LAM SPS BC
Well-known member
Hai lý do khiến du học sinh thích ở lại Hà Lan sau tốt nghiệp
Cơ hội việc làm phong phú, cùng khả năng cân bằng công việc và cuộc sống, khiến nhiều du học sinh ở lại Hà Lan sau tốt nghiệp.
Nuffic, tổ chức quốc tế hóa giáo dục của Hà Lan, hôm 5/12 công bố kết quả khảo sát hơn 680 cựu du học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ở lại hay về nước.
Kết quả cho thấy, 82% du học sinh cho rằng cơ hội nghề nghiệp phong phú là lý do chính khiến họ ở lại Hà Lan. Ngoài ra, khả năng cân bằng công việc-cuộc sống được 77% người lựa chọn.
"Cân bằng cuộc sống-công việc là việc mọi người ở Hà Lan cố gắng xong việc trước 6 giờ tối. Điều này trái ngược với 9 giờ tối ở các nước khác, nếu như vậy thì bạn không còn thời gian cho việc gì cả", một cựu du học sinh chia sẻ. Một số người tham gia khảo sát còn cho biết thích văn hóa làm việc ở Hà Lan bởi sự minh bạch, ít phân cấp và cởi mở.
Xem toàn màn hình
Khuôn viên trường Triết học thuộc Đại học Erasmus Rotterdam, Hà Lan. Ảnh: Erasmus School of Philosophy
Tính đến tháng 5, hơn 122.000 du học sinh theo học tại Hà Lan, tăng 7% so với năm trước và chiếm 15% tổng số sinh viên tại nước này. Kinh tế và Kỹ thuật là hai ngành học được ưa chuộng, với hơn 55.000 du học sinh. Về quốc tịch, sinh viên Đức, Italy và Romania đông nhất.
Nuffic cho biết 46% du học sinh vẫn ở lại Hà Lan một năm sau tốt nghiệp, với mức lương trung bình là 32.500 euro (35.000 USD) mỗi năm. Sau 5 năm, tỷ lệ còn 24%, lương trung bình là 46.000 euro. Các mức này gần tương tự thu nhập trung bình của người Hà Lan.
Với những người quyết định về nước, 51% số được khảo sát cho biết lý do chính là không tìm được việc làm phù hợp, 37% cho rằng nguyên nhân là rào cản về tài chính và nhà ở.
Theo Elli Thravalou, nhà nghiên cứu của Nuffic, nhiều sinh viên quốc tế đánh giá thấp vai trò của tiếng Hà Lan khi đi xin việc.
"Nếu bạn thực sự muốn làm việc cho các công ty Hà Lan, việc biết tiếng Hà Lan sẽ giúp bạn dễ có việc hơn rất nhiều, bởi rất nhiều vị trí đặt ra yêu cầu này với ứng viên", Elli cho biết.
Hà Lan hiện có 6 đại học nằm trong top 100 thế giới, theo bảng xếp hạng Time Higher Education. Các đại học hàng đầu có hơn 40 chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Học phí bậc cử nhân với sinh viên quốc tế ở Hà Lan dao động 6.000-15.000 euro (6.500-16.000 USD), bằng 1/2 so với Anh, Mỹ.
Năm học 2022-2023, Việt Nam có khoảng 1.300 du học sinh tại Hà Lan, tăng gần 100 người so với năm trước. Về ngành học, Kinh tế và Kỹ thuật là ngành được du học sinh Việt ưa chuộng, với tỷ lệ 56% và 16% tổng số người theo học.
Cơ hội việc làm phong phú, cùng khả năng cân bằng công việc và cuộc sống, khiến nhiều du học sinh ở lại Hà Lan sau tốt nghiệp.
Nuffic, tổ chức quốc tế hóa giáo dục của Hà Lan, hôm 5/12 công bố kết quả khảo sát hơn 680 cựu du học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ở lại hay về nước.
Kết quả cho thấy, 82% du học sinh cho rằng cơ hội nghề nghiệp phong phú là lý do chính khiến họ ở lại Hà Lan. Ngoài ra, khả năng cân bằng công việc-cuộc sống được 77% người lựa chọn.
"Cân bằng cuộc sống-công việc là việc mọi người ở Hà Lan cố gắng xong việc trước 6 giờ tối. Điều này trái ngược với 9 giờ tối ở các nước khác, nếu như vậy thì bạn không còn thời gian cho việc gì cả", một cựu du học sinh chia sẻ. Một số người tham gia khảo sát còn cho biết thích văn hóa làm việc ở Hà Lan bởi sự minh bạch, ít phân cấp và cởi mở.
Khuôn viên trường Triết học thuộc Đại học Erasmus Rotterdam, Hà Lan. Ảnh: Erasmus School of Philosophy
Tính đến tháng 5, hơn 122.000 du học sinh theo học tại Hà Lan, tăng 7% so với năm trước và chiếm 15% tổng số sinh viên tại nước này. Kinh tế và Kỹ thuật là hai ngành học được ưa chuộng, với hơn 55.000 du học sinh. Về quốc tịch, sinh viên Đức, Italy và Romania đông nhất.
Nuffic cho biết 46% du học sinh vẫn ở lại Hà Lan một năm sau tốt nghiệp, với mức lương trung bình là 32.500 euro (35.000 USD) mỗi năm. Sau 5 năm, tỷ lệ còn 24%, lương trung bình là 46.000 euro. Các mức này gần tương tự thu nhập trung bình của người Hà Lan.
Với những người quyết định về nước, 51% số được khảo sát cho biết lý do chính là không tìm được việc làm phù hợp, 37% cho rằng nguyên nhân là rào cản về tài chính và nhà ở.
Theo Elli Thravalou, nhà nghiên cứu của Nuffic, nhiều sinh viên quốc tế đánh giá thấp vai trò của tiếng Hà Lan khi đi xin việc.
"Nếu bạn thực sự muốn làm việc cho các công ty Hà Lan, việc biết tiếng Hà Lan sẽ giúp bạn dễ có việc hơn rất nhiều, bởi rất nhiều vị trí đặt ra yêu cầu này với ứng viên", Elli cho biết.
Hà Lan hiện có 6 đại học nằm trong top 100 thế giới, theo bảng xếp hạng Time Higher Education. Các đại học hàng đầu có hơn 40 chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh. Học phí bậc cử nhân với sinh viên quốc tế ở Hà Lan dao động 6.000-15.000 euro (6.500-16.000 USD), bằng 1/2 so với Anh, Mỹ.
Năm học 2022-2023, Việt Nam có khoảng 1.300 du học sinh tại Hà Lan, tăng gần 100 người so với năm trước. Về ngành học, Kinh tế và Kỹ thuật là ngành được du học sinh Việt ưa chuộng, với tỷ lệ 56% và 16% tổng số người theo học.