Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, bút danh khác là Việt Sinh, Thiện Sỹ.
Thạch Lam là thành viên quan trọng của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam sáng tác nhiều thể loại văn học khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tiểu luận, hầu như tất cả đều được đăng báo trước khi in thành sách.Tác phẩm chính:Các tập truyện ngắn- Gió đầu mùa – Đời nay, Hà Nội, 1937.- Nắng trong vườn – Đời nay, Hà Nội, 1938.- Sợi tóc – Đời nay, Hà Nội, 1942.Tiểu thuyết Ngày mới – Đời nay, Hà Nội, 1939.Tập tiểu luận Theo giòng – Đời nay, Hà Nội, 1941.Tập kí Hà Nội 36 phố phường – Đời nay, Hà Nội, 1943.
Trong văn học Việt Nam trước Cách mạng 1945, Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc. Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hằng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học [...]Về Thạch Lam và đọc truyện ngắn Thạch Lam, tôi cứ nghĩ như đó là một người tính tình nhẹ nhàng tinh tế, từng trải sự sống ở một số mặt sống, vừa sống vừa lắng nghe chung quanh cũng là lắng nghe mình phản ứng trước mọi diễn biến cả bên ngoài bên trong mình. [...] Nhưng đứng về mặt góp phần vào việc xây dựng tiếng nói và nhất là góp phần vào công cuộc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hãy còn trẻ tuổi, đứng trên chỗ đó mà bàn về Thạch Lam thì cũng dễ có sự đồng tình của tất cả. Bằng sáng tác văn học, Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra, và tươi đặm hơn.
Thạch Lam là thành viên quan trọng của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam sáng tác nhiều thể loại văn học khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tiểu luận, hầu như tất cả đều được đăng báo trước khi in thành sách.Tác phẩm chính:Các tập truyện ngắn- Gió đầu mùa – Đời nay, Hà Nội, 1937.- Nắng trong vườn – Đời nay, Hà Nội, 1938.- Sợi tóc – Đời nay, Hà Nội, 1942.Tiểu thuyết Ngày mới – Đời nay, Hà Nội, 1939.Tập tiểu luận Theo giòng – Đời nay, Hà Nội, 1941.Tập kí Hà Nội 36 phố phường – Đời nay, Hà Nội, 1943.
Trong văn học Việt Nam trước Cách mạng 1945, Thạch Lam là một trong số những nhà văn được nhiều cảm tình của người đọc. Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hằng ngày. Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học [...]Về Thạch Lam và đọc truyện ngắn Thạch Lam, tôi cứ nghĩ như đó là một người tính tình nhẹ nhàng tinh tế, từng trải sự sống ở một số mặt sống, vừa sống vừa lắng nghe chung quanh cũng là lắng nghe mình phản ứng trước mọi diễn biến cả bên ngoài bên trong mình. [...] Nhưng đứng về mặt góp phần vào việc xây dựng tiếng nói và nhất là góp phần vào công cuộc xây dựng một nền văn xuôi Việt Nam hãy còn trẻ tuổi, đứng trên chỗ đó mà bàn về Thạch Lam thì cũng dễ có sự đồng tình của tất cả. Bằng sáng tác văn học, Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra, và tươi đặm hơn.