linh_449
Linh Linhh
Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), về mức độ phục hồi so với trước dịch, đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2023, có 5 thị trường đã vượt mức năm 2019 gồm: Campuchia (338%), Ấn Độ (236%), Lào (117%), Thái Lan (108,4%) và Singapore (107,4%). Hai thị trường về gần mức năm 2019 là Mỹ (95%), Australia (92%).
Ngoài ra, Hàn Quốc, Anh, Đức và Pháp đều phục hồi tốt. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc mới phục hồi 22,4% do mới mở lại tour du lịch theo đoàn đến Việt Nam từ ngày 15/3/2023.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong nửa đầu năm nay với 1,6 triệu lượt (chiếm 28%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2 còn Mỹ đứng thứ 3.
Trong top 10 thị trường hàng đầu, Đông Bắc Á có 4 thị trường là Hàn Quốc; Trung Quốc; Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản. Đông Nam Á có 3 thị trường là Thái Lan; Malaysia; Campuchia. Australia xếp ở vị trí thứ 9 và sau đó là thị trường Ấn Độ.
Với khách châu Âu, các thị trường gửi khách lớn nhất là Anh, Pháp và Đức. Ngoài ra, thị trường Nga đạt 62.000 lượt trong 6 tháng đầu năm.
Đặc biệt, du khách Mỹ đến Việt Nam trong tháng 6 ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng, tăng 52% so với tháng 5, đạt hơn 66.000 lượt khách trong 6 tháng đầu năm. Hai thị trường lớn là Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Các thị trường Ấn Độ tăng 37,8%, Singapore tăng 48%, Đài Loan tăng 21%, Philippines tăng 10%. Tuy nhiên, một số thị trường có lượng khách giảm như: Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản; Pháp, Đức…
Trong 6 tháng đầu năm, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã thẩm định 616 hồ sơ cấp mới, cấp đổi và rút giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho các doanh nghiệp (trong đó cấp mới 449 giấy phép, cấp đổi 138 giấy phép, thu hồi 31 giấy phép).
Tính đến nay, cả nước có 3.423 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 1.152 doanh nghiệp cổ phần, 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 2.235 công ty trách nhiệm hữu hạn và 5 doanh nghiệp tư nhân. So với cuối năm 2022, số doanh nghiệp lữ hành quốc tế được phép trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng thêm 475 doanh nghiệp.
Cũng trong 6 tháng qua, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam ban hành 65 quyết định công nhận xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao (thẩm định mới 20 cơ sở và thẩm định lại 45 cơ sở). Cả nước hiện có 235 cơ sở lưu trú du lịch hạng 5 sao với 77.895 buồng và 354 cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 sao với 47.502 buồng. So với cuối năm 2022, số lượng cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4-5 sao đã tăng thêm 20 cơ sở và 7.275 buồng.
Năm nay, ngành du lịch đặt mục tiêu sẽ đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, 102 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng.
Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google cho thấy, từ đầu năm 2023 tới nay, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng, Việt Nam nằm trong top đầu thế giới, từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 6 hiện nay. Việt Nam cũng là điểm đến duy nhất ở khu vực Đông Nam Á nằm ở nhóm này.
Theo đó, Việt Nam có mức tăng trưởng ở nhóm 10 - 25%, xếp thứ 6 trên thế giới, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của khu vực Đông Nam Á. Các thị trường khách quốc tế quan tâm nhiều nhất đến du lịch Việt Nam gồm: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Malaysia, Đức và Pháp. Đây cũng đều là những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.
"Điều này cho thấy nhu cầu của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam đang phục hồi rất nhanh, ở tốc độ cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Do đó, Việt Nam có cơ hội tốt để thu hút khách quốc tế trong thời gian tới", Tổng cục Du lịch nhận định.
Ngoài ra, Hàn Quốc, Anh, Đức và Pháp đều phục hồi tốt. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc mới phục hồi 22,4% do mới mở lại tour du lịch theo đoàn đến Việt Nam từ ngày 15/3/2023.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong nửa đầu năm nay với 1,6 triệu lượt (chiếm 28%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2 còn Mỹ đứng thứ 3.
Trong top 10 thị trường hàng đầu, Đông Bắc Á có 4 thị trường là Hàn Quốc; Trung Quốc; Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản. Đông Nam Á có 3 thị trường là Thái Lan; Malaysia; Campuchia. Australia xếp ở vị trí thứ 9 và sau đó là thị trường Ấn Độ.
Với khách châu Âu, các thị trường gửi khách lớn nhất là Anh, Pháp và Đức. Ngoài ra, thị trường Nga đạt 62.000 lượt trong 6 tháng đầu năm.
Đặc biệt, du khách Mỹ đến Việt Nam trong tháng 6 ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng, tăng 52% so với tháng 5, đạt hơn 66.000 lượt khách trong 6 tháng đầu năm. Hai thị trường lớn là Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Các thị trường Ấn Độ tăng 37,8%, Singapore tăng 48%, Đài Loan tăng 21%, Philippines tăng 10%. Tuy nhiên, một số thị trường có lượng khách giảm như: Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản; Pháp, Đức…
Trong 6 tháng đầu năm, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã thẩm định 616 hồ sơ cấp mới, cấp đổi và rút giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho các doanh nghiệp (trong đó cấp mới 449 giấy phép, cấp đổi 138 giấy phép, thu hồi 31 giấy phép).
Tính đến nay, cả nước có 3.423 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 1.152 doanh nghiệp cổ phần, 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 2.235 công ty trách nhiệm hữu hạn và 5 doanh nghiệp tư nhân. So với cuối năm 2022, số doanh nghiệp lữ hành quốc tế được phép trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng thêm 475 doanh nghiệp.
Cũng trong 6 tháng qua, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam ban hành 65 quyết định công nhận xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao (thẩm định mới 20 cơ sở và thẩm định lại 45 cơ sở). Cả nước hiện có 235 cơ sở lưu trú du lịch hạng 5 sao với 77.895 buồng và 354 cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 sao với 47.502 buồng. So với cuối năm 2022, số lượng cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4-5 sao đã tăng thêm 20 cơ sở và 7.275 buồng.
Năm nay, ngành du lịch đặt mục tiêu sẽ đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, 102 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng.
Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google cho thấy, từ đầu năm 2023 tới nay, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng, Việt Nam nằm trong top đầu thế giới, từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 6 hiện nay. Việt Nam cũng là điểm đến duy nhất ở khu vực Đông Nam Á nằm ở nhóm này.
Theo đó, Việt Nam có mức tăng trưởng ở nhóm 10 - 25%, xếp thứ 6 trên thế giới, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của khu vực Đông Nam Á. Các thị trường khách quốc tế quan tâm nhiều nhất đến du lịch Việt Nam gồm: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Malaysia, Đức và Pháp. Đây cũng đều là những thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam.
"Điều này cho thấy nhu cầu của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam đang phục hồi rất nhanh, ở tốc độ cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Do đó, Việt Nam có cơ hội tốt để thu hút khách quốc tế trong thời gian tới", Tổng cục Du lịch nhận định.