đinhlinh11
Bé Tleoo
Gù vẹo cột sống là bệnh khá phổ biến hiện nay, có thể khỏi hoàn toàn, không biến chứng khi phát hiện và điều trị sớm.
Thông tin được PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, chia sẻ bên lề Hội nghị khoa học thường niên Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, ngày 20-21/10 tại Hà Nội. Đây là dịp các chuyên gia, bác sĩ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn.
Gù vẹo cột sống khá phổ biến, khoảng 0,5-1% trẻ em mắc bệnh. 80% trường hợp chưa tìm ra nguyên nhân. Số còn lại có thể do nhiễm trùng, chấn thương, ngồi lệch tư thế hoặc mắc các dị tật đốt sống từ khi còn trong bào thai (bẩm sinh).
Khi không chữa trị kịp thời, đặc biệt với bệnh gù vẹo cột sống khởi phát sớm (trước 10 tuổi), về lâu dài sẽ gây biến dạng nặng cột sống. Đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng khác như phổi, lồng ngực, gây ra thiểu sản lồng ngực, phế nang, suy hô hấp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Nhẹ hơn, bệnh ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, tác động đến phát triển tâm sinh lý.
"Phát hiện gù vẹo sớm, điều trị kịp thời góp phần ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng trầm trọng nêu trên", bác sĩ Sơn khuyến cáo.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức mổ thị phạm một ca bệnh về chấn thương chỉnh hình, ngày 20/10.
Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ cong vẹo cột sống không quá khó, nhất là khi trẻ biết ngồi, biết đi. Người lớn chỉ cần quan sát kỹ khi trẻ đứng, đặc biệt là khi tắm, vệ sinh cho trẻ. Có nhiều cách phát hiện trẻ cong vẹo cột sống như: Trẻ ở tư thế đứng, nhìn từ phía sau, quan sát 2 vai có cân bằng hay không. Nếu vai cao, vai thấp là bất thường. Quan sát thân người có thẳng trục hay không, có dáng chữ S, chữ C; hai bên hông, 2 tay, 2 chân (khi bước đi) có bị lệch không.
Theo bác sĩ Sơn, dù dấu hiệu nhận biết khá rõ, nhưng nhiều trẻ phát hiện bệnh muộn, có biến chứng. Thậm chí, có bệnh nhân 16 tuổi góc vẹo cột sống lên đến 120 độ, ảnh hưởng chức năng hô hấp, rối loạn thông khí phổi.
Với người trưởng thành bị cong vẹo sẽ được nắn chỉnh, hàn xương để xương vẹo không phát triển nữa. Tuy nhiên, ở trẻ, nếu hàn xương cố định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của cột sống, gây ra hội chứng phát triển lệch. Xương trẻ phát triển nhanh, vì thế việc khám, theo dõi định kỳ 6 tháng/lần rất quan trọng.
Trẻ phát hiện sớm, mức độ nhẹ, có thể điều trị bảo tồn như thay đổi tư thế ngồi, tích cực tập vận động, đu xà, chơi thể thao, mặc áo chỉnh hình, tập phục hồi chức năng.
Nặng hơn, nếu phải phẫu thuật (thường cho trẻ từ 4 tuổi trở lên), Bệnh viện Việt Đức sử dụng hệ thống nẹp tăng trưởng giúp kiểm soát bệnh không nặng lên, cải thiện cong vẹo, trẻ vẫn đạt chiều cao như bình thường.
PGS Nguyễn Mạnh Khánh, Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam, phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, PGS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam, cũng nhìn nhận ngoài chấn thương cơ xương khớp do tai nạn, các bệnh lý thoái hóa liên quan chuyển hóa như tăng acid uric tăng so với trước. Tăng acid uric sẽ gây máu lắng đọng lại trong hệ thống gân, cơ, khớp...
Khi mô hình bệnh tật thay đổi, đòi hỏi việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân cũng phải phát triển để đáp ứng. Bệnh viện Việt Đức sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng AI trong phát hiện sớm tổn thương xương khớp. Trong điều trị có sử dụng hệ thống robot, định vị, giúp phẫu thuật có độ chính xác cao.
Ngoài ra, các kỹ thuật khác như phẫu thuật ít xâm lấn, nội soi (khớp, cột sống), kết hợp xương, cố định nẹp đinh không mất nhiều thời gian. Bệnh nhân phẫu thuật cột sống không còn đường mổ lớn như trước giúp ít đau đớn, chi phí giảm, phục hồi nhanh.
