Nguyễn May
Well-known member
Mùa đông đã đến ở Hà Nội, hàng bánh đúc nóng của chị My nhỏ nhưng luôn tấp nập khách ra vào. Hơn 20 năm nay, đây là địa chỉ “bỏ túi” về món ăn vặt mùa đông.
Bánh đúc nóng – món ăn ấm áp của ngày đông.
Đầu tháng 11, Hà Nội bước vào đợt gió lạnh đầu mùa. Thời tiết se lạnh, nắng ít hơn và không khí trầm lắng hơn gợi nhớ một món ăn giản dị nhưng cuốn hút: bánh đúc nóng.
Nếu như bánh đúc lạc (bánh khô dạng tròn ăn nguội) là món có quanh năm thì bánh đúc nóng thường chỉ được bán vào mùa đông và xuân – khi thời tiết lạnh. Bởi đây đơn giản là món ăn nóng.
Những ngày này, danh sách những quán ăn vặt mùa đông được truyền đi trong các nhóm yêu ẩm thực. Và, điểm đến được “duyệt” nhiều chính là hàng bánh đúc cô My ở ngay góc ngoài chợ Châu Long thuộc con phố cùng tên.
Hàng bánh đúc và bánh sắn của chị My rất nhỏ, nằm ở phía ngoài chợ Châu Long – một trong những khu chợ có nhiều món ăn vặt ngon ở quận Ba Đình.
Bao nhiêu năm qua cách chế biến của chủ quán vẫn rất truyền thống.
Đó là một quán nhỏ chưa tới 15m2, chỉ kê được 2 bàn bên trong và một bàn bên ngoài, Biển hiệu không ghi địa chỉ, không ghi tên quán, số điện thoại mà chỉ đơn giản đề bánh đúc, chè sắn nóng. Ấy vậy mà trong suốt hơn 20 năm qua, từ chiều đến 7h tối, chủ quán vẫn luôn tay luôn chân.
Về cơ bản, bánh đúc nóng tại đây có nguyên liệu tương tự những nơi khác, gồm nước hầm xương, bánh đúc, thịt xay xào qua cùng mọc nhĩ, rau mùi, khách thích thì cho thêm hành khô, ớt bột. Phần bánh đúc đặt dưới cùng, bên trên là các loại nguyên liệu khác.
Để hàng bánh “trường tồn” với thời gian, giữa dòng xoáy của đủ các thể loại món ăn vặt mới, chị My luôn chọn thịt lợn tươi để đảm bảo độ ngọt, thơm cho bát bánh đúc. Đặc biệt, nước chan của chị là nước ninh xương gà. Chị ninh nước trong và rất ngọt, ăn hoàn toàn không ngấy, độ nêm nếm cũng rất vừa phải, không bị mặn át hương vị của bánh và thịt.
Bánh đúc nóng toàn nguyên liệu đơn giản, dân dã. Một bát như thế này có giá 20.000 đồng.
Bánh đúc nóng là món ăn có sự hoà quyện của bánh đúc làm từ gạo tẻ mềm dẻo, cùng với thịt ngọt bùi, mọc nhĩ giòn và rất nhiều rau mùi – loại rau thơm cũng chỉ trồng nhiều và rẻ vào mùa lạnh. Nếu ăn được cay, bạn có thể rắc thêm chút tiêu, ớt bột… thì đúng chuẩn món ăn sưởi ấm cõi lòng băng giá ngày đông.
Một điểm đặc biệt là phần bánh đúc dẻo nhưng không bị quá sền sệt, bết dính vào nhau như chúng ta thường gặp khi ăn ở vài nơi khác. Cho nên cảm giác khi ăn cũng rất dễ chịu.
Bát bánh đúc nhiều thịt, nhiều rau mùi rất đầy đặn, vừa miệng từ độ dẻo đến nêm nếm.
Ngoài bánh đúc nóng, chị My vẫn bánh bánh đúc lạc, tuy nhiên món này thường hết sớm. Đặc biệt, tại đây còn có món chè sắn – một trong những món “chè đặc sản mùa đông” ở miền Bắc.
