Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Gia đình Việt tự lái ôtô hơn 10.000 km xuyên Đông Dương
Gia đình chị Hà đã có một mùa hè đáng nhớ khi cùng nhau đi xuyên Việt Nam - Lào - Campuchia trong 45 ngày, với hơn 10.000 km.
Gia đình chị Thu Hà và anh Khuất Hiệu (TP HCM) vừa thực hiện hành trình tự lái ôtô xuyên ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong 45 ngày, từ 6/6. Hai vợ chồng có hai con, lần lượt 8 và 3 tuổi.
Chuyến đi được thực hiện từ ý tưởng của anh Hiệu. Tự nhận mình là người thích lái ôtô, từ nhỏ anh Hiệu đã mê các thể loại game tốc độ nên việc ở cạnh vô lăng một ngày mấy tiếng với anh là niềm vui chứ không phải áp lực. Ngoài ra, tự lái xe giúp gia đình tới những điểm vắng vẻ, có nhiểu cảnh đẹp thiên nhiên, chứ không đến những nơi đông đúc mà tour tuyến hay ghé vào.
Ban đầu, gia đình chỉ định đi xuyên Việt ra miền Bắc để thăm bố mẹ chị Hà và khám phá vùng Tây Bắc, song khi vẽ lộ trình lên bản đồ thì họ không muốn lặp lại cung đường chiều về, nên quyết định đi vòng qua Lào, Campuchia để hành trình thú vị hơn.
Hành trình của gia đình chị Hà.
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 710.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hành trình của gia đình chị Hà.
Khi lên kế hoạch, chị Hà ước tính phải đi khoảng 7.000 km nên khá ngán ngẩm, song vì là mơ ước ấp ủ từ lâu của chồng nên đồng ý lên đường. "Một khi anh đã muốn thì sẽ tìm cách thực hiện bằng được, nên mình quyết định trở thành bạn đồng hành của anh trên hành trình này. Chúng mình sắp xếp công việc, ngay khi các con bắt đầu nghỉ hè là lên đường, không trì hoãn gì nữa vì đã 2 năm cả nhà không được đi chơi xa cùng nhau vì dịch Covid-19", chị Hà chia sẻ.
Cả hai vợ chồng đều làm việc tự do nên có thể chủ động bỏ bớt một số việc để dành thời gian cho chuyến đi, việc đang làm sẽ sắp xếp từ xa. "Phải đánh đổi một số việc quan trọng vì không thể giải quyết trực tiếp, chứ không hẳn mọi chuyện đều suôn sẻ", chị Hà nói.
Hành trình vừa theo kế hoạch, vừa ngẫu hứng tuỳ theo tâm trạng và sức khoẻ của cả nhà. Gia đình chia chuyến đi thành 5 chặng:
Chặng 1 (9 ngày): TP HCM - Đăk Lăk - Kon Tum - Hội An - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình - Hà Nội
Chặng 2 (11 ngày): Hạ Long - Bắc Ninh - Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội
Chặng 3 (7 ngày): Hà Nội - Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội
Chặng 4 (4 ngày): Bắc Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Ninh Bình
Chặng 5 (14 ngày): Hà Nội – Lào (Luang Phrabang/ Vientiane/ Kaysone/ Kakse) - Thái Lan (Mukdahan) - Campuchia (Siem Riep/Phnom Penh) - Châu Đốc - Rạch Giá - Cà Mau - TP HCM
Trước tiên là đi dọc chiều dài đất nước từ Nam ra Bắc, gia đình cảm nhận sự thay đổi về cảnh vật, khí hậu, kiến trúc, con người và thấy "thiên nhiên và văn hóa Việt Nam thật phong phú đa dạng biết bao". Từ TP HCM, họ đến Tây Nguyên có đất đỏ màu mỡ, nắng vàng như mật. Mới sáng sớm còn trùm chăn trên đỉnh Măng Đen, tới trưa cả gia đình đã tới cửa biển miền Trung nắng cháy, ngược lên Bắc Trung Bộ với những rặng núi đá vôi hùng vĩ như cảnh phim. Ra Bắc, họ thăm nền văn hóa ngàn năm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trải nghiệm du thuyền tại vịnh Hạ Long và khám phá vùng núi Tây Bắc.
