Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Istanbul nằm giữa châu Âu và châu Á, có nhiều công trình kiến trúc, lịch sử và văn hóa lâu đời.
Độc giả Trịnh Hằng, Hà Nội, chia sẻ trải nghiệm hai ngày ở Istanbul dành cho du khách yêu thích lịch sử và văn hóa.
Istanbul có lịch sử gần 2.700 năm và từng là thủ đô của bốn đế quốc hùng mạnh trong lịch sử: La Mã, Byzantine, Latin, Ottoman. Tên Istanbul được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chính thức chưa đầy một thế kỷ, nhanh chóng trở thành địa danh nổi tiếng toàn cầu, thu hút gần 20 triệu du khách mỗi năm, theo số liệu từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ.
Đến thủ đô của tôn giáo, nghệ thuật, lịch sử này, du khách có thể tìm hiểu những tín ngưỡng khác nhau cùng sự giao thoa văn hóa Đông - Tây độc đáo.
Ngày 1: Khu vực Sultanahmet
Sultanahmet là trung tâm của Istanbul, tương tự như quận Hoàn Kiếm ở Hà Nội, với các công trình văn hóa quan trọng bậc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Với một ngày đi bộ, bạn có thể tham quan nhiều nhà thờ, mua sắm ở các chợ truyền thống và thưởng thức ẩm thực địa phương ở các hàng quán ven đường.
Hagia Sophia (tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là Ayasofya)
Để vào thăm Hagia Sophia, du khách nữ phải mặc quần áo dài, đội khăn che tóc. Ảnh: Trịnh Hằng
Để vào thăm Hagia Sophia, du khách nữ phải mặc quần áo dài, đội khăn che tóc. Ảnh: Trịnh Hằng
Đây là một trong năm nhà thờ Hồi giáo đẹp và từng lớn nhất thế giới suốt 1.000 năm. Cho đến thế kỷ XX, Hagia Sophia là nơi thờ phụng của nhiều tôn giáo khác trong lịch sử hàng nghìn năm của Istanbul. Bền vững, bề thế và được trang trí rất cầu kỳ, Hagia Sophia là chứng tích huy hoàng của lịch sử.
Nhà thờ mở cửa cho khách tham quan từ 9h đến 19h30, giá vé là 25 euro một người (khoảng 675.000 đồng). Cũng như tất cả các nhà thờ Hồi giáo khác, khách cần mặc quần áo kín đáo, phụ nữ cần có khăn hoặc mũ che kín tóc khi vào bên trong.
Basilica Cistern (Yerebatan Sarnıcı)
Basilica Cistern là một trong những bể chứa nước ngầm lớn và đẹp nhất thế giới, có lịch sử gần 1.500 năm. Với diện tích 9.800 m2, Basilica Cistern nằm hoàn toàn dưới lòng đất, chứa 80.000 m3 nước, được chống bởi một quần thể khổng lồ gồm 336 cột đá cẩm thạch khổng lồ cao 9 m. Những con số này cho thấy khả năng sáng tạo và sức lao động của người xưa.
Basilica Cistern là bối cảnh của nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh nổi tiếng, trong đó có tiểu thuyết Inferno của Dan Brown, sau này được dựng thành bộ phim cùng tên với sự tham gia của Tom Hanks. Basilica Cistern mở cửa từ 9h đến 22h, giá vé 800 lira (khoảng 630.000 đồng).
Cung điện Topkapi Palace (Topkapı Sarayı)
Nội thất tại Topkapi Palace được bảo tồn tốt. Ảnh: Trịnh Hằng
Topkapi Palace là một trong những cung điện đẹp và nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Trịnh Hằng
Topkapi Palace lưu giữ nhiều trang phục của gia đình quốc vương. Ảnh: Trịnh Hằng
Nội thất tại Topkapi Palace được bảo tồn tốt. Ảnh: Trịnh Hằng
Topkapi Palace là một trong những cung điện đẹp và nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Trịnh Hằng
1 / 3
Topkapi là một trong những cung điện đẹp và nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ, từng là trung tâm hành chính của Đế chế Ottoman và là nơi ở của quốc vương cùng gia đình. Sự giàu có, hùng mạnh của đế quốc cũng như đời sống xa hoa của các sultan được thể hiện rõ nét ở Topkapi Palace. Nơi đây bạn có thể nhìn thấy những tòa nhà lộng lẫy với nội thất được bảo quản tốt. Bàn, ghế, giường, tủ làm từ gỗ quý, thảm treo tường được thêu cầu kỳ, những chiếc đèn chùm pha lê tinh xảo cao vài mét.
