Nguyễn Thị Minh Tú
Minh Tú Nguyễn
Qua gần 100 năm, gấu Pooh chinh phục trẻ em toàn thế giới, trở thành một trong những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mọi thời.
Theo Independent, Tom Cruise và Winnie the Pooh là những nhân vật mới được công bố góp mặt trong buổi hòa nhạc sau lễ đăng quang của Vua Charles III. Trang báo bình luận việc đưa ngôi sao Hollywood và nhân vật văn học được yêu mến vào sự kiện có thể tạo ra một khoảnh khắc sánh ngang với Đại lễ Bạch kim của Nữ hoàng Elizabeth II năm ngoái. Khi đó, bà ngồi uống trà với gấu, nói về món bánh mỳ kẹp mứt cam khoái khẩu của cậu.
Giống Paddington, Winnie the Pooh là nhân vật thiếu nhi nổi tiếng của nước Anh, do Alan Alexander Milne sáng tạo. Ông là cựu binh, mắc chứng bệnh rối loạn cảm xúc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi có con trai, gia đình ông chuyển về trang trại Cotchford để Milne chuyên tâm sáng tác. Một lần, khi vợ và người giúp việc đi vắng, nhà văn dành vài ngày chơi với con, được cậu bé giới thiệu các món đồ chơi yêu thích và dẫn ông khám phá rừng cây gần nhà.
Christopher Robin Milne lúc nhỏ bên cạnh chú gấu đồ chơi của mình. Ảnh: Bettmann Archive
Milne đặc biệt hứng thú với gấu bông ông từng tặng con dịp sinh nhật. Món đồ cao khoảng 45 cm, do công ty JK Farnell ở London sản xuất, được đặt tên Edward, là đồ chơi Christopher cực kỳ yêu quý. Tình bạn giữa cậu bé và gấu khiến nhà văn thích thú, được ông đưa vào tập thơ When We Were Very Young, năm 1924.
Một năm sau, A.A. Milne đã viết hai cuốn sách dành cho trẻ em xoay quanh chú gấu, cậu bé Christopher Robin, cuộc phiêu lưu của họ ở khu rừng Trăm Mẫu. Ông đổi tên nhân vật chính thành Winnie, theo tên một gấu đen Canada ở Sở thú London thời ấy. Chữ Pooh được Christopher đặt thêm, theo tên một con thiên nga.
Bối cảnh nguyên mẫu là rừng Ashdown, gần trang trại Cotchford của gia đình. Các nhân vật phụ như lợn Piglet, lừa Eeyore, mẹ con chuột túi Kanga và Roo, hổ Tigger cũng lấy cảm hứng từ các món đồ chơi khác của Christopher Robin, còn Thỏ và Cú do nhà văn tưởng tượng.
Christopher Robin Milne và Winnie the Pooh trong tranh minh họa của EH Shepard. Ảnh: E. P. Dutton
Câu chuyện đầu tiên về chú gấu là cuốn Winnie the Pooh, ra mắt năm 1926. Phần tiếp theo là The House at Pooh Corner, năm 1928. Hai tập truyện đều do EH Shepard minh hoạ. Các bức tranh đen trắng của ông trang nhã, chứa đựng một chút u sầu và hoài niệm.
Gấu Pooh đói bụng, lên kế hoạch cải trang để lấy trộm mật ong, bay lên cây bằng một quả bóng bay màu xanh lam. Cậu sáng tác những bài hát ngớ ngẩn để giết thời gian. Pooh thất bại trong nhiều nhiệm vụ nhưng nhân vật ngốc ngếch, chậm chạp và đáng yêu nhanh chóng trở thành hiện tượng. Hai tập sách thành công vang dội, thu hút sự chú ý của độc giả nhờ câu chuyện trong trẻo và ngây thơ, điều mà xã hội Anh khao sau những năm chiến tranh u ám. Winnie the Pooh bán được 32.000 bản ở Anh và 150.000 bản ở Mỹ, được tờ Smithsonianmag so sánh với hiện tượng Harry Potter sau này. Đầu năm nay, trang AV chuyên về văn hóa, giải trí của Mỹ xếp Winnie the Pooh ở vị trí thứ bảy trong danh sách 50 nhân vật hoạt hình Disney được yêu thích, trên nai Bambi, sư tử Simba, Peter Pan.
Trailer phim "Christopher Robin", lấy cảm hứng từ các tình tiết trong cuốn sách "Winnie the Pooh" và cuộc đời Christopher. Video: Disney
Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Winnie the Pooh khiến nguyên mẫu gặp nhiều đau khổ. Christopher được cha cung cấp cuộc sống vật chất dư dả nhưng bị cướp đi tuổi thơ vô lo. Độc giả khao khát gặp nguyên mẫu trong truyện, người bạn đồng hành nhiều chuyến phiêu lưu của gấu Pooh. Cậu bé lúc ấy liên tục phải tham gia các buổi phỏng vấn, ký tặng, giao lưu người hâm mộ và nhiều sự kiện nhằm thúc đẩy doanh thu bán sách. Christopher sau này viết trong tự truyện: "Ông ấy có được những gì mình muốn bằng cách đặt gánh nặng lên đôi vai nhỏ của tôi. Ông lợi dụng rồi chẳng cho tôi bất kỳ thứ gì ngoài hư danh con trai của tác giả Winnie The Pooh".
