Từ Minh Quân
Well-known member
Số công ty bán dẫn Trung Quốc phải đóng cửa trong năm nay đạt mức cao nhất do nhu cầu thị trường giảm mạnh và thiếu vốn đầu tư.
DigiTimes dẫn thống kê từ Qichacha, đơn vị chuyên cung cấp thông tin về các công ty Trung Quốc, cho thấy hơn 22.000 doanh nghiệp liên quan đến chip bán dẫn tại Trung Quốc đã ngừng hoạt động kể từ năm 2019, trong đó riêng 2023 ghi nhận số lượng kỷ lục là 10.900, gần gấp đôi so với mức 5.746 doanh nghiệp năm 2020. Con số này tương đương với 30 công ty đóng cửa mỗi ngày trong năm, cho thấy tình trạng khó khăn với lĩnh vực thiết kế và sản xuất bán dẫn.
Trong số 3.243 công ty chip hoạt động tại Trung Quốc hiện nay, hơn một nửa có doanh thu dưới 1,4 triệu USD mỗi năm. Họ không chỉ gặp khó trong nỗ lực bán hàng, mà còn liên tục phải chịu lỗ do không thể tiêu thụ kho hàng sẵn có. Tình trạng này do nguồn cung vượt cầu và xu hướng đi xuống của ngành công nghiệp bán dẫn.
Một công nhân trên dây chuyền sản xuất chip Trung Quốc ở tỉnh Giang Tô ngày 28/2. Ảnh: AFP
Phần lớn vấn đề nằm ở tính toán sai lầm trong giai đoạn 2021-2022, khi nhiều công ty xuất xưởng lượng lớn chip nhằm chuẩn bị cho nhu cầu bùng nổ từ phương thức làm việc từ xa trong Covid-19. Tuy nhiên, đại dịch bị đẩy lùi khiến nhu cầu giảm mạnh và thị trường bắt đầu đình trệ từ cuối 2022. Điều này khiến nhiều công ty không thể bán số chip đã sản xuất, trong khi chúng không ngừng mất giá.
Một thách thức khác, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ, là thiếu nguồn vốn. Các nhà đầu tư Mỹ đã hạn chế đáng kể nguồn tiền cho ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, trong khi doanh nghiệp châu Âu không sẵn sàng bỏ tiền khi các lệnh cấm vận của Mỹ đang có hiệu lực.
Các tập đoàn lớn của Trung Quốc như YMTC đã chi hàng tỷ USD để tìm kiếm nguồn cung thay thế và mua sắm thiết bị từ bên thứ ba, trong khi Huawei xây dựng mạng lưới nhà máy bí mật để tiếp tục hoạt động. Điều này bất khả thi với những doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực hạn chế.
Chính phủ Trung Quốc vẫn đẩy mạnh đầu tư vào ngành chip, nhưng không thể cứu toàn bộ startup bán dẫn trên thị trường, khiến ngành công nghiệp chip Trung Quốc dần thu gọn vào các tập đoàn lớn, thay vì phân bố ra startup quy mô nhỏ.
DigiTimes dẫn thống kê từ Qichacha, đơn vị chuyên cung cấp thông tin về các công ty Trung Quốc, cho thấy hơn 22.000 doanh nghiệp liên quan đến chip bán dẫn tại Trung Quốc đã ngừng hoạt động kể từ năm 2019, trong đó riêng 2023 ghi nhận số lượng kỷ lục là 10.900, gần gấp đôi so với mức 5.746 doanh nghiệp năm 2020. Con số này tương đương với 30 công ty đóng cửa mỗi ngày trong năm, cho thấy tình trạng khó khăn với lĩnh vực thiết kế và sản xuất bán dẫn.
Trong số 3.243 công ty chip hoạt động tại Trung Quốc hiện nay, hơn một nửa có doanh thu dưới 1,4 triệu USD mỗi năm. Họ không chỉ gặp khó trong nỗ lực bán hàng, mà còn liên tục phải chịu lỗ do không thể tiêu thụ kho hàng sẵn có. Tình trạng này do nguồn cung vượt cầu và xu hướng đi xuống của ngành công nghiệp bán dẫn.
Một công nhân trên dây chuyền sản xuất chip Trung Quốc ở tỉnh Giang Tô ngày 28/2. Ảnh: AFP
Phần lớn vấn đề nằm ở tính toán sai lầm trong giai đoạn 2021-2022, khi nhiều công ty xuất xưởng lượng lớn chip nhằm chuẩn bị cho nhu cầu bùng nổ từ phương thức làm việc từ xa trong Covid-19. Tuy nhiên, đại dịch bị đẩy lùi khiến nhu cầu giảm mạnh và thị trường bắt đầu đình trệ từ cuối 2022. Điều này khiến nhiều công ty không thể bán số chip đã sản xuất, trong khi chúng không ngừng mất giá.
Một thách thức khác, nhất là với những doanh nghiệp nhỏ, là thiếu nguồn vốn. Các nhà đầu tư Mỹ đã hạn chế đáng kể nguồn tiền cho ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, trong khi doanh nghiệp châu Âu không sẵn sàng bỏ tiền khi các lệnh cấm vận của Mỹ đang có hiệu lực.
Các tập đoàn lớn của Trung Quốc như YMTC đã chi hàng tỷ USD để tìm kiếm nguồn cung thay thế và mua sắm thiết bị từ bên thứ ba, trong khi Huawei xây dựng mạng lưới nhà máy bí mật để tiếp tục hoạt động. Điều này bất khả thi với những doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực hạn chế.
Chính phủ Trung Quốc vẫn đẩy mạnh đầu tư vào ngành chip, nhưng không thể cứu toàn bộ startup bán dẫn trên thị trường, khiến ngành công nghiệp chip Trung Quốc dần thu gọn vào các tập đoàn lớn, thay vì phân bố ra startup quy mô nhỏ.