đinhlinh11
Bé Tleoo
cre: vietnam.net
author: trọng đạt
Các cán bộ tư pháp Việt đã được cấp 14.936 tài khoản sử dụng trợ lý ảo. Thẩm phán và trợ lý ảo đã tương tác hơn 5,78 triệu lượt hỏi đáp, trung bình hơn 10.000 lượt mỗi ngày.
Trợ lý ảo đã thay đổi ngành tòa án như thế nào?
Những năm gần đây, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. Xu thế này diễn ra ở mọi ngành nghề, trong đó có cả ngành tòa án, lĩnh vực tưởng chừng rất đặc thù và không dễ để áp dụng các công nghệ mới.
Người thẩm phán là hạt nhân của hoạt động tư pháp. Khi giải quyết một vụ án, thẩm phán phải nghiên cứu, tìm kiếm và áp dụng nhiều văn bản quy phạm pháp luật phức tạp, do đó dễ dẫn đến tiếp cận không đầy đủ các quy định pháp luật. Họ luôn cần sự hỗ trợ để đưa ra được phán quyết đúng đắn, khuất phục kẻ phạm tội và thuyết phục các bên liên quan.
Để nâng chất lượng hoạt động của các thẩm phán, từ năm 2022, được sự trợ giúp của Bộ TT&TT và một doanh nghiệp công nghệ số trong nước, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa vào triển khai thử nghiệm phần mềm trợ lý ảo.
Trợ lý ảo pháp luật được đưa vào thử nghiệm từ năm 2022. Ảnh: Lê Anh Dũng
Được lập trình để am hiểu pháp luật và các nghiệp vụ chuyên môn, trợ lý ảo có khả năng hoạt động liên tục 24/7, giao tiếp với thẩm phán bằng ngôn ngữ tự nhiên, thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân.
Phần mềm trợ lý ảo có nhiều tính năng thông minh hỗ trợ hoạt động của các thẩm phán như: hỏi đáp nội dung văn bản pháp luật, án lệ và công bố bản án, cung cấp các hướng dẫn, giải đáp pháp luật và các tình huống pháp lý cụ thể.
Dựa trên thông tin vụ án, trợ lý ảo có thể tự động tìm kiếm và giới thiệu các văn bản pháp luật liên quan, các tình huống pháp lý tương tự và án lệ đã có hiệu lực. Trợ lý ảo còn hỗ trợ thẩm phán trong việc lập kế hoạch giải quyết vụ án, quản lý công việc và đưa ra các cảnh báo, thông báo nhắc nhở để đảm bảo thời hạn tố tụng.
Với số lượng vụ án ngày càng tăng, trợ lý ảo đã giúp giảm bớt khối lượng công việc hành chính, hỗ trợ tạo các văn bản tố tụng mẫu như giấy triệu tập, quyết định tạm giam, quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra và phát hiện sai sót chính tả, mã hóa, công bố bản án.
Qua quá trình thử nghiệm, trợ lý ảo đã giúp các thẩm phán giảm 30% khối lượng công việc hành chính so với phương pháp truyền thống. Chỉ riêng việc mã hóa bản án, quyết định và đăng tải công khai, thời gian thực hiện đã được rút ngắn xuống chỉ còn vài giây so với 1-2 giờ trước đây.
Theo Tòa án nhân dân tối cao, việc ứng dụng AI trong hoạt động đã giúp ngành tòa án giải quyết một số vấn đề nội tại. Trước kia, mỗi thẩm phán cần đến 2 thư ký giúp việc, giờ đây mỗi thẩm phán đều có riêng 1 trợ lý ảo, nhưng chỉ 1 trợ lý đó lại có thể phục vụ cùng lúc cho hàng nghìn thẩm phán.
Tiếp sau thẩm phán, người dân Việt sẽ có trợ lý ảo pháp luật
Trợ lý ảo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn tạo ra một kho tri thức số hóa từ kinh nghiệm xét xử của các thẩm phán. Các tri thức này được lưu giữ và lan tỏa trong toàn hệ thống tòa án, đồng thời trở thành nguồn tài liệu quý giá cho các thế hệ thẩm phán sau này, cũng như cho các sinh viên và bộ phận pháp chế của các cơ quan, tổ chức.
Trợ lý ảo pháp luật giống như một trợ thủ đắc lực giúp việc cho các thẩm phán 24/7. Ảnh: Minh Sơn
Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy, đến nay, đã có 173.206 văn bản pháp luật, 27.610 câu hỏi giải đáp tình huống pháp lý và 1,4 triệu bản án được tích hợp vào trợ lý ảo.
Trên toàn hệ thống, 14.936 tài khoản sử dụng trợ lý ảo đã được cấp cho các cán bộ công chức có chức danh tư pháp. Các thẩm phán và trợ lý ảo đã tương tác hơn 5,78 triệu lượt hỏi đáp, trung bình từ 10.000-15.000 lượt/ngày. Mỗi ngày trợ lý ảo giúp mã hóa khoảng 500 bản án.
Việc ứng dụng AI, đặc biệt là trợ lý ảo, đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho ngành tòa án Việt Nam. Do đó, từ nay đến năm 2030, Tòa án nhân dân tối cao sẽ ứng dụng AI nhiều hơn, với tính năng nâng cao hơn để giúp các thẩm phán nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động, phục vụ nhân dân.