Chè sắn nóng cũng tương tự bánh đúc nóng, chỉ bán vào mùa lạnh. Là người nấu ăn khéo, chè sắn của chị My cũng rất ngon. Sắn dẻo ngọt vừa, là sự kết hợp giữa sắn bùi, hạt ngô và dừa nạo, đúng nghĩa thơm ngon ngọt bùi.
Chè sắn nóng cũng “ngon tuyệt đỉnh”.
“Bánh chị My làm ngon lắm, thịt toàn chọn thịt nạc tươi, thơm. Nước ninh thì ngọt mà không ngấy. Bánh đúc thì không hàn the nên không bị đầy bụng đâu. Mình ăn ở đây từ hồi còn trẻ, giờ tới lượt con gái mình cũng thích. Chiều chiều đi học về hai mẹ con thường ghé ăn, hôm thì bánh đúc, hôm thì chè sắn”, chị Minh Nguyệt, nhà ở phố Phó Đức Chính cho biết.
Khách đến ăn chỉ ngồi với những chiếc ghế nhựa, bàn kê đồ ăn cũng vậy nhưng ai nấy đều hài lòng.
Là người buôn bán rất truyền thống, hàng bánh đúc ở phố Châu Long không đăng ký kinh doanh qua các nền tảng mạng xã hội. Trời lạnh này, người nhớ, người thích thì sẽ đến ăn. Nếu không, có thể gọi điện thoại và tự đặt ship đến lấy. Đây là hình thức “mở rộng kinh doanh” nhất mà bà chủ làm trong những năm gần đây.
Mùa đông năm nay chỉ mới bắt đầu, trong những buổi chiều dạo phố, bạn có thể ghé vào đây thưởng thức món ăn vặt truyền thống này nhé. Ngoài ra, tại Hà Nội cũng có một số nơi bán bánh đúc ngon, cũng không biển hiểu, tiệm nhỏ, như ở phố Hàng Bè, Lê Ngọc Hân, khu tập thể Trung Tự hoặc khu chợ Nghĩa Tân.
Bánh đúc nóng – món ăn ấm áp của ngày đông.
Đầu tháng 11, Hà Nội bước vào đợt gió lạnh đầu mùa. Thời tiết se lạnh, nắng ít hơn và không khí trầm lắng hơn gợi nhớ một món ăn giản dị nhưng cuốn hút: bánh đúc nóng.
Nếu như bánh đúc lạc (bánh khô dạng tròn ăn nguội) là món có quanh năm thì bánh đúc nóng thường chỉ được bán vào mùa đông và xuân – khi thời tiết lạnh. Bởi đây đơn giản là món ăn nóng.
Những ngày này, danh sách những quán ăn vặt mùa đông được truyền đi trong các nhóm yêu ẩm thực. Và, điểm đến được “duyệt” nhiều chính là hàng bánh đúc cô My ở ngay góc ngoài chợ Châu Long thuộc con phố cùng tên.
Hàng bánh đúc và bánh sắn của chị My rất nhỏ, nằm ở phía ngoài chợ Châu Long – một trong những khu chợ có nhiều món ăn vặt ngon ở quận Ba Đình.
Bao nhiêu năm qua cách chế biến của chủ quán vẫn rất truyền thống.
Đó là một quán nhỏ chưa tới 15m2, chỉ kê được 2 bàn bên trong và một bàn bên ngoài, Biển hiệu không ghi địa chỉ, không ghi tên quán, số điện thoại mà chỉ đơn giản đề bánh đúc, chè sắn nóng. Ấy vậy mà trong suốt hơn 20 năm qua, từ chiều đến 7h tối, chủ quán vẫn luôn tay luôn chân.
Về cơ bản, bánh đúc nóng tại đây có nguyên liệu tương tự những nơi khác, gồm nước hầm xương, bánh đúc, thịt xay xào qua cùng mọc nhĩ, rau mùi, khách thích thì cho thêm hành khô, ớt bột. Phần bánh đúc đặt dưới cùng, bên trên là các loại nguyên liệu khác.