"Nếu những ngày đầu, chỉ cần thấy một ngọn núi thấp, nhấp nhô lên giữa đồng bằng thôi là cả nhà đã trầm trồ thì khi lên tới Tây Bắc, chúng mình thật sự mãn nhãn với những dãy núi cao vút, vách đá dựng đứng". Họ cũng có dịp so sánh sự khác nhau giữa kiến trúc giữa các vùng miền, nhà của người Tây Bắc khác nhà của người Tây Nguyên ra sao, hay thăm các kinh thành cổ để biết vua chúa ngày xưa đã ở những nơi thế nào.
Cả gia đình dừng chân trên chặng đường tại Lào. Ảnh: NVCC
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 710.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Cả gia đình dừng chân trên chặng đường tại Lào. Ảnh: NVCC
Chị Hà cho biết, cảnh vật không khác biệt khi gia đình di chuyển sang Lào và Campuchia. Tuy nhiên, ở hai nước này đường xá vắng vẻ, ít xe cộ hơn Việt Nam. Để tới đây, ngoài chuẩn bị các giấy tờ tuỳ thân như hộ chiếu, còn bắt buộc có giấy phép lái xe liên vận Việt Nam - Lào - Campuchia và người lái xe cần có bằng lái quốc tế.
Đặt chân tới Lào, cả nhà bất ngờ vì thời tiết rất mát mẻ. "Đang từ miền Trung Việt Nam nắng gắt mà sang tới Lào cảm giác như ở Đà Lạt", Hà cho hay. Nhiều người ở nhà bảo với hai vợ chồng là ở Lào buồn do ít dân, chỉ toàn rừng núi, song như vậy mới là "gu" của vợ chồng anh. Là một người thích lái xe, anh Hiệu còn thích những cung đường "không giới hạn tốc độ" ở Lào, và đất nước này có nhiều xe bán tải do địa hình chủ yếu đồi núi.
Campuchia, nơi hai vợ chồng đã đi cách đây hơn 10 năm, lần trở lại, họ ấn tượng với tốc độ phát triển nhanh chóng, khâm phục cách làm du lịch và bảo tồn di sản của đất nước này khi tới Siem Riep, khám phá nền văn minh Angkor.
Suốt 45 ngày rong ruổi mọi nẻo đường, gia đình đi hết 10.987 km, được họ ước tính là tương đương 1/4 chu vi trái đất, tổng cộng 200 tiếng chạy xe. Với chừng đó thời gian, họ đã cùng nhau trải qua nhiều trải nghiệm, vui có, buồn có.
Gia đình đã vỡ oà khi lên tới đỉnh Mã Pì Lèng, sửng sốt trước vẻ đẹp của thác Bản Giốc, suối Lê Nin (Cao Bằng), tự hào khi đặt chân lên đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương, check-in cực Bắc và cực Nam của Tổ quốc, song cũng không tránh khỏi cảm giác xót xa khi chứng kiến 21.000 ha rừng U Minh Thượng nay chỉ còn là đầm lầy và cỏ dại.
Tuy nhiên, kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi đi từ Xam Neua về Luang Phrabang, Lào. Theo dự tính, họ xuất phát từ 7h sáng, thì đến 19h sẽ đến Luang Phrabang. Tuy nhiên, đi được nửa đường thì xe bị nổ lốp. Tuy có lốp xe dự phòng và anh Hiệu biết vài kỹ năng cơ bản để khắc phục sự cố, song đường đất đá, sình lầy và dốc núi trùng điệp khiến họ không thể quên cảm giác như "nín thở" khi 23h vẫn phiêu du trên "sống lưng khủng long", bốn bề chỉ có mây và núi, chỉ chạy được với vận tốc tối đa 15 km/h, trong khi còn những 100 km mới tới được thành phố. Dù hôm đó là đêm trăng rằm sáng trưng, mây bay lững lờ, có lúc xe chìm cả vào mây, song hai vợ chồng "không còn tâm trạng để ngắm cảnh". Họ vẫn không thể quên được cảm giác như vỡ oà hạnh phúc khi thấy đường nhựa xuất hiện ở chân núi.