Những gian phòng rộng hàng trăm m2 được lát bằng hàng chục nghìn mảnh gỗ dài hơn 10 cm, dày hơn một cm, cho thấy sự khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân Thổ Nhĩ Kỳ từ hàng trăm năm trước. Tham quan cung điện, du khách có thể chiêm ngưỡng phòng ngủ, phòng tắm, phòng trang phục, phòng tiếp khách của quốc vương, hoàng hậu và các vương phi.
Nằm trong khuôn viên cung điện có Hagia Irene - nhà thờ lâu đời nhất của Đế chế Byzantine. Bạn có thể tham quan cả quần thể rộng lớn này với vé vào cửa 1.500 lira (khoảng 1,1 triệu đồng).
Ngày 2: Khu vực Taksim
Đến Thổ Nhĩ Kỳ, không thể không đến Taksim. Nếu ở Sultanahmet là địa điểm của lịch sử, tôn giáo và nghệ thuật, thì Taksim chính là thiên đường ẩm thực, mua sắm, vui chơi và trải nghiệm đời sống náo nhiệt của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Hai khu vực cách nhau gần 5 km, du khách có thể đi bộ qua cây cầu Galata nổi tiếng để đi từ Sultanahmet đến Taksim.
Dolmabahce Palace (Dolmabahçe Sarayı)
Hãy chuẩn bị tinh thần và sức khỏe trước khi đến thăm Dolmabahce bởi bạn sẽ cần nhiều giờ để ngắm cung điện lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Dolmabahce được coi là cung điện mùa hè của quốc vương Ottoman, nằm bên bờ biển Marmara, nơi khách đứng trên bậc thềm cung điện có thể nhúng chân xuống biển bên dưới.
Dolmabahce Palace là cung điện lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Trịnh Hằng
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 465.75px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;"
Dolmabahce Palace là cung điện lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Trịnh Hằng
Dolmabahce có nhiều tòa nhà, mỗi tòa nhà có hàng trăm phòng, nhiều phòng có diện tích hơn 100 m2, trang trí lộng lẫy. Ở đây còn lưu giữ hàng chục bộ sưu tập quý gồm vũ khí, trang sức, quần áo, đồ dùng trong gia đình quốc vương. Du khách được chiêm ngưỡng những thanh gươm nạm vàng, khảm ngọc, những bộ trang phục thêu chỉ vàng phải mất nhiều tháng để hoàn thành, và những viên kim cương cỡ lớn đính trên vòng cổ, vòng tay.
Vé vào cửa Dolmabahce Palace là 1.050 lira (770.000 đồng), giờ mở cửa là 9h đến 18h trừ thứ hai hằng tuần.
Tháp Galata
Tòa tháp có lịch sử 1.500 năm là một trong những biểu tượng của Istanbul. Trong nhiều thế kỷ, đây là công trình cao nhất thành phố và cũng chứng kiến các sự kiện lịch sử quan trọng của nhiều đế chế. Du khách có thể tìm thấy vết tích của người Byzantine, người Genoa và người Ottoman tại tòa tháp này.
Tháp mở cửa từ 8h30 đến 23h, giá vé 30 euro một người. Xung quanh tòa tháp là rất nhiều ngõ nhỏ phố nhỏ với nhiều cửa hàng ăn uống, tiệm cà phê được bài trí tinh tế, giá cả phải chăng.
Mỗi điểm tham quan có cách niêm yết giá khác nhau, theo euro hoặc theo lira, nhưng hầu hết chỉ nhận thanh toán bằng lira. Du khách nên đổi sẵn tiền Thổ Nhĩ Kỳ để chi tiêu.
