Hoàng Hải
Kỹ Thuật Viên
Từ ngày 4/5/2023, giá mỗi kWh điện sẽ tăng 3% lên mức 1.920,37 đồng (chưa bao gồm thuế VAT).
Giá điện bán lẻ tăng vào đúng thời điểm nắng nóng đầu hè khiến nhiều gia đình không khỏi lo ngại trước nguy cơ hóa đơn tiền điện tăng đột biến. Bên cạnh việc hạn chế sử dụng các thiết bị ngốn điện nhiều như điều hòa, máy giặt sấy, bạn có thể kiểm tra xem mình có đang vô tình gây lãng phí điện từ những thói quen hàng ngày hay không và sửa sai ngay từ bây giờ.
Thói quen bật điều hòa ở nhiệt độ thấp
Khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên, điều hòa cũng sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn để làm lạnh cho không gian trong nhà và gây hao điện nhanh chóng. Chẳng hạn, nếu nhiệt độ ngoài phòng ở mức 40 độ C thì bạn nên bật điều hòa ở mức thấp hơn từ 10-12 độ. Như vậy sẽ vừa đủ làm mát phòng và không quá tốn điện. Trong khi đó, nếu bạn đặt mức nhiệt dưới 25 độ C thì xác định sẽ cực hao điện bởi máy sẽ phải hoạt động hết công suất. Còn nếu nhiệt độ bên ngoài ở mức từ 30-35 độ C, bạn chỉ cần bật điều hòa ở mức từ 25-28 độ C là đủ mát.
Thay vì bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, bạn có thể sử dụng kết hợp quạt và điều hòa để khuếch tán hơi mát dễ dàng hơn, từ đó hạ nhiệt cho phòng nhanh hơn.
Để nguyên phích cắm trong ổ khi không sử dụng thiết bị điện
Có rất nhiều thiết bị dù không sử dụng nhưng vẫn “âm thầm” ngốn điện nếu bạn không rút phích cắm ra khỏi ổ. Chẳng hạn như tivi, bộ sạc laptop hay sạc điện thoại, các thiết bị có màn hình hiển thị giờ (như máy giặt, lò nướng, bếp từ, nồi cơm điện,...). Riêng với các củ sạc, dù điện năng tiêu thụ của nó chỉ khoảng 1,2W nhưng thực tế, gia đình nào cũng sử dụng nhiều hơn 1 thiết bị sạc cho các sản phẩm điện tử của mình. Từ điện thoại, tablet, laptop cho đến tai nghe bluetooth, quạt sạc. Khi cộng lượng điện tiêu thụ và nhân cho cả tháng thì số tiền phải trả cũng dễ khiến bạn phải ngỡ ngàng.
Dùng bóng đèn sợi đốt
Đèn sợi đốt không chỉ chuyển hóa 10% điện năng tiêu thụ thành ánh sáng, 90% năng lượng còn lại sẽ chuyển hóa thành nhiệt. Như vậy, loại đèn này không chỉ gây hao điện mà còn góp phần làm tăng nhiệt độ trong phòng.
Do đó thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt, bạn có thể chuyển sang dùng các loại bóng đèn tiết kiệm điện như bóng halogen, huỳnh quang compact (CFL), đèn tuýp LED.
Không kiểm tra việc tắt đèn, tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà
Những câu chuyện về quê dài ngày nhưng quên tắt điều hòa hẳn đã không còn xa lạ trên mạng xã hội. Như năm ngoái, một nam sinh viên đã tá hỏa phát hiện quên tắt điều hòa ở phòng trọ suốt một tháng trời về quê. Dưới bài đăng của anh chàng, nhiều cư dân mạng cũng bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ từng rơi vào tình cảnh đãng trí tương tự khi quên tắt quạt hay bóng đèn.
Để ngăn ngừa tình trạng này, lời khuyên cho bạn là hãy chuyển sang sử dụng các loại ổ cắm thông minh có thể tự hẹn giờ, dễ dàng bật/tắt các thiết bị điện qua app, hoặc chuyển sang sử dụng các loại đèn cảm ứng chuyển động tự bật/tắt khi có người.
Giặt quần áo bằng nước nóng
Việc giặt đồ bằng nước nóng mang lại nhiều ưu điểm như giúp hòa tan bột giặt nhanh hơn, giúp đánh bật các vết bẩn trên quần áo dễ dàng hơn và góp phần loại bỏ vi khuẩn.
Tuy nhiên, máy giặt tiêu chuẩn thường sử dụng tối thiểu khoảng 67 lít nước cho mỗi lần giặt (đối với máy có khối lượng giặt 5kg). Như vậy nếu thường xuyên giặt quần áo bằng nước nóng, bạn sẽ phải mất thêm một khoản tiền mỗi tháng để làm nóng số nước này. Ngoài ra, không phải loại vải nào cũng phù hợp để làm sạch bằng nước nóng.
