Quang Minh
Well-known member
Ghềnh Bàn Than ở Quảng Nam có màu đá đen như than hình thành từ hơn 400 triệu năm trước, là điểm đến hoang sơ hứa hẹn hút khách du lịch.
18
Ghềnh đá Bàn Than nằm ở phía đông bắc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành có dạng mặt bàn, nổi bật là những vách đá sắc đen như than, di tích còn lại của thềm biển cổ.
Ghềnh dài 2 km, cao 40 m uốn quanh ngọn núi dọc bờ biển, nước trong xanh. Điểm đến này còn hoang sơ và không phí tham quan. Năm 2020, xã đảo Tam Hải được kênh truyền hình National Geographic, Mỹ, điểm tên trong số 5 bãi biển đẹp nhất phía nam Việt Nam.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Các nhà khoa học đánh giá đá ở Bàn Than có màu đen như đá ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhưng không phải là đá núi lửa mà là đá gốc hơn 400 triệu năm tuổi, được đẩy nhô lên khỏi mặt biển qua các đợt kiến tạo địa chất. Nơi đây sở hữu hệ địa chất đa dạng và độc đáo, tiêu biểu cho quá trình tiến hóa của vỏ Trái Đất, liên quan đến sự hình thành và tách giãn Biển Đông.
Đá được xếp chồng lên nhau có nhiều tư thế gồm đứng, nghiêng hoặc đứt đoạn, tạo nhiều hình thù độc đáo.
Sau Tết Nguyên đán đến tháng 3 Âm lịch rêu xuất hiện, bám vào xanh rì trên đá.
San hô và rong biển lộ ra khi thủy triều xuống.
Khu vực Bàn Than có hơn 90 ha rạn san hô với khoảng 100 loài và 168 loài cá như cá hồng, cá mú cùng với tôm hùm, rong biển và nhiều loài ốc.
Hai nữ du khách check in trên khối đá cao 5 m.
Ghềnh đá thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tới ghi lại khoảnh khắc bình minh và hoàng hôn.
Vào những ngày thủy triều xuống, người dân xã đảo Tam Hải mang theo dụng cụ ra bãi đá thu hoạch rong.
Làng Thuận An yên bình với rặng dừa, bờ cát mịn, sóng nước dịu êm nằm cạnh ghềnh đá Bàn Than.
Hiện nay du lịch ở xã đảo Tam Hải phát triển nhỏ lẻ, tự phát, chưa có một hoạt động xúc tiến, quy hoạch. Chính quyền huyện có chủ trương đầu tư 20 tỷ đồng để đóng 2 phà tải trọng 30 tấn đáp ứng vận chuyển người, phương tiện và mở rộng tuyến đường dẫn ra Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa.
Huyện Núi Thành phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch khảo sát và đưa xã đảo Tam Hải vào dự thảo Đề án các điểm định hướng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.
Cách Bàn Than 400 m về phía đông nam là đảo Hòn Mang rộng 2 ha và đảo Hòn Dứa rộng 11 ha. Hai đảo này được đặt tên theo những loại cây đặc trưng mọc nhiều trên đảo là cây dứa gai và cỏ mang. Trên đảo không có con người sinh sống.
Cuối tháng 2/2024, huyện Núi Thành đón nhận cụm danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa là di tích quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng. Nơi này cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km, cách Hội An 80 km. Để đến đây du khách phải qua hai bến phà.
Đảo Hòn Dứa cách Bàn Than khoảng 700 m về phía đông nam. Trên đảo có bãi cát dài vàng mịn phù hợp để ca nô, thuyền bè cập bờ và tổ chức các hoạt động vui chơi, tắm biển.
18
Ghềnh đá Bàn Than nằm ở phía đông bắc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành có dạng mặt bàn, nổi bật là những vách đá sắc đen như than, di tích còn lại của thềm biển cổ.
Ghềnh dài 2 km, cao 40 m uốn quanh ngọn núi dọc bờ biển, nước trong xanh. Điểm đến này còn hoang sơ và không phí tham quan. Năm 2020, xã đảo Tam Hải được kênh truyền hình National Geographic, Mỹ, điểm tên trong số 5 bãi biển đẹp nhất phía nam Việt Nam.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Các nhà khoa học đánh giá đá ở Bàn Than có màu đen như đá ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhưng không phải là đá núi lửa mà là đá gốc hơn 400 triệu năm tuổi, được đẩy nhô lên khỏi mặt biển qua các đợt kiến tạo địa chất. Nơi đây sở hữu hệ địa chất đa dạng và độc đáo, tiêu biểu cho quá trình tiến hóa của vỏ Trái Đất, liên quan đến sự hình thành và tách giãn Biển Đông.
Đá được xếp chồng lên nhau có nhiều tư thế gồm đứng, nghiêng hoặc đứt đoạn, tạo nhiều hình thù độc đáo.
Sau Tết Nguyên đán đến tháng 3 Âm lịch rêu xuất hiện, bám vào xanh rì trên đá.
San hô và rong biển lộ ra khi thủy triều xuống.
Khu vực Bàn Than có hơn 90 ha rạn san hô với khoảng 100 loài và 168 loài cá như cá hồng, cá mú cùng với tôm hùm, rong biển và nhiều loài ốc.
Hai nữ du khách check in trên khối đá cao 5 m.
Ghềnh đá thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tới ghi lại khoảnh khắc bình minh và hoàng hôn.
Vào những ngày thủy triều xuống, người dân xã đảo Tam Hải mang theo dụng cụ ra bãi đá thu hoạch rong.
Làng Thuận An yên bình với rặng dừa, bờ cát mịn, sóng nước dịu êm nằm cạnh ghềnh đá Bàn Than.
Hiện nay du lịch ở xã đảo Tam Hải phát triển nhỏ lẻ, tự phát, chưa có một hoạt động xúc tiến, quy hoạch. Chính quyền huyện có chủ trương đầu tư 20 tỷ đồng để đóng 2 phà tải trọng 30 tấn đáp ứng vận chuyển người, phương tiện và mở rộng tuyến đường dẫn ra Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa.
Huyện Núi Thành phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch khảo sát và đưa xã đảo Tam Hải vào dự thảo Đề án các điểm định hướng phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.
Cách Bàn Than 400 m về phía đông nam là đảo Hòn Mang rộng 2 ha và đảo Hòn Dứa rộng 11 ha. Hai đảo này được đặt tên theo những loại cây đặc trưng mọc nhiều trên đảo là cây dứa gai và cỏ mang. Trên đảo không có con người sinh sống.
Cuối tháng 2/2024, huyện Núi Thành đón nhận cụm danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa là di tích quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng. Nơi này cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km, cách Hội An 80 km. Để đến đây du khách phải qua hai bến phà.
Đảo Hòn Dứa cách Bàn Than khoảng 700 m về phía đông nam. Trên đảo có bãi cát dài vàng mịn phù hợp để ca nô, thuyền bè cập bờ và tổ chức các hoạt động vui chơi, tắm biển.