Để hàng bánh “trường tồn” với thời gian, giữa dòng xoáy của đủ các thể loại món ăn vặt mới, chị My luôn chọn thịt lợn tươi để đảm bảo độ ngọt, thơm cho bát bánh đúc. Đặc biệt, nước chan của chị là nước ninh xương gà. Chị ninh nước trong và rất ngọt, ăn hoàn toàn không ngấy, độ nêm nếm cũng rất vừa phải, không bị mặn át hương vị của bánh và thịt.
Bánh đúc nóng toàn nguyên liệu đơn giản, dân dã. Một bát như thế này có giá 20.000 đồng.
Bánh đúc nóng là món ăn có sự hoà quyện của bánh đúc làm từ gạo tẻ mềm dẻo, cùng với thịt ngọt bùi, mọc nhĩ giòn và rất nhiều rau mùi – loại rau thơm cũng chỉ trồng nhiều và rẻ vào mùa lạnh. Nếu ăn được cay, bạn có thể rắc thêm chút tiêu, ớt bột… thì đúng chuẩn món ăn sưởi ấm cõi lòng băng giá ngày đông.
Một điểm đặc biệt là phần bánh đúc dẻo nhưng không bị quá sền sệt, bết dính vào nhau như chúng ta thường gặp khi ăn ở vài nơi khác. Cho nên cảm giác khi ăn cũng rất dễ chịu.
Bát bánh đúc nhiều thịt, nhiều rau mùi rất đầy đặn, vừa miệng từ độ dẻo đến nêm nếm.
Ngoài bánh đúc nóng, chị My vẫn bánh bánh đúc lạc, tuy nhiên món này thường hết sớm. Đặc biệt, tại đây còn có món chè sắn – một trong những món “chè đặc sản mùa đông” ở miền Bắc.
Chè sắn nóng cũng tương tự bánh đúc nóng, chỉ bán vào mùa lạnh. Là người nấu ăn khéo, chè sắn của chị My cũng rất ngon. Sắn dẻo ngọt vừa, là sự kết hợp giữa sắn bùi, hạt ngô và dừa nạo, đúng nghĩa thơm ngon ngọt bùi.
Chè sắn nóng cũng “ngon tuyệt đỉnh”.
“Bánh chị My làm ngon lắm, thịt toàn chọn thịt nạc tươi, thơm. Nước ninh thì ngọt mà không ngấy. Bánh đúc thì không hàn the nên không bị đầy bụng đâu. Mình ăn ở đây từ hồi còn trẻ, giờ tới lượt con gái mình cũng thích. Chiều chiều đi học về hai mẹ con thường ghé ăn, hôm thì bánh đúc, hôm thì chè sắn”, chị Minh Nguyệt, nhà ở phố Phó Đức Chính cho biết.
Khách đến ăn chỉ ngồi với những chiếc ghế nhựa, bàn kê đồ ăn cũng vậy nhưng ai nấy đều hài lòng.
Là người buôn bán rất truyền thống, hàng bánh đúc ở phố Châu Long không đăng ký kinh doanh qua các nền tảng mạng xã hội. Trời lạnh này, người nhớ, người thích thì sẽ đến ăn. Nếu không, có thể gọi điện thoại và tự đặt ship đến lấy. Đây là hình thức “mở rộng kinh doanh” nhất mà bà chủ làm trong những năm gần đây.
Mùa đông năm nay chỉ mới bắt đầu, trong những buổi chiều dạo phố, bạn có thể ghé vào đây thưởng thức món ăn vặt truyền thống này nhé. Ngoài ra, tại Hà Nội cũng có một số nơi bán bánh đúc ngon, cũng không biển hiểu, tiệm nhỏ, như ở phố Hàng Bè, Lê Ngọc Hân, khu tập thể Trung Tự hoặc khu chợ Nghĩa Tân.