linh_449
Linh Linhh
Quả dừa không chỉ giải khát, làm đẹp mà vị thuốc của nó còn chữa nhiều bệnh như ốm sốt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tiêu chảy, tẩy sán lá.
Ngày 31/5, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết quả dừa có nhiều công dụng, từ giải khát đến làm thuốc chữa bệnh.
Phần cùi (cơm) dừa trắng được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn, là nguyên liệu sản xuất dầu dừa, làm đẹp.
Nước dừa chứa các chất như đường, đạm, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải tốt. Nước dừa cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên thạch dừa (nata de coco). Đôi khi, nước dừa khô được cô cạn thành chất có màu nâu đen, được gọi nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho thức ăn.
Nước cốt dừa, hay còn gọi sữa dừa, chứa khoảng 17% chất béo, được tạo ra từ cùi dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc.
Ngoài những tác dụng trên, dừa còn được ứng dụng trong y học hiện đại. Theo bác sĩ Vũ, nước dừa chứa gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magiê tương tự như dịch tế bào của người, nên nó được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền. Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối.
Nước dừa còn làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
Ở Philippines, dừa được xem là món ăn trường xuân (Nata). Nata dừa gồm có nước dừa, đường, giấm và "nước cái" (chứa vi khuẩn giúp lên men), trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem là có tác dụng ngừa ung thư.
Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương, bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non ăn bổ tâm tì, cùi già ép lấy dầu, chế mỹ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác.
Theo nghiên cứu của đông y, dừa vị ngọt, tính bình, có thể dùng chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, bị tổn thương, tiểu tiện ít, ký sinh trùng đường ruột, bị lở loét, viêm da. Ăn cùi, uống nước dừa có thể làm cho mặt mày rạng rỡ, da dẻ mịn màng.
"Có thể nói, quả dừa từ ruột đến vỏ đều là những vị thuốc đông y quý giá", bác sĩ cho hay.
Dừa xiêm mini tại cửa hàng ở TP HCM. Ảnh: Trang Lê AT
Một số bài thuốc từ dừa như sau:
Rau má 8 g, giã nát, vắt lấy nước cốt pha với một cố nước dừa non uống, chữa khàn tiếng.
Rau má 50 g giã nhỏ, vắt nước, pha với một quả nước dừa tươi uống hàng ngày, chữa kiết lỵ cấp tính.
Nước dừa hai chén, rượu nho một chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống, trị nôn mửa.
Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g, trộn đều uống, trị viêm thận phù nề.
Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng), tác dụng tẩy sán lá.
Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu có thể lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy lại, đặt lên đĩa, chưng trong 4 giờ, sau đó cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ giảm.
Nước dừa một ly, cho thêm ít đường, mấy hạt muối ăn, khuấy đều rồi uống, có tác dụng ích khí sinh tân, thích dụng với những người vừa bị xuất huyết nhiều hoặc miệng nôn trôn tháo, suy yếu, ẻo lả, mệt mỏi rã rời.
Cùi dừa nửa quả nạo thành miếng nhỏ, cho vào nấu cháo với ít gạo nếp, ngày ăn hai lần, có tác dụng, dùng cho những người bị ốm lâu ngày mới khỏi, cơ thể còn suy nhược, ăn uống kém.
Dầu dừa (là loại dầu được ép từ cùi dừa) dùng bôi ngoài da, có thể chữa trị được các bệnh ghẻ lở, bệnh nấm, bệnh nẻ. Ngày nay dùng dầu dừa ép nóng hay lạnh thích hợp trong mềm dưỡng da, bôi trơn trong xoa bóp bấm huyệt.
Vỏ quả dừa đem đập dập vỏ, sắc lấy nước dùng để rửa ngoài vết thương, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị bệnh mẩn ngứa, nấm ngoài da.
Ngày 31/5, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết quả dừa có nhiều công dụng, từ giải khát đến làm thuốc chữa bệnh.
Phần cùi (cơm) dừa trắng được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn, là nguyên liệu sản xuất dầu dừa, làm đẹp.
Nước dừa chứa các chất như đường, đạm, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải tốt. Nước dừa cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên thạch dừa (nata de coco). Đôi khi, nước dừa khô được cô cạn thành chất có màu nâu đen, được gọi nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho thức ăn.
Nước cốt dừa, hay còn gọi sữa dừa, chứa khoảng 17% chất béo, được tạo ra từ cùi dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc.
Ngoài những tác dụng trên, dừa còn được ứng dụng trong y học hiện đại. Theo bác sĩ Vũ, nước dừa chứa gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magiê tương tự như dịch tế bào của người, nên nó được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền. Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối.
Nước dừa còn làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
Ở Philippines, dừa được xem là món ăn trường xuân (Nata). Nata dừa gồm có nước dừa, đường, giấm và "nước cái" (chứa vi khuẩn giúp lên men), trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem là có tác dụng ngừa ung thư.
Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương, bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non ăn bổ tâm tì, cùi già ép lấy dầu, chế mỹ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác.
Theo nghiên cứu của đông y, dừa vị ngọt, tính bình, có thể dùng chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, bị tổn thương, tiểu tiện ít, ký sinh trùng đường ruột, bị lở loét, viêm da. Ăn cùi, uống nước dừa có thể làm cho mặt mày rạng rỡ, da dẻ mịn màng.
"Có thể nói, quả dừa từ ruột đến vỏ đều là những vị thuốc đông y quý giá", bác sĩ cho hay.
Dừa xiêm mini tại cửa hàng ở TP HCM. Ảnh: Trang Lê AT
Một số bài thuốc từ dừa như sau:
Rau má 8 g, giã nát, vắt lấy nước cốt pha với một cố nước dừa non uống, chữa khàn tiếng.
Rau má 50 g giã nhỏ, vắt nước, pha với một quả nước dừa tươi uống hàng ngày, chữa kiết lỵ cấp tính.
Nước dừa hai chén, rượu nho một chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống, trị nôn mửa.
Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g, trộn đều uống, trị viêm thận phù nề.
Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng), tác dụng tẩy sán lá.
Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu có thể lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy lại, đặt lên đĩa, chưng trong 4 giờ, sau đó cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ giảm.
Nước dừa một ly, cho thêm ít đường, mấy hạt muối ăn, khuấy đều rồi uống, có tác dụng ích khí sinh tân, thích dụng với những người vừa bị xuất huyết nhiều hoặc miệng nôn trôn tháo, suy yếu, ẻo lả, mệt mỏi rã rời.
Cùi dừa nửa quả nạo thành miếng nhỏ, cho vào nấu cháo với ít gạo nếp, ngày ăn hai lần, có tác dụng, dùng cho những người bị ốm lâu ngày mới khỏi, cơ thể còn suy nhược, ăn uống kém.
Dầu dừa (là loại dầu được ép từ cùi dừa) dùng bôi ngoài da, có thể chữa trị được các bệnh ghẻ lở, bệnh nấm, bệnh nẻ. Ngày nay dùng dầu dừa ép nóng hay lạnh thích hợp trong mềm dưỡng da, bôi trơn trong xoa bóp bấm huyệt.
Vỏ quả dừa đem đập dập vỏ, sắc lấy nước dùng để rửa ngoài vết thương, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thích hợp với người bị bệnh mẩn ngứa, nấm ngoài da.