Độc giả Trịnh Hằng, Hà Nội, chia sẻ trải nghiệm hai ngày ở Istanbul dành cho du khách yêu thích lịch sử và văn hóa.
Istanbul có lịch sử gần 2.700 năm và từng là thủ đô của bốn đế quốc hùng mạnh trong lịch sử: La Mã, Byzantine, Latin, Ottoman. Tên Istanbul được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng chính thức chưa đầy một thế kỷ, nhanh chóng trở thành địa danh nổi tiếng toàn cầu, thu hút gần 20 triệu du khách mỗi năm, theo số liệu từ Viện Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ.
Đến thủ đô của tôn giáo, nghệ thuật, lịch sử này, du khách có thể tìm hiểu những tín ngưỡng khác nhau cùng sự giao thoa văn hóa Đông - Tây độc đáo.
Ngày 1: Khu vực Sultanahmet
Sultanahmet là trung tâm của Istanbul, tương tự như quận Hoàn Kiếm ở Hà Nội, với các công trình văn hóa quan trọng bậc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Với một ngày đi bộ, bạn có thể tham quan nhiều nhà thờ, mua sắm ở các chợ truyền thống và thưởng thức ẩm thực địa phương ở các hàng quán ven đường.
Hagia Sophia (tên tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là Ayasofya)
Để vào thăm Hagia Sophia, du khách nữ phải mặc quần áo dài, đội khăn che tóc. Ảnh: Trịnh Hằng
Để vào thăm Hagia Sophia, du khách nữ phải mặc quần áo dài, đội khăn che tóc. Ảnh: Trịnh Hằng
Đây là một trong năm nhà thờ Hồi giáo đẹp và từng lớn nhất thế giới suốt 1.000 năm. Cho đến thế kỷ XX, Hagia Sophia là nơi thờ phụng của nhiều tôn giáo khác trong lịch sử hàng nghìn năm của Istanbul. Bền vững, bề thế và được trang trí rất cầu kỳ, Hagia Sophia là chứng tích huy hoàng của lịch sử.
Nhà thờ mở cửa cho khách tham quan từ 9h đến 19h30, giá vé là 25 euro một người (khoảng 675.000 đồng). Cũng như tất cả các nhà thờ Hồi giáo khác, khách cần mặc quần áo kín đáo, phụ nữ cần có khăn hoặc mũ che kín tóc khi vào bên trong.
Basilica Cistern (Yerebatan Sarnıcı)
Basilica Cistern là một trong những bể chứa nước ngầm lớn và đẹp nhất thế giới, có lịch sử gần 1.500 năm. Với diện tích 9.800 m2, Basilica Cistern nằm hoàn toàn dưới lòng đất, chứa 80.000 m3 nước, được chống bởi một quần thể khổng lồ gồm 336 cột đá cẩm thạch khổng lồ cao 9 m. Những con số này cho thấy khả năng sáng tạo và sức lao động của người xưa.
Basilica Cistern là bối cảnh của nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh nổi tiếng, trong đó có tiểu thuyết Inferno của Dan Brown, sau này được dựng thành bộ phim cùng tên với sự tham gia của Tom Hanks. Basilica Cistern mở cửa từ 9h đến 22h, giá vé 800 lira (khoảng 630.000 đồng).
Cung điện Topkapi Palace (Topkapı Sarayı)
Nội thất tại Topkapi Palace được bảo tồn tốt. Ảnh: Trịnh Hằng
Topkapi Palace là một trong những cung điện đẹp và nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Trịnh Hằng
Topkapi Palace lưu giữ nhiều trang phục của gia đình quốc vương. Ảnh: Trịnh Hằng
Nội thất tại Topkapi Palace được bảo tồn tốt. Ảnh: Trịnh Hằng
Topkapi Palace là một trong những cung điện đẹp và nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Trịnh Hằng
1 / 3
Topkapi là một trong những cung điện đẹp và nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ, từng là trung tâm hành chính của Đế chế Ottoman và là nơi ở của quốc vương cùng gia đình. Sự giàu có, hùng mạnh của đế quốc cũng như đời sống xa hoa của các sultan được thể hiện rõ nét ở Topkapi Palace. Nơi đây bạn có thể nhìn thấy những tòa nhà lộng lẫy với nội thất được bảo quản tốt. Bàn, ghế, giường, tủ làm từ gỗ quý, thảm treo tường được thêu cầu kỳ, những chiếc đèn chùm pha lê tinh xảo cao vài mét.