Một kỷ niệm khác là gia đình di chuyển đến các tỉnh Tây Bắc đúng mùa mưa. Khi từ Lai Châu đến Điện Biên, cả nhà lo lắng vì gặp đoạn đường sạt lở, xe không thể vượt qua. Lúc đó đã 19h. Không còn cách nào khác, gia đình chị Hà phải dừng xe, chờ đội cứu hộ tới khắc phục. Cả nhà ngồi chờ gần 4 tiếng giữa trời mưa tầm tã, bên ngoài trời tối om. Rất may đoàn cứu hộ đến kịp nên gia đình chị vẫn có thể tới Điện Biên trong đêm, song cũng là "một trải nghiệm khó quên trong hành trình".
Cũng có những lúc, hành trình tưởng chừng phải kết thúc sớm như khi giấy tờ xe gặp trục trặc. Họ xin giấy phép liên vận đưa xe qua Lào - Campuchia ở TP HCM từ sớm, được cấp 60 ngày, song lỡ ở lại miền Bắc quá lâu nên khi tới Lào giấy phép đã gần hết hạn. Họ đã tham khảo các nguồn cho rằng có thể gia hạn được ở nước bạn nên vẫn tiếp tục lộ trình theo kế hoạch, dự định gia hạn ở Vientiane, song khi tới đây thì không cơ quan nào tiếp nhận trường hợp của họ, buộc lòng phải quay lại Việt Nam trước khi giấy phép hết hạn.
Khi ấy, tưởng chừng về Việt Nam là sẽ về luôn nhưng cả nhà tự động viên nhau, đón nhận mọi điều xảy ra với tinh thần tích cực nhất để hoàn thành kế hoạch đặt ra ban đầu. Rất may, thủ tục ở Hà Tĩnh thuận lợi và nhanh chóng và gia đình quay lại Lào tiếp tục hành trình. "Cũng thú vị, gia đình có thêm trải nghiệm một ngày ở 3 nước: ăn sáng ở Hà Tĩnh, ăn trưa ở Lào (Kaysone), ăn tối ở Thái Lan (Mukdahan)", chị Hà chia sẻ.
Một điều mà nhiều người thắc mắc là trẻ em đi cùng khó khăn gì không, ngoài ra các con liệu có còn nhỏ để cảm nhận được hết, hay bị mệt nếu đi đường dài... và chị Hà công nhận là có nhiều khó khăn. "Các bé thường mưa nắng thất thường, không phải lúc nào cũng hợp tác, tuy nhiên vợ chồng mình chấp nhận và coi như một phần của việc du lịch". Thông qua chuyến đi, Hà hy vọng sẽ truyền được cho các con phần nào niềm yêu thích thiên nhiên, khám phá những vùng đất mới. Hành trình sẽ phụ thuộc vào tâm trạng và sức khoẻ của các con. "Tuy vậy, mình luôn cố gắng giải thích với các con: Chúng ta có thể đi nhanh hoặc chậm, nhưng không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng".
Đây là lần đầu gia đình tự lái xe khám phá xuyên biên giới bằng ôtô. Họ cảm thấy hạnh phúc vì đã đạt mục tiêu hoàn thành cung đường vòng quanh ba nước Đông Dương một cách an toàn. Khép lại chuyến đi, gia đình nhận ra rằng "chỉ cần đủ muốn thì sẽ làm được". Trong tương lai, mơ ước của họ là thực hiện được một chuyến tự lái ôtô vòng quanh nước Mỹ.
