Hà Giang giảm 30% giá khách sạn để hút khách trở lại

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Ddu lịch Hà Giang triển khai nhiều hoạt động xúc tiến du lịch sau bão lũ, giảm giá khách sạn 10-30% nhằm thu hút khách trở lại.

"Các khách sạn sẽ được giảm giá 10% đến 30% từ nay đến hết mùa cao điểm", Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Giang Lại Quốc Tĩnh cho biết hôm 14/10, tại buổi xúc tiến du lịch Hà Giang ở Hà Nội. Ông Tĩnh cho biết nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn không bị ảnh hưởng bởi bão lũ, đang trong điều kiện tốt nhất để phục vụ du khách.

Từ đầu tháng 10, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã có các chuyến famtrip tới Hà Giang để khảo sát. Địa phương cũng đã tiến hành trồng bổ sung hoa tam giác mạch ba vụ mới. Các điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiếp tục hoàn thiện sửa sang.

Con đường từ đèo Mã Pì Lèng xuống sông Nho Quế. Ảnh: Ngọc Thành
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Con đường từ đèo Mã Pì Lèng xuống sông Nho Quế. Ảnh: Ngọc Thành

Con đường từ đèo Mã Pì Lèng xuống sông Nho Quế. Ảnh: Ngọc Thành

Hiện Hà Giang hình thành ba không gian du lịch với những đặc trưng riêng gồm: Không gian phía tây với các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình với danh thắng cấp quốc gia ruộng bậc thang; Không gian phía Bắc là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn gồm Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ và Không gian du lịch tâm linh Vị Xuyên với chùa thiêng, nơi lưu giữ 3 bảo vật quốc gia và nghĩa trang nơi an nghỉ của các chiến sĩ quyết tử.

Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở miền núi phía Bắc, Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi thời tiết cực đoan và bão Yagi trong tháng 8 và 9. Hà Giang đang trải qua mùa cao điểm du lịch nhưng "trầm lắng chưa từng có" kể từ sau Covid-19. Nhiều khách hủy tour, một số cơ sở ăn uống đóng cửa tạm thời, doanh thu sụt giảm. Hiện khách du lịch đến tỉnh chủ yếu là người nước ngoài, khách nội địa vẫn e dè.

Ngành du lịch Hà Giang khẳng định không còn hạn chế nào với khách du lịch đến tỉnh, du khách được đảm bảo mọi điều kiện an toàn. Quốc lộ 2 đã thông xe được hai tuần, tàu du lịch trên sông Nho Quế đã hoạt động trở lại, giao thông ở đèo Mã Pì Lèng không còn gặp khó khăn.

"Toàn bộ các tuyến đường đã được thông, không còn nguy cơ sạt lở, mọi điều kiện về du lịch được đảm bảo an toàn", Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang, Nguyễn Hồng Hải, khẳng định.

Song song với việc đảm bảo an toàn trong di chuyển và lưu trú, Hà Giang đang thực hiện một số biện pháp kích cầu. Ngoài nâng cao chất lượng dịch vụ, Hà Giang bổ sung nhiều sản phẩm mới, khuyến mại giảm giá khách sạn.

Mùa hoa đào ở Hà Giang. Ảnh: Giang Trịnh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 425.75px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Mùa hoa đào ở Hà Giang. Ảnh: Giang Trịnh

Mùa hoa đào ở Hà Giang. Ảnh: Giang Trịnh

Hà Giang nổi tiếng là điểm đến thiên nhiên, văn hóa, thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước. Du khách đến tỉnh địa đầu đất nước có thể chọn nhiều thời điểm khác nhau trong năm như tháng 1 đến tháng 3 là mùa hoa lê, mận, đào; tháng 4-5 là mùa hoa mộc miên, đỗ quyên; tháng 6-7 với các chuyến du lịch tâm linh, thăm lại chiến trường xưa, tháng 8-9 là mùa lúa chín và tháng 10-12 là mùa hoa tam giác mạch. Ngoài ra, Hà Giang còn là điểm đến của nhiều lễ hội.

Năm 2023, Hà Giang đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu gần 7.100 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp 10% vào GDP toàn tỉnh. Tuy nhiên, trong hai tháng 8 và 9, do ảnh hưởng của mưa lũ và hoàn lưu bão Yagi, các hoạt động du lịch bị ảnh hưởng, doanh thu của một số khách sạn, nhà hàng trong tỉnh sụt giảm 80% so với cùng kỳ.
 
Bên trên