Thông tin được PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, chia sẻ bên lề Hội nghị khoa học thường niên Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, ngày 20-21/10 tại Hà Nội. Đây là dịp các chuyên gia, bác sĩ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn.
Gù vẹo cột sống khá phổ biến, khoảng 0,5-1% trẻ em mắc bệnh. 80% trường hợp chưa tìm ra nguyên nhân. Số còn lại có thể do nhiễm trùng, chấn thương, ngồi lệch tư thế hoặc mắc các dị tật đốt sống từ khi còn trong bào thai (bẩm sinh).
Khi không chữa trị kịp thời, đặc biệt với bệnh gù vẹo cột sống khởi phát sớm (trước 10 tuổi), về lâu dài sẽ gây biến dạng nặng cột sống. Đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng khác như phổi, lồng ngực, gây ra thiểu sản lồng ngực, phế nang, suy hô hấp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng. Nhẹ hơn, bệnh ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, tác động đến phát triển tâm sinh lý.
"Phát hiện gù vẹo sớm, điều trị kịp thời góp phần ngăn chặn và giảm thiểu những biến chứng trầm trọng nêu trên", bác sĩ Sơn khuyến cáo.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức mổ thị phạm một ca bệnh về chấn thương chỉnh hình, ngày 20/10.
Phát hiện sớm dấu hiệu trẻ cong vẹo cột sống không quá khó, nhất là khi trẻ biết ngồi, biết đi. Người lớn chỉ cần quan sát kỹ khi trẻ đứng, đặc biệt là khi tắm, vệ sinh cho trẻ. Có nhiều cách phát hiện trẻ cong vẹo cột sống như: Trẻ ở tư thế đứng, nhìn từ phía sau, quan sát 2 vai có cân bằng hay không. Nếu vai cao, vai thấp là bất thường. Quan sát thân người có thẳng trục hay không, có dáng chữ S, chữ C; hai bên hông, 2 tay, 2 chân (khi bước đi) có bị lệch không.
Theo bác sĩ Sơn, dù dấu hiệu nhận biết khá rõ, nhưng nhiều trẻ phát hiện bệnh muộn, có biến chứng. Thậm chí, có bệnh nhân 16 tuổi góc vẹo cột sống lên đến 120 độ, ảnh hưởng chức năng hô hấp, rối loạn thông khí phổi.
Với người trưởng thành bị cong vẹo sẽ được nắn chỉnh, hàn xương để xương vẹo không phát triển nữa. Tuy nhiên, ở trẻ, nếu hàn xương cố định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của cột sống, gây ra hội chứng phát triển lệch. Xương trẻ phát triển nhanh, vì thế việc khám, theo dõi định kỳ 6 tháng/lần rất quan trọng.
Trẻ phát hiện sớm, mức độ nhẹ, có thể điều trị bảo tồn như thay đổi tư thế ngồi, tích cực tập vận động, đu xà, chơi thể thao, mặc áo chỉnh hình, tập phục hồi chức năng.
Nặng hơn, nếu phải phẫu thuật (thường cho trẻ từ 4 tuổi trở lên), Bệnh viện Việt Đức sử dụng hệ thống nẹp tăng trưởng giúp kiểm soát bệnh không nặng lên, cải thiện cong vẹo, trẻ vẫn đạt chiều cao như bình thường.
PGS Nguyễn Mạnh Khánh, Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam, phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, PGS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Chủ tịch Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam, cũng nhìn nhận ngoài chấn thương cơ xương khớp do tai nạn, các bệnh lý thoái hóa liên quan chuyển hóa như tăng acid uric tăng so với trước. Tăng acid uric sẽ gây máu lắng đọng lại trong hệ thống gân, cơ, khớp...
Khi mô hình bệnh tật thay đổi, đòi hỏi việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân cũng phải phát triển để đáp ứng. Bệnh viện Việt Đức sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, ứng dụng AI trong phát hiện sớm tổn thương xương khớp. Trong điều trị có sử dụng hệ thống robot, định vị, giúp phẫu thuật có độ chính xác cao.
Ngoài ra, các kỹ thuật khác như phẫu thuật ít xâm lấn, nội soi (khớp, cột sống), kết hợp xương, cố định nẹp đinh không mất nhiều thời gian. Bệnh nhân phẫu thuật cột sống không còn đường mổ lớn như trước giúp ít đau đớn, chi phí giảm, phục hồi nhanh.