trạng không tốt, luôn luôn phải nhắc nhở bản thân: Trong cuộc sống không phải ai cũng thuận lợi, gập ghềnh sóng gió mới là cuộc đời. Tuyệt đối đừng cảm thấy mình rất xui xẻo, càng nghĩ càng giận, tâm trạng sẽ càng tệ đi.
3. Hồi tưởng về những ký ức vui vẻ
Khi cảm thấy buồn phiền, đừng ngại nghĩ về những điều vui vẻ, khi những hồi ức tốt đẹp chiếm giữ bộ não của bạn, khuôn mặt tự nhiên sẽ dần lộ ra nụ cười.
4. Tưởng tượng đến tương lai tốt đẹp
Tương lai không thể biết trước, chúng ta không thể kiểm soát cũng không thể dự đoán, thay vì tràn ngập nỗi lo, tại sao chúng ta không nghĩ theo chiều hướng tốt đẹp? Chúng ta có thể tưởng tượng nó tốt đẹp và tràn đầy hy vọng. Để cho bản thân ấp ôm khát vọng, có như vậy mới làm cho tâm trạng tốt hơn, tiếp thêm động lực cho những bước đi của bạn.
Nguồn: Sách Ám ảnh sợ xã hội - Chạy trốn hay đối mặt?
Người thông minh càng nên lựa chọn giải thoát, chứ không phải trốn tránh hay kìm nén. Nếu bạn muốn la hét hãy cứ hét thật to, muốn khóc thì cứ việc thoải mái khóc một trận, thuận theo tự nhiên trút hết ra ngoài đôi phút, thế nhưng vẫn phải đặt mình trong giới hạn.
Sau khi những phiền muộn trong lòng được hóa giải, tâm trạng của bạn sẽ trở nên tốt hơn. Tuyệt đối không nên dồn nén lo âu trong lòng, nếu không cuối cùng sẽ làm tổn hại đến cả thể xác lẫn tinh thần
Để cho bản thân có được tâm trạng tốt là một loại năng lực. Cũng giống như người có thể giữ được nụ cười ngay cả khi bản thân đang không vui là người khôn ngoan trong cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng phẳng lặng như mặt hồ, chỉ cần chúng ta biết điều chỉnh tâm trạng của bản thân thì có thể mang lại niềm vui cho chính mình.
Thực ra, không chỉ những người mắc hội chứng này, mà ai trong chúng ta cũng có những lúc tâm trạng đi xuống. Vờ như có một tâm trạng tốt chính là thả lỏng bản thân, phương pháp có hiệu quả nhất để xoay chuyển từ tiêu cực sang tích cực.
Chúng ta có thể thông qua “vai diễn” ấy để có được tâm trạng tốt thực sự. Đến cuối cùng, vốn dĩ chỉ là giả vờ biến thành cảm nhận thực sự, làm cho tâm trạng tồi tệ chuyển hướng thành lạc quan, gặp phải những khó khăn trong cuộc sống cũng cần đến ý chí và sự tự tin.
Khi tâm trạng không ổn, cần phải học cách tiết chế những cảm xúc tiêu cực, giả vờ như bản thân đang có tâm trạng tốt. Chỉ cần bạn học được cách này thì có thể làm cho bản thân giữ được cảm xúc vui vẻ, tích cực và giúp tâm trạng của mình thật sự tốt dần lên. Vậy thì, chúng ta nên làm như thế nào đây?
Hãy thử áp dụng liệu pháp tâm lý hành vi - nhận thức dưới đây nhé:
1. Liệu pháp giả cười
Khi cảm thấy phiền muộn, không vui, hãy đứng trước một tấm gương và cố gắng gửi vào đó một nụ cười. Chỉ sau vài phút như vậy, tâm trạng của bạn sẽ dần dần thoải mái hơn.
Phương pháp này gọi là “Liệu pháp giả cười”. Thí nghiệm liên quan chứng minh rằng, giả cười có thể kích thích đến cơ hoành, phát huy giả cười dần dần dẫn đến cười thật. Vô hình trung, bạn sẽ không nén nổi mà phát ra tiếng cười, bước ra khỏi sự phiền muộn.
2. Suy nghĩ vấn đề dưới góc độ khác
Đa số tâm trạng tồi tệ bắt nguồn từ những vụn vặt trong cuộc sống xã giao hàng ngày. Khi tâm trạng không tốt, luôn luôn phải nhắc nhở bản thân: Trong cuộc sống không phải ai cũng thuận lợi, gập ghềnh sóng gió mới là cuộc đời. Tuyệt đối đừng cảm thấy mình rất xui xẻo, càng nghĩ càng giận, tâm trạng sẽ càng tệ đi.
3. Hồi tưởng về những ký ức vui vẻ
Khi cảm thấy buồn phiền, đừng ngại nghĩ về những điều vui vẻ, khi những hồi ức tốt đẹp chiếm giữ bộ não của bạn, khuôn mặt tự nhiên sẽ dần lộ ra nụ cười.
4. Tưởng tượng đến tương lai tốt đẹp
Tương lai không thể biết trước, chúng ta không thể kiểm soát cũng không thể dự đoán, thay vì tràn ngập nỗi lo, tại sao chúng ta không nghĩ theo chiều hướng tốt đẹp? Chúng ta có thể tưởng tượng nó tốt đẹp và tràn đầy hy vọng. Để cho bản thân ấp ôm khát vọng, có như vậy mới làm cho tâm trạng tốt hơn, tiếp thêm động lực cho những bước đi của bạn.
Nguồn: Sách Ám ảnh sợ xã hội - Chạy trốn hay đối mặt?