Những gian phòng rộng hàng trăm m2 được lát bằng hàng chục nghìn mảnh gỗ dài hơn 10 cm, dày hơn một cm, cho thấy sự khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân Thổ Nhĩ Kỳ từ hàng trăm năm trước. Tham quan cung điện, du khách có thể chiêm ngưỡng phòng ngủ, phòng tắm, phòng trang phục, phòng tiếp khách của quốc vương, hoàng hậu và các vương phi.
Nằm trong khuôn viên cung điện có Hagia Irene - nhà thờ lâu đời nhất của Đế chế Byzantine. Bạn có thể tham quan cả quần thể rộng lớn này với vé vào cửa 1.500 lira (khoảng 1,1 triệu đồng).
Ngày 2: Khu vực Taksim
Đến Thổ Nhĩ Kỳ, không thể không đến Taksim. Nếu ở Sultanahmet là địa điểm của lịch sử, tôn giáo và nghệ thuật, thì Taksim chính là thiên đường ẩm thực, mua sắm, vui chơi và trải nghiệm đời sống náo nhiệt của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Hai khu vực cách nhau gần 5 km, du khách có thể đi bộ qua cây cầu Galata nổi tiếng để đi từ Sultanahmet đến Taksim.
Dolmabahce Palace (Dolmabahçe Sarayı)
Hãy chuẩn bị tinh thần và sức khỏe trước khi đến thăm Dolmabahce bởi bạn sẽ cần nhiều giờ để ngắm cung điện lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Dolmabahce được coi là cung điện mùa hè của quốc vương Ottoman, nằm bên bờ biển Marmara, nơi khách đứng trên bậc thềm cung điện có thể nhúng chân xuống biển bên dưới.
Dolmabahce Palace là cung điện lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Trịnh Hằng
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 465.75px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;"
Dolmabahce Palace là cung điện lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Trịnh Hằng
Dolmabahce có nhiều tòa nhà, mỗi tòa nhà có hàng trăm phòng, nhiều phòng có diện tích hơn 100 m2, trang trí lộng lẫy. Ở đây còn lưu giữ hàng chục bộ sưu tập quý gồm vũ khí, trang sức, quần áo, đồ dùng trong gia đình quốc vương. Du khách được chiêm ngưỡng những thanh gươm nạm vàng, khảm ngọc, những bộ trang phục thêu chỉ vàng phải mất nhiều tháng để hoàn thành, và những viên kim cương cỡ lớn đính trên vòng cổ, vòng tay.
Vé vào cửa Dolmabahce Palace là 1.050 lira (770.000 đồng), giờ mở cửa là 9h đến 18h trừ thứ hai hằng tuần.
Tháp Galata
Tòa tháp có lịch sử 1.500 năm là một trong những biểu tượng của Istanbul. Trong nhiều thế kỷ, đây là công trình cao nhất thành phố và cũng chứng kiến các sự kiện lịch sử quan trọng của nhiều đế chế. Du khách có thể tìm thấy vết tích của người Byzantine, người Genoa và người Ottoman tại tòa tháp này.
Tháp mở cửa từ 8h30 đến 23h, giá vé 30 euro một người. Xung quanh tòa tháp là rất nhiều ngõ nhỏ phố nhỏ với nhiều cửa hàng ăn uống, tiệm cà phê được bài trí tinh tế, giá cả phải chăng.
Mỗi điểm tham quan có cách niêm yết giá khác nhau, theo euro hoặc theo lira, nhưng hầu hết chỉ nhận thanh toán bằng lira. Du khách nên đổi sẵn tiền Thổ Nhĩ Kỳ để chi tiêu.