LAM SPS BC
Well-known member
Giảng viên đổ về các tỉnh làm thanh tra thi tốt nghiệp THPT
Giảng viên các trường đại học đồng loạt lên đường về địa phương để làm công tác thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Sáng sớm 26/6, 55 cán bộ, giảng viên của trường Đại học Luật TP HCM tập trung tại cơ sở chính của trường ở quận 4 để di chuyển đến tỉnh Khánh Hòa. Họ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ ngày 27/6 đến 30/6.
Nhà trường đã lập một tổ đi tiền trạm, khảo sát địa điểm ăn ở cho các giảng viên, bố trí 4 xe ôtô để đưa đón, di chuyển. Các giảng viên làm nhiệm vụ thi đều đã được đại diện của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn.
TS Lê Trường Sơn, Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường, xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Ngoài những nhân sự chính thức, trường còn lên danh sách dự phòng 18 người khác để ứng phó nếu xảy ra các tình huống phát sinh, bất khả kháng.
Xem toàn màn hình
Các giảng viên trường Đại học Luật T HCM chuẩn bị túi tài liệu cho từng người trong đoàn công tác. Ảnh: ULAW
Cùng làm nhiệm vụ thi tại tỉnh Khánh Hòa còn có đoàn giảng viên gồm 40 người của trường Đại học Ngân hàng TP HCM, cũng xuất phát sáng nay. Đoàn sẽ làm nhiệm vụ tại TP Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.
PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng, động viên các thầy cô thích nghi với điều kiện thực tế tại địa phương để hoàn thành nhiệm vụ một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp.
Đoàn thanh tra thi của trường Đại học Ngân hàng TP HCM đi về tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: HUB
Trong khi đó, đoàn thanh tra, kiểm tra coi thi của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM di chuyển về An Giang. Theo phân công, 68 cán bộ, giảng viên sẽ làm việc tại 26 điểm thi. Các thầy cô mang theo hành lý, tài liệu, túi thuốc và các tư trang cần thiết cho đoàn.
"Nơi ở cho cán bộ, giảng viên do nhà trường phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang chuẩn bị chu đáo, tươm tất để các thầy cô tập trung hoàn thành nhiệm vụ", Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông nhà trường, cho biết.
Tương tự, 34 cán bộ, giảng viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng đổ về làm nhiệm vụ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; hơn 100 cán bộ, giảng viên trường Đại học Công nghệ TP HCM(HUTECH) và trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) lên đường làm nhiệm vụ tại tỉnh Đồng Tháp vào sáng 26/6.
Các trường đại học cho biết, tất cả giảng viên, cán bộ làm nhiệm vụ thi tốt nghiệp THPT đều đã trải qua quá trình tập huấn, quán triệt các quy định một cách nghiêm túc.
Giảng viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM chuẩn bị di chuyển, sáng 26/6. Ảnh: HUFI Media
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động gần 8.000 cán bộ, viên chức ở các trường đại học để kiểm tra công tác coi thi tại 63 địa phương, tăng gần 1.000 so với năm 2022.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào ngày 28-29/6 với hơn một triệu thí sinh. Thí sinh phải làm ba bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).
Giảng viên các trường đại học đồng loạt lên đường về địa phương để làm công tác thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Sáng sớm 26/6, 55 cán bộ, giảng viên của trường Đại học Luật TP HCM tập trung tại cơ sở chính của trường ở quận 4 để di chuyển đến tỉnh Khánh Hòa. Họ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ ngày 27/6 đến 30/6.
Nhà trường đã lập một tổ đi tiền trạm, khảo sát địa điểm ăn ở cho các giảng viên, bố trí 4 xe ôtô để đưa đón, di chuyển. Các giảng viên làm nhiệm vụ thi đều đã được đại diện của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn.
TS Lê Trường Sơn, Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường, xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Ngoài những nhân sự chính thức, trường còn lên danh sách dự phòng 18 người khác để ứng phó nếu xảy ra các tình huống phát sinh, bất khả kháng.
Các giảng viên trường Đại học Luật T HCM chuẩn bị túi tài liệu cho từng người trong đoàn công tác. Ảnh: ULAW
Cùng làm nhiệm vụ thi tại tỉnh Khánh Hòa còn có đoàn giảng viên gồm 40 người của trường Đại học Ngân hàng TP HCM, cũng xuất phát sáng nay. Đoàn sẽ làm nhiệm vụ tại TP Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.
PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng, động viên các thầy cô thích nghi với điều kiện thực tế tại địa phương để hoàn thành nhiệm vụ một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp.
Đoàn thanh tra thi của trường Đại học Ngân hàng TP HCM đi về tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: HUB
Trong khi đó, đoàn thanh tra, kiểm tra coi thi của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM di chuyển về An Giang. Theo phân công, 68 cán bộ, giảng viên sẽ làm việc tại 26 điểm thi. Các thầy cô mang theo hành lý, tài liệu, túi thuốc và các tư trang cần thiết cho đoàn.
"Nơi ở cho cán bộ, giảng viên do nhà trường phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang chuẩn bị chu đáo, tươm tất để các thầy cô tập trung hoàn thành nhiệm vụ", Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông nhà trường, cho biết.
Tương tự, 34 cán bộ, giảng viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng đổ về làm nhiệm vụ ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; hơn 100 cán bộ, giảng viên trường Đại học Công nghệ TP HCM(HUTECH) và trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF) lên đường làm nhiệm vụ tại tỉnh Đồng Tháp vào sáng 26/6.
Các trường đại học cho biết, tất cả giảng viên, cán bộ làm nhiệm vụ thi tốt nghiệp THPT đều đã trải qua quá trình tập huấn, quán triệt các quy định một cách nghiêm túc.
Giảng viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM chuẩn bị di chuyển, sáng 26/6. Ảnh: HUFI Media
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động gần 8.000 cán bộ, viên chức ở các trường đại học để kiểm tra công tác coi thi tại 63 địa phương, tăng gần 1.000 so với năm 2022.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào ngày 28-29/6 với hơn một triệu thí sinh. Thí sinh phải làm ba bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên).