TUVM
Well-known member
Khảo sát cho thấy Gen Z có nhiều khả năng chịu đựng trong im lặng hoặc cố gắng tự giải quyết vấn đề trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ.
Một khảo sát với 1.000 thanh, thiếu niên ở độ tuổi 15-25 tại Anh cho thấy khoảng 66% từng trải qua chấn thương tâm lý nghiêm trọng hoặc đang gặp vấn đề đó. Khoảng 8% trong số 1.000 người làm khảo sát cho biết họ chưa từng kể vấn đề của bản thân cho người khác để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Với những người tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, họ cũng phải mất hơn 5 tháng để mở lời và nhận được lời khuyên. Theo Independent, thanh, thiếu niên hiếm khi mở lời là vì họ không muốn trở thành gánh nặng của người khác, sợ bị đánh giá, hoặc chỉ đơn giản là không biết tìm đến ai.
Bên cạnh đó, khảo sát cho thấy cứ 10 người lại có 8 người tin rằng họ gặp phải sự kỳ thị liên quan vấn đề sức khỏe tâm thần, vô gia cư, lạm dụng và thất nghiệp ngoài dự kiến.
Đối với những người chưa gặp phải vấn đề nghiêm trọng, 59% cho biết họ sẽ cố tự giải quyết vấn đề trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ và chỉ 6% cân nhắc tìm hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện tại địa phương.
Những vấn đề người trẻ tuổi có xu hướng giữ im lặng thường liên quan sức khỏe tâm thần (38%), nợ nần (34%) và khó tìm việc làm (24%). 43% người làm khảo sát cho biết thêm những vấn đề này khiến họ bất an, 46% cảm thấy lo lắng và 37% cảm thấy dễ bị tổn thương.
Điều đáng chú ý là 37% người trẻ tin rằng họ không có nhiều sự giúp đỡ, hoặc không nhận được sự giúp đỡ nào trong những hoàn cảnh như vậy. 42% cũng cho biết họ đã giữ im lặng về các vấn đề của bản thân trong một thời gian dài.
Về mặt tích cực, 52% người trẻ thực hiện khảo sát cho biết khi trưởng thành, họ sẽ cân nhắc theo đuổi những công việc có thể giúp thế hệ trẻ giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của bản thân.
|
Gen Z thường giấu kín các vấn đề liên quan sức khỏe tâm thần hoặc nợ nần. Ảnh: Pexels. |
Một khảo sát với 1.000 thanh, thiếu niên ở độ tuổi 15-25 tại Anh cho thấy khoảng 66% từng trải qua chấn thương tâm lý nghiêm trọng hoặc đang gặp vấn đề đó. Khoảng 8% trong số 1.000 người làm khảo sát cho biết họ chưa từng kể vấn đề của bản thân cho người khác để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Với những người tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, họ cũng phải mất hơn 5 tháng để mở lời và nhận được lời khuyên. Theo Independent, thanh, thiếu niên hiếm khi mở lời là vì họ không muốn trở thành gánh nặng của người khác, sợ bị đánh giá, hoặc chỉ đơn giản là không biết tìm đến ai.
Bên cạnh đó, khảo sát cho thấy cứ 10 người lại có 8 người tin rằng họ gặp phải sự kỳ thị liên quan vấn đề sức khỏe tâm thần, vô gia cư, lạm dụng và thất nghiệp ngoài dự kiến.
Đối với những người chưa gặp phải vấn đề nghiêm trọng, 59% cho biết họ sẽ cố tự giải quyết vấn đề trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ và chỉ 6% cân nhắc tìm hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện tại địa phương.
Những vấn đề người trẻ tuổi có xu hướng giữ im lặng thường liên quan sức khỏe tâm thần (38%), nợ nần (34%) và khó tìm việc làm (24%). 43% người làm khảo sát cho biết thêm những vấn đề này khiến họ bất an, 46% cảm thấy lo lắng và 37% cảm thấy dễ bị tổn thương.
Điều đáng chú ý là 37% người trẻ tin rằng họ không có nhiều sự giúp đỡ, hoặc không nhận được sự giúp đỡ nào trong những hoàn cảnh như vậy. 42% cũng cho biết họ đã giữ im lặng về các vấn đề của bản thân trong một thời gian dài.
Về mặt tích cực, 52% người trẻ thực hiện khảo sát cho biết khi trưởng thành, họ sẽ cân nhắc theo đuổi những công việc có thể giúp thế hệ trẻ giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của bản thân.