Gia đình chị Hà đã có một mùa hè đáng nhớ khi cùng nhau đi xuyên Việt Nam - Lào - Campuchia trong 45 ngày, với hơn 10.000 km.
Gia đình chị Thu Hà và anh Khuất Hiệu (TP HCM) vừa thực hiện hành trình tự lái ôtô xuyên ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong 45 ngày, từ 6/6. Hai vợ chồng có hai con, lần lượt 8 và 3 tuổi.
Chuyến đi được thực hiện từ ý tưởng của anh Hiệu. Tự nhận mình là người thích lái ôtô, từ nhỏ anh Hiệu đã mê các thể loại game tốc độ nên việc ở cạnh vô lăng một ngày mấy tiếng với anh là niềm vui chứ không phải áp lực. Ngoài ra, tự lái xe giúp gia đình tới những điểm vắng vẻ, có nhiểu cảnh đẹp thiên nhiên, chứ không đến những nơi đông đúc mà tour tuyến hay ghé vào.
Ban đầu, gia đình chỉ định đi xuyên Việt ra miền Bắc để thăm bố mẹ chị Hà và khám phá vùng Tây Bắc, song khi vẽ lộ trình lên bản đồ thì họ không muốn lặp lại cung đường chiều về, nên quyết định đi vòng qua Lào, Campuchia để hành trình thú vị hơn.
Hành trình của gia đình chị Hà.
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 710.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hành trình của gia đình chị Hà.
Khi lên kế hoạch, chị Hà ước tính phải đi khoảng 7.000 km nên khá ngán ngẩm, song vì là mơ ước ấp ủ từ lâu của chồng nên đồng ý lên đường. "Một khi anh đã muốn thì sẽ tìm cách thực hiện bằng được, nên mình quyết định trở thành bạn đồng hành của anh trên hành trình này. Chúng mình sắp xếp công việc, ngay khi các con bắt đầu nghỉ hè là lên đường, không trì hoãn gì nữa vì đã 2 năm cả nhà không được đi chơi xa cùng nhau vì dịch Covid-19", chị Hà chia sẻ.
Cả hai vợ chồng đều làm việc tự do nên có thể chủ động bỏ bớt một số việc để dành thời gian cho chuyến đi, việc đang làm sẽ sắp xếp từ xa. "Phải đánh đổi một số việc quan trọng vì không thể giải quyết trực tiếp, chứ không hẳn mọi chuyện đều suôn sẻ", chị Hà nói.
Hành trình vừa theo kế hoạch, vừa ngẫu hứng tuỳ theo tâm trạng và sức khoẻ của cả nhà. Gia đình chia chuyến đi thành 5 chặng:
Chặng 1 (9 ngày): TP HCM - Đăk Lăk - Kon Tum - Hội An - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình - Hà Nội
Chặng 2 (11 ngày): Hạ Long - Bắc Ninh - Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội
Chặng 3 (7 ngày): Hà Nội - Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội
Chặng 4 (4 ngày): Bắc Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Ninh Bình
Chặng 5 (14 ngày): Hà Nội – Lào (Luang Phrabang/ Vientiane/ Kaysone/ Kakse) - Thái Lan (Mukdahan) - Campuchia (Siem Riep/Phnom Penh) - Châu Đốc - Rạch Giá - Cà Mau - TP HCM
Trước tiên là đi dọc chiều dài đất nước từ Nam ra Bắc, gia đình cảm nhận sự thay đổi về cảnh vật, khí hậu, kiến trúc, con người và thấy "thiên nhiên và văn hóa Việt Nam thật phong phú đa dạng biết bao". Từ TP HCM, họ đến Tây Nguyên có đất đỏ màu mỡ, nắng vàng như mật. Mới sáng sớm còn trùm chăn trên đỉnh Măng Đen, tới trưa cả gia đình đã tới cửa biển miền Trung nắng cháy, ngược lên Bắc Trung Bộ với những rặng núi đá vôi hùng vĩ như cảnh phim. Ra Bắc, họ thăm nền văn hóa ngàn năm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trải nghiệm du thuyền tại vịnh Hạ Long và khám phá vùng núi Tây Bắc.
