Hà Nội mất mùa cúc họa mi

TRng

Well-known member
Thủ phủ trồng hoa cúc họa mi ở Hà Nội xơ xác sau trận lũ lịch sử do bão Yagi, nhiều vườn chỉ còn lại những luống cây chết, một tháng trước khi vào vụ.

Bấm để lật ảnh sau/trước


Làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, hai tuần sau trận lũ lịch sử (ảnh trước), nhiều diện tích trồng cúc họa mi của người dân chỉ còn luống đất trơ trọi, xơ xác.
Sau bão Yagi, nước sông Hồng dâng cao vào bãi bồi, nơi chủ yếu trồng đào, quất và cúc họa mi, khiến nhiều luống hoa bị ngập.
Khoảng tháng 10-11 hằng năm, khi gió lạnh về, Hà Nội vào mùa cúc họa mi. Người dân thủ đô đổ về các làng hoa chụp ảnh. Cúc họa mi cũng được bày bán trên nhiều tuyến phố. Ảnh sau là làng Nhật Tân ở vụ cúc họa mi những năm trước. Ảnh: Ngọc Thành

Bấm để lật ảnh sau/trước


Những luống hoa cúc họa mi trồng từ tháng 5 âm lịch, còn hơn 1 tháng nữa vào vụ thu hoạch nhưng vẫn ngập trong nước, thân cây chết ngả màu đen (trước). Ảnh: Ngọc Thành

Người dân ở làng đào Nhật Tân thường trồng cúc họa mi xen kẽ dưới gốc đào, một phần để tiết kiệm diện tích đất, giữ ẩm cải thiện chất đất. Ngoài ra, đây cũng là nguồn thu nhập trong thời điểm chờ đào ra hoa.


Cây cúc họa mi khi bị ngập đã cao hơn 50 cm, chuẩn bị ra nụ. Hầu hết cúc hiện chết do ngập úng.

Nhiều vườn hoa cúc trồng trên khu đất cao, chủ vườn đầu tư, thắp điện để thúc cây, nhưng nhiều ngày ngâm nước, cây rụng hết lá, trơ lại phần gốc.
Hằng năm, những luống hoa này là nơi thu hút đông người Hà Nội lui tới chụp ảnh check in, mua hoa.

Sau khi nước rút, người dân xử lý bằng cách nhổ bỏ cây hỏng để chuẩn bị gieo trồng cho vụ hoa khác.
"Nhà tôi mất trắng cả vườn cúc hoạ mi, bây giờ phải đặt hạt giống cúc vụ đông và cúc mai cam từ Đà Lạt ra trồng để kịp vụ Tết Nguyên đán", bà Nguyễn Thị Lan, ngõ 264 đường Âu Cơ, nói.


Một nhà vườn đầu tư khung sắt, mái bạt che chắn nhưng bị bão Yagi giật tan hoang.
 
Bên trên