Christopher Robin Milne và Winnie the Pooh trong bản phim hoạt hình. Ảnh: Disney
Bản thân Milne cũng hối hận trước việc con trai nổi tiếng quá nhanh. Series Pooh kết thúc chỉ sau bốn cuốn sách với The House at Pooh Corner, nhưng bi kịch của Christopher vẫn chưa dừng lại. Ở trường nội trú, cậu bị bắt nạt.
Vì muốn chứng tỏ bản lĩnh, Christopher tình nguyện tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, từng chiến đấu ở Irag, Tunisia và Italy. Chiến tranh kết thúc, cậu bé năm xưa trở về với một mảnh đạn găm vào đầu, từng suýt chết vì sốt rét. Milne từ chối viết thêm bất cứ cuốn sách thiếu nhi nào vì những điều "kinh khủng" xảy đến với con trai. Thế nhưng điều đó không khiến mối quan hệ giữa họ được cải thiện. Christopher nối nghiệp bố trở thành nhà văn, từng xuất bản ba cuốn tự truyện kể về ký ức lúc nhỏ, mối quan hệ xa cách cha mẹ. Ông nói không cảm thấy tức giận mà chỉ buồn vì tuổi thơ bị lợi dụng.
Bộ sưu tập đồ chơi của Christopher lúc nhỏ hiện được trưng bày ở Thư viện Công cộng New York, Mỹ. Ảnh: Alamy
Năm 27 tuổi, ông kết hôn với người em họ Lesley de Sélincourt. Họ chuyển đến Dartmouth, Devon, mở hiệu sách và có một con gái. Ông không bao giờ trở lại khu rừng đã truyền cảm hứng cho nhiều câu chuyện trong hành trình của Pooh. Đến nay, bốn tập truyện về Pooh đã bán được 20 triệu bản với 50 ngôn ngữ. Dù thương hiệu Pooh trị giá hàng tỷ USD từ tiền bán sách, đồ chơi, chuyển thể thành game và các loạt phim, Christopher không nhận tiền bản quyền từ các cuốn sách của cha. Ông qua đời ở tuổi 75 năm 1996, sau khi đã quyên tặng tất cả đồ chơi thời thơ ấu của mình.
Theo Independent, Tom Cruise và Winnie the Pooh là những nhân vật mới được công bố góp mặt trong buổi hòa nhạc sau lễ đăng quang của Vua Charles III. Trang báo bình luận việc đưa ngôi sao Hollywood và nhân vật văn học được yêu mến vào sự kiện có thể tạo ra một khoảnh khắc sánh ngang với Đại lễ Bạch kim của Nữ hoàng Elizabeth II năm ngoái. Khi đó, bà ngồi uống trà với gấu, nói về món bánh mỳ kẹp mứt cam khoái khẩu của cậu.
Giống Paddington, Winnie the Pooh là nhân vật thiếu nhi nổi tiếng của nước Anh, do Alan Alexander Milne sáng tạo. Ông là cựu binh, mắc chứng bệnh rối loạn cảm xúc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi có con trai, gia đình ông chuyển về trang trại Cotchford để Milne chuyên tâm sáng tác. Một lần, khi vợ và người giúp việc đi vắng, nhà văn dành vài ngày chơi với con, được cậu bé giới thiệu các món đồ chơi yêu thích và dẫn ông khám phá rừng cây gần nhà.
Christopher Robin Milne lúc nhỏ bên cạnh chú gấu đồ chơi của mình. Ảnh: Bettmann Archive
Milne đặc biệt hứng thú với gấu bông ông từng tặng con dịp sinh nhật. Món đồ cao khoảng 45 cm, do công ty JK Farnell ở London sản xuất, được đặt tên Edward, là đồ chơi Christopher cực kỳ yêu quý. Tình bạn giữa cậu bé và gấu khiến nhà văn thích thú, được ông đưa vào tập thơ When We Were Very Young, năm 1924.
Một năm sau, A.A. Milne đã viết hai cuốn sách dành cho trẻ em xoay quanh chú gấu, cậu bé Christopher Robin, cuộc phiêu lưu của họ ở khu rừng Trăm Mẫu. Ông đổi tên nhân vật chính thành Winnie, theo tên một gấu đen Canada ở Sở thú London thời ấy. Chữ Pooh được Christopher đặt thêm, theo tên một con thiên nga.
Bối cảnh nguyên mẫu là rừng Ashdown, gần trang trại Cotchford của gia đình. Các nhân vật phụ như lợn Piglet, lừa Eeyore, mẹ con chuột túi Kanga và Roo, hổ Tigger cũng lấy cảm hứng từ các món đồ chơi khác của Christopher Robin, còn Thỏ và Cú do nhà văn tưởng tượng.