"Nếu những ngày đầu, chỉ cần thấy một ngọn núi thấp, nhấp nhô lên giữa đồng bằng thôi là cả nhà đã trầm trồ thì khi lên tới Tây Bắc, chúng mình thật sự mãn nhãn với những dãy núi cao vút, vách đá dựng đứng". Họ cũng có dịp so sánh sự khác nhau giữa kiến trúc giữa các vùng miền, nhà của người Tây Bắc khác nhà của người Tây Nguyên ra sao, hay thăm các kinh thành cổ để biết vua chúa ngày xưa đã ở những nơi thế nào.
Cả gia đình dừng chân trên chặng đường tại Lào. Ảnh: NVCC
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 710.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Cả gia đình dừng chân trên chặng đường tại Lào. Ảnh: NVCC
Chị Hà cho biết, cảnh vật không khác biệt khi gia đình di chuyển sang Lào và Campuchia. Tuy nhiên, ở hai nước này đường xá vắng vẻ, ít xe cộ hơn Việt Nam. Để tới đây, ngoài chuẩn bị các giấy tờ tuỳ thân như hộ chiếu, còn bắt buộc có giấy phép lái xe liên vận Việt Nam - Lào - Campuchia và người lái xe cần có bằng lái quốc tế.
Đặt chân tới Lào, cả nhà bất ngờ vì thời tiết rất mát mẻ. "Đang từ miền Trung Việt Nam nắng gắt mà sang tới Lào cảm giác như ở Đà Lạt", Hà cho hay. Nhiều người ở nhà bảo với hai vợ chồng là ở Lào buồn do ít dân, chỉ toàn rừng núi, song như vậy mới là "gu" của vợ chồng anh. Là một người thích lái xe, anh Hiệu còn thích những cung đường "không giới hạn tốc độ" ở Lào, và đất nước này có nhiều xe bán tải do địa hình chủ yếu đồi núi.
Campuchia, nơi hai vợ chồng đã đi cách đây hơn 10 năm, lần trở lại, họ ấn tượng với tốc độ phát triển nhanh chóng, khâm phục cách làm du lịch và bảo tồn di sản của đất nước này khi tới Siem Riep, khám phá nền văn minh Angkor.
Suốt 45 ngày rong ruổi mọi nẻo đường, gia đình đi hết 10.987 km, được họ ước tính là tương đương 1/4 chu vi trái đất, tổng cộng 200 tiếng chạy xe. Với chừng đó thời gian, họ đã cùng nhau trải qua nhiều trải nghiệm, vui có, buồn có.
Gia đình đã vỡ oà khi lên tới đỉnh Mã Pì Lèng, sửng sốt trước vẻ đẹp của thác Bản Giốc, suối Lê Nin (Cao Bằng), tự hào khi đặt chân lên đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương, check-in cực Bắc và cực Nam của Tổ quốc, song cũng không tránh khỏi cảm giác xót xa khi chứng kiến 21.000 ha rừng U Minh Thượng nay chỉ còn là đầm lầy và cỏ dại.
Tuy nhiên, kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi đi từ Xam Neua về Luang Phrabang, Lào. Theo dự tính, họ xuất phát từ 7h sáng, thì đến 19h sẽ đến Luang Phrabang. Tuy nhiên, đi được nửa đường thì xe bị nổ lốp. Tuy có lốp xe dự phòng và anh Hiệu biết vài kỹ năng cơ bản để khắc phục sự cố, song đường đất đá, sình lầy và dốc núi trùng điệp khiến họ không thể quên cảm giác như "nín thở" khi 23h vẫn phiêu du trên "sống lưng khủng long", bốn bề chỉ có mây và núi, chỉ chạy được với vận tốc tối đa 15 km/h, trong khi còn những 100 km mới tới được thành phố. Dù hôm đó là đêm trăng rằm sáng trưng, mây bay lững lờ, có lúc xe chìm cả vào mây, song hai vợ chồng "không còn tâm trạng để ngắm cảnh". Họ vẫn không thể quên được cảm giác như vỡ oà hạnh phúc khi thấy đường nhựa xuất hiện ở chân núi.