Dự kiến đến hết năm 2025, trợ lý ảo sẽ được công khai để mọi người có thể truy cập và sử dụng như một công cụ trợ giúp pháp lý. Điều này sẽ giúp lan tỏa tri thức pháp luật và tiết kiệm chi phí cho xã hội. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam.
author: trọng đạt
Các cán bộ tư pháp Việt đã được cấp 14.936 tài khoản sử dụng trợ lý ảo. Thẩm phán và trợ lý ảo đã tương tác hơn 5,78 triệu lượt hỏi đáp, trung bình hơn 10.000 lượt mỗi ngày.
Trợ lý ảo đã thay đổi ngành tòa án như thế nào?
Những năm gần đây, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. Xu thế này diễn ra ở mọi ngành nghề, trong đó có cả ngành tòa án, lĩnh vực tưởng chừng rất đặc thù và không dễ để áp dụng các công nghệ mới.
Người thẩm phán là hạt nhân của hoạt động tư pháp. Khi giải quyết một vụ án, thẩm phán phải nghiên cứu, tìm kiếm và áp dụng nhiều văn bản quy phạm pháp luật phức tạp, do đó dễ dẫn đến tiếp cận không đầy đủ các quy định pháp luật. Họ luôn cần sự hỗ trợ để đưa ra được phán quyết đúng đắn, khuất phục kẻ phạm tội và thuyết phục các bên liên quan.
Để nâng chất lượng hoạt động của các thẩm phán, từ năm 2022, được sự trợ giúp của Bộ TT&TT và một doanh nghiệp công nghệ số trong nước, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa vào triển khai thử nghiệm phần mềm trợ lý ảo.
Trợ lý ảo pháp luật được đưa vào thử nghiệm từ năm 2022. Ảnh: Lê Anh Dũng
Được lập trình để am hiểu pháp luật và các nghiệp vụ chuyên môn, trợ lý ảo có khả năng hoạt động liên tục 24/7, giao tiếp với thẩm phán bằng ngôn ngữ tự nhiên, thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân.
Phần mềm trợ lý ảo có nhiều tính năng thông minh hỗ trợ hoạt động của các thẩm phán như: hỏi đáp nội dung văn bản pháp luật, án lệ và công bố bản án, cung cấp các hướng dẫn, giải đáp pháp luật và các tình huống pháp lý cụ thể.
Dựa trên thông tin vụ án, trợ lý ảo có thể tự động tìm kiếm và giới thiệu các văn bản pháp luật liên quan, các tình huống pháp lý tương tự và án lệ đã có hiệu lực. Trợ lý ảo còn hỗ trợ thẩm phán trong việc lập kế hoạch giải quyết vụ án, quản lý công việc và đưa ra các cảnh báo, thông báo nhắc nhở để đảm bảo thời hạn tố tụng.
Với số lượng vụ án ngày càng tăng, trợ lý ảo đã giúp giảm bớt khối lượng công việc hành chính, hỗ trợ tạo các văn bản tố tụng mẫu như giấy triệu tập, quyết định tạm giam, quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra và phát hiện sai sót chính tả, mã hóa, công bố bản án.
Qua quá trình thử nghiệm, trợ lý ảo đã giúp các thẩm phán giảm 30% khối lượng công việc hành chính so với phương pháp truyền thống. Chỉ riêng việc mã hóa bản án, quyết định và đăng tải công khai, thời gian thực hiện đã được rút ngắn xuống chỉ còn vài giây so với 1-2 giờ trước đây.
Theo Tòa án nhân dân tối cao, việc ứng dụng AI trong hoạt động đã giúp ngành tòa án giải quyết một số vấn đề nội tại. Trước kia, mỗi thẩm phán cần đến 2 thư ký giúp việc, giờ đây mỗi thẩm phán đều có riêng 1 trợ lý ảo, nhưng chỉ 1 trợ lý đó lại có thể phục vụ cùng lúc cho hàng nghìn thẩm phán.
Tiếp sau thẩm phán, người dân Việt sẽ có trợ lý ảo pháp luật
Trợ lý ảo không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn tạo ra một kho tri thức số hóa từ kinh nghiệm xét xử của các thẩm phán. Các tri thức này được lưu giữ và lan tỏa trong toàn hệ thống tòa án, đồng thời trở thành nguồn tài liệu quý giá cho các thế hệ thẩm phán sau này, cũng như cho các sinh viên và bộ phận pháp chế của các cơ quan, tổ chức.
Trợ lý ảo pháp luật giống như một trợ thủ đắc lực giúp việc cho các thẩm phán 24/7. Ảnh: Minh Sơn
Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy, đến nay, đã có 173.206 văn bản pháp luật, 27.610 câu hỏi giải đáp tình huống pháp lý và 1,4 triệu bản án được tích hợp vào trợ lý ảo.
Trên toàn hệ thống, 14.936 tài khoản sử dụng trợ lý ảo đã được cấp cho các cán bộ công chức có chức danh tư pháp. Các thẩm phán và trợ lý ảo đã tương tác hơn 5,78 triệu lượt hỏi đáp, trung bình từ 10.000-15.000 lượt/ngày. Mỗi ngày trợ lý ảo giúp mã hóa khoảng 500 bản án.
Việc ứng dụng AI, đặc biệt là trợ lý ảo, đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho ngành tòa án Việt Nam. Do đó, từ nay đến năm 2030, Tòa án nhân dân tối cao sẽ ứng dụng AI nhiều hơn, với tính năng nâng cao hơn để giúp các thẩm phán nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động, phục vụ nhân dân.
Dự kiến đến hết năm 2025, trợ lý ảo sẽ được công khai để mọi người có thể truy cập và sử dụng như một công cụ trợ giúp pháp lý. Điều này sẽ giúp lan tỏa tri thức pháp luật và tiết kiệm chi phí cho xã hội. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tòa án Việt Nam.