Christopher Robin Milne và Winnie the Pooh trong tranh minh họa của EH Shepard. Ảnh: E. P. Dutton
Câu chuyện đầu tiên về chú gấu là cuốn Winnie the Pooh, ra mắt năm 1926. Phần tiếp theo là The House at Pooh Corner, năm 1928. Hai tập truyện đều do EH Shepard minh hoạ. Các bức tranh đen trắng của ông trang nhã, chứa đựng một chút u sầu và hoài niệm.
Gấu Pooh đói bụng, lên kế hoạch cải trang để lấy trộm mật ong, bay lên cây bằng một quả bóng bay màu xanh lam. Cậu sáng tác những bài hát ngớ ngẩn để giết thời gian. Pooh thất bại trong nhiều nhiệm vụ nhưng nhân vật ngốc ngếch, chậm chạp và đáng yêu nhanh chóng trở thành hiện tượng. Hai tập sách thành công vang dội, thu hút sự chú ý của độc giả nhờ câu chuyện trong trẻo và ngây thơ, điều mà xã hội Anh khao sau những năm chiến tranh u ám. Winnie the Pooh bán được 32.000 bản ở Anh và 150.000 bản ở Mỹ, được tờ Smithsonianmag so sánh với hiện tượng Harry Potter sau này. Đầu năm nay, trang AV chuyên về văn hóa, giải trí của Mỹ xếp Winnie the Pooh ở vị trí thứ bảy trong danh sách 50 nhân vật hoạt hình Disney được yêu thích, trên nai Bambi, sư tử Simba, Peter Pan.
Trailer phim "Christopher Robin", lấy cảm hứng từ các tình tiết trong cuốn sách "Winnie the Pooh" và cuộc đời Christopher. Video: Disney
Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Winnie the Pooh khiến nguyên mẫu gặp nhiều đau khổ. Christopher được cha cung cấp cuộc sống vật chất dư dả nhưng bị cướp đi tuổi thơ vô lo. Độc giả khao khát gặp nguyên mẫu trong truyện, người bạn đồng hành nhiều chuyến phiêu lưu của gấu Pooh. Cậu bé lúc ấy liên tục phải tham gia các buổi phỏng vấn, ký tặng, giao lưu người hâm mộ và nhiều sự kiện nhằm thúc đẩy doanh thu bán sách. Christopher sau này viết trong tự truyện: "Ông ấy có được những gì mình muốn bằng cách đặt gánh nặng lên đôi vai nhỏ của tôi. Ông lợi dụng rồi chẳng cho tôi bất kỳ thứ gì ngoài hư danh con trai của tác giả Winnie The Pooh".
Christopher Robin Milne và Winnie the Pooh trong bản phim hoạt hình. Ảnh: Disney
Bản thân Milne cũng hối hận trước việc con trai nổi tiếng quá nhanh. Series Pooh kết thúc chỉ sau bốn cuốn sách với The House at Pooh Corner, nhưng bi kịch của Christopher vẫn chưa dừng lại. Ở trường nội trú, cậu bị bắt nạt.
Vì muốn chứng tỏ bản lĩnh, Christopher tình nguyện tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, từng chiến đấu ở Irag, Tunisia và Italy. Chiến tranh kết thúc, cậu bé năm xưa trở về với một mảnh đạn găm vào đầu, từng suýt chết vì sốt rét. Milne từ chối viết thêm bất cứ cuốn sách thiếu nhi nào vì những điều "kinh khủng" xảy đến với con trai. Thế nhưng điều đó không khiến mối quan hệ giữa họ được cải thiện. Christopher nối nghiệp bố trở thành nhà văn, từng xuất bản ba cuốn tự truyện kể về ký ức lúc nhỏ, mối quan hệ xa cách cha mẹ. Ông nói không cảm thấy tức giận mà chỉ buồn vì tuổi thơ bị lợi dụng.
Bộ sưu tập đồ chơi của Christopher lúc nhỏ hiện được trưng bày ở Thư viện Công cộng New York, Mỹ. Ảnh: Alamy
Năm 27 tuổi, ông kết hôn với người em họ Lesley de Sélincourt. Họ chuyển đến Dartmouth, Devon, mở hiệu sách và có một con gái. Ông không bao giờ trở lại khu rừng đã truyền cảm hứng cho nhiều câu chuyện trong hành trình của Pooh. Đến nay, bốn tập truyện về Pooh đã bán được 20 triệu bản với 50 ngôn ngữ. Dù thương hiệu Pooh trị giá hàng tỷ USD từ tiền bán sách, đồ chơi, chuyển thể thành game và các loạt phim, Christopher không nhận tiền bản quyền từ các cuốn sách của cha. Ông qua đời ở tuổi 75 năm 1996, sau khi đã quyên tặng tất cả đồ chơi thời thơ ấu của mình.