Một kỷ niệm khác là gia đình di chuyển đến các tỉnh Tây Bắc đúng mùa mưa. Khi từ Lai Châu đến Điện Biên, cả nhà lo lắng vì gặp đoạn đường sạt lở, xe không thể vượt qua. Lúc đó đã 19h. Không còn cách nào khác, gia đình chị Hà phải dừng xe, chờ đội cứu hộ tới khắc phục. Cả nhà ngồi chờ gần 4 tiếng giữa trời mưa tầm tã, bên ngoài trời tối om. Rất may đoàn cứu hộ đến kịp nên gia đình chị vẫn có thể tới Điện Biên trong đêm, song cũng là "một trải nghiệm khó quên trong hành trình".
Cũng có những lúc, hành trình tưởng chừng phải kết thúc sớm như khi giấy tờ xe gặp trục trặc. Họ xin giấy phép liên vận đưa xe qua Lào - Campuchia ở TP HCM từ sớm, được cấp 60 ngày, song lỡ ở lại miền Bắc quá lâu nên khi tới Lào giấy phép đã gần hết hạn. Họ đã tham khảo các nguồn cho rằng có thể gia hạn được ở nước bạn nên vẫn tiếp tục lộ trình theo kế hoạch, dự định gia hạn ở Vientiane, song khi tới đây thì không cơ quan nào tiếp nhận trường hợp của họ, buộc lòng phải quay lại Việt Nam trước khi giấy phép hết hạn.
Khi ấy, tưởng chừng về Việt Nam là sẽ về luôn nhưng cả nhà tự động viên nhau, đón nhận mọi điều xảy ra với tinh thần tích cực nhất để hoàn thành kế hoạch đặt ra ban đầu. Rất may, thủ tục ở Hà Tĩnh thuận lợi và nhanh chóng và gia đình quay lại Lào tiếp tục hành trình. "Cũng thú vị, gia đình có thêm trải nghiệm một ngày ở 3 nước: ăn sáng ở Hà Tĩnh, ăn trưa ở Lào (Kaysone), ăn tối ở Thái Lan (Mukdahan)", chị Hà chia sẻ.
Một điều mà nhiều người thắc mắc là trẻ em đi cùng khó khăn gì không, ngoài ra các con liệu có còn nhỏ để cảm nhận được hết, hay bị mệt nếu đi đường dài... và chị Hà công nhận là có nhiều khó khăn. "Các bé thường mưa nắng thất thường, không phải lúc nào cũng hợp tác, tuy nhiên vợ chồng mình chấp nhận và coi như một phần của việc du lịch". Thông qua chuyến đi, Hà hy vọng sẽ truyền được cho các con phần nào niềm yêu thích thiên nhiên, khám phá những vùng đất mới. Hành trình sẽ phụ thuộc vào tâm trạng và sức khoẻ của các con. "Tuy vậy, mình luôn cố gắng giải thích với các con: Chúng ta có thể đi nhanh hoặc chậm, nhưng không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng".
Đây là lần đầu gia đình tự lái xe khám phá xuyên biên giới bằng ôtô. Họ cảm thấy hạnh phúc vì đã đạt mục tiêu hoàn thành cung đường vòng quanh ba nước Đông Dương một cách an toàn. Khép lại chuyến đi, gia đình nhận ra rằng "chỉ cần đủ muốn thì sẽ làm được". Trong tương lai, mơ ước của họ là thực hiện được một chuyến tự lái ôtô vòng quanh nước Mỹ.