Giá điện bán lẻ tăng vào đúng thời điểm nắng nóng đầu hè khiến nhiều gia đình không khỏi lo ngại trước nguy cơ hóa đơn tiền điện tăng đột biến. Bên cạnh việc hạn chế sử dụng các thiết bị ngốn điện nhiều như điều hòa, máy giặt sấy, bạn có thể kiểm tra xem mình có đang vô tình gây lãng phí điện từ những thói quen hàng ngày hay không và sửa sai ngay từ bây giờ.
Thói quen bật điều hòa ở nhiệt độ thấp
Khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên, điều hòa cũng sẽ phải hoạt động với công suất cao hơn để làm lạnh cho không gian trong nhà và gây hao điện nhanh chóng. Chẳng hạn, nếu nhiệt độ ngoài phòng ở mức 40 độ C thì bạn nên bật điều hòa ở mức thấp hơn từ 10-12 độ. Như vậy sẽ vừa đủ làm mát phòng và không quá tốn điện. Trong khi đó, nếu bạn đặt mức nhiệt dưới 25 độ C thì xác định sẽ cực hao điện bởi máy sẽ phải hoạt động hết công suất. Còn nếu nhiệt độ bên ngoài ở mức từ 30-35 độ C, bạn chỉ cần bật điều hòa ở mức từ 25-28 độ C là đủ mát.
Thay vì bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, bạn có thể sử dụng kết hợp quạt và điều hòa để khuếch tán hơi mát dễ dàng hơn, từ đó hạ nhiệt cho phòng nhanh hơn.
Để nguyên phích cắm trong ổ khi không sử dụng thiết bị điện
Có rất nhiều thiết bị dù không sử dụng nhưng vẫn “âm thầm” ngốn điện nếu bạn không rút phích cắm ra khỏi ổ. Chẳng hạn như tivi, bộ sạc laptop hay sạc điện thoại, các thiết bị có màn hình hiển thị giờ (như máy giặt, lò nướng, bếp từ, nồi cơm điện,...). Riêng với các củ sạc, dù điện năng tiêu thụ của nó chỉ khoảng 1,2W nhưng thực tế, gia đình nào cũng sử dụng nhiều hơn 1 thiết bị sạc cho các sản phẩm điện tử của mình. Từ điện thoại, tablet, laptop cho đến tai nghe bluetooth, quạt sạc. Khi cộng lượng điện tiêu thụ và nhân cho cả tháng thì số tiền phải trả cũng dễ khiến bạn phải ngỡ ngàng.
Dùng bóng đèn sợi đốt
Đèn sợi đốt không chỉ chuyển hóa 10% điện năng tiêu thụ thành ánh sáng, 90% năng lượng còn lại sẽ chuyển hóa thành nhiệt. Như vậy, loại đèn này không chỉ gây hao điện mà còn góp phần làm tăng nhiệt độ trong phòng.
Do đó thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt, bạn có thể chuyển sang dùng các loại bóng đèn tiết kiệm điện như bóng halogen, huỳnh quang compact (CFL), đèn tuýp LED.
Không kiểm tra việc tắt đèn, tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà
Những câu chuyện về quê dài ngày nhưng quên tắt điều hòa hẳn đã không còn xa lạ trên mạng xã hội. Như năm ngoái, một nam sinh viên đã tá hỏa phát hiện quên tắt điều hòa ở phòng trọ suốt một tháng trời về quê. Dưới bài đăng của anh chàng, nhiều cư dân mạng cũng bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ từng rơi vào tình cảnh đãng trí tương tự khi quên tắt quạt hay bóng đèn.
Để ngăn ngừa tình trạng này, lời khuyên cho bạn là hãy chuyển sang sử dụng các loại ổ cắm thông minh có thể tự hẹn giờ, dễ dàng bật/tắt các thiết bị điện qua app, hoặc chuyển sang sử dụng các loại đèn cảm ứng chuyển động tự bật/tắt khi có người.
Giặt quần áo bằng nước nóng
Việc giặt đồ bằng nước nóng mang lại nhiều ưu điểm như giúp hòa tan bột giặt nhanh hơn, giúp đánh bật các vết bẩn trên quần áo dễ dàng hơn và góp phần loại bỏ vi khuẩn.
Tuy nhiên, máy giặt tiêu chuẩn thường sử dụng tối thiểu khoảng 67 lít nước cho mỗi lần giặt (đối với máy có khối lượng giặt 5kg). Như vậy nếu thường xuyên giặt quần áo bằng nước nóng, bạn sẽ phải mất thêm một khoản tiền mỗi tháng để làm nóng số nước này. Ngoài ra, không phải loại vải nào cũng phù hợp để làm sạch bằng nước nóng.