LAM SPS BC
Well-known member
Hai quy tắc không thể quên khi lái xe đổ đèo
Dùng số thấp, sử dụng phanh nhấp nhả là kỹ năng giúp xuống dốc, đổ đèo an toàn, hạn chế quá nhiệt phanh và gây hiện tượng mất phanh.
Lái xe xuống dốc dài, ví dụ như khi xuống đèo, núi, là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải luyện tập nhiều để thành thạo. Ở địa hình này, tài xế thường phải dùng phanh nhiều hơn, tốc độ xe lao nhanh theo quán tính có thể khiến khoảng cách phanh kéo dài, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh như đường quanh co uốn lượn khuất tầm nhìn, nhiều khúc cua gấp, hoặc thời tiết xấu khiến việc làm chủ tay lái khó khăn hơn. Tuy nhiên, có các cách thức để khiến việc lái xe xuống dốc an toàn.
Dùng số thấp
"Lên số nào, xuống số đó" là một khẩu lệnh thường thấy của những tài xế kinh nghiệm sử dụng số sàn, những điều này vẫn có thể áp dụng cho xe số tự động. Việc đưa về số thấp sẽ giúp hiệu ứng phanh động cơ mạnh hơn, giúp xe bị ghì lại, giảm tốc độ mà không cần dùng phanh quá nhiều.
Xem toàn màn hình
Một đoạn đường đổ dốc lớn, khuất tầm nhìn trên đèo Gia Bắc, QL28. Ảnh: Tân Phan
Với xe số sàn, tài xế cần đưa về số thấp một cách tuần tự trước khi bắt đầu xuống dốc. Đường càng dốc nên đưa về số càng thấp. Nếu đi số tự động, tài xế có thể gạt cần số về vị trí "2", "3", "L" hoặc "B" tùy vào xe. Nếu xe có chế độ số tay (S, M), hoặc lẫy chuyển số trên vô-lăng, việc lên xuống sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Khi về số thấp, tốc độ máy sẽ tăng cao, khiến máy bị gầm, và xe sẽ bị ghì lại, đây là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến xe.
Với xe điện, việc đơn giản tài xế cần làm là chọn chế độ phục hồi năng lượng cao. Ở chế độ này, xe sẽ ghìm quán tính rất nhanh để sạc lại vào pin nên cũng có tác dụng tương đương phanh động cơ trên xe xăng, dầu.
Lưu ý không dùng số mo (N) hoặc ngắt côn khi xuống dốc dài, vì hiệu ứng phanh động cơ không còn, bánh xe không còn kết nối với bộ truyền động, khiến xe trôi tự do theo quán tính, tạo cảm giác lướt êm, nhưng khó kiểm soát. Phanh là thứ giúp giảm tốc độ duy nhất lúc này, nếu hoạt động quá lâu, má và đĩa phanh có thể bị nóng, dầu phanh thủy lực có thể bị sôi, có thể khiến mất phanh khi đổ dốc.
Dùng phanh nhấp nhả
Đưa xe về số thấp kết hợp với việc dùng phanh nhấp nhả sẽ giúp hạn chế tối đa việc cụm phanh bị quá nhiệt trong quá trình hoạt động, nhất là những đường đèo đổ dốc dài, xe đang tải nặng.
Để không khiến bị quá nhiệt, cụm phanh phải có thời gian nghỉ để gió có thời gian làm mát bộ phanh. Đó là lý do các tài xế nên sử dụng phương pháp phanh nhấp nhả, thay vì luôn rà/đạp phanh khi đi xuống dốc. Tài xế nên đặt ra một tốc độ an toàn khi xuống dốc, ví dụ 50 km/h, chỉ khi lao nhanh quá mức, ví dụ 55 km/h, tài xế đạp phanh để giảm tốc đến mức 45 km/h, sau đó nhà phanh và cho xe tăng tốc đến mức cũ.
Luôn chú ý đến các khúc cua, khuất tầm nhìn để phanh trước khi đánh lái. Ảnh: Tân Phan
Ngoài ra, tài xế nên chú ý đến các khúc cua, giảm tốc độ sớm theo lực tăng dần để tránh phanh gấp khi có vật cản hoặc xe ở hướng đối diện lao tới. Phanh sớm cũng sẽ giúp tài xế tăng tốc nhanh và mượt hơn khi thoát cua, đường đã thoáng. Việc phanh quá gấp trong khi xe đang vào cua có thể khiến xe dễ mất kiểm soát. Mặc dù đa số các xe hiện nay đã trang bị hệ thống ổn định thân xe cho những tình huống như thế này, nhưng cách thức an toàn nhất vẫn là phanh trước khi vào cua.
Không bám sát xe khác cũng là cách để hạn chế dùng phanh, ngoài ra nên quan sát kỹ gương cầu lồi ở những khúc cua khuất để sử dụng phanh cho hợp lý.
Dùng số thấp, sử dụng phanh nhấp nhả là kỹ năng giúp xuống dốc, đổ đèo an toàn, hạn chế quá nhiệt phanh và gây hiện tượng mất phanh.
Lái xe xuống dốc dài, ví dụ như khi xuống đèo, núi, là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải luyện tập nhiều để thành thạo. Ở địa hình này, tài xế thường phải dùng phanh nhiều hơn, tốc độ xe lao nhanh theo quán tính có thể khiến khoảng cách phanh kéo dài, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh như đường quanh co uốn lượn khuất tầm nhìn, nhiều khúc cua gấp, hoặc thời tiết xấu khiến việc làm chủ tay lái khó khăn hơn. Tuy nhiên, có các cách thức để khiến việc lái xe xuống dốc an toàn.
Dùng số thấp
"Lên số nào, xuống số đó" là một khẩu lệnh thường thấy của những tài xế kinh nghiệm sử dụng số sàn, những điều này vẫn có thể áp dụng cho xe số tự động. Việc đưa về số thấp sẽ giúp hiệu ứng phanh động cơ mạnh hơn, giúp xe bị ghì lại, giảm tốc độ mà không cần dùng phanh quá nhiều.
Một đoạn đường đổ dốc lớn, khuất tầm nhìn trên đèo Gia Bắc, QL28. Ảnh: Tân Phan
Với xe số sàn, tài xế cần đưa về số thấp một cách tuần tự trước khi bắt đầu xuống dốc. Đường càng dốc nên đưa về số càng thấp. Nếu đi số tự động, tài xế có thể gạt cần số về vị trí "2", "3", "L" hoặc "B" tùy vào xe. Nếu xe có chế độ số tay (S, M), hoặc lẫy chuyển số trên vô-lăng, việc lên xuống sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Khi về số thấp, tốc độ máy sẽ tăng cao, khiến máy bị gầm, và xe sẽ bị ghì lại, đây là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến xe.
Với xe điện, việc đơn giản tài xế cần làm là chọn chế độ phục hồi năng lượng cao. Ở chế độ này, xe sẽ ghìm quán tính rất nhanh để sạc lại vào pin nên cũng có tác dụng tương đương phanh động cơ trên xe xăng, dầu.
Lưu ý không dùng số mo (N) hoặc ngắt côn khi xuống dốc dài, vì hiệu ứng phanh động cơ không còn, bánh xe không còn kết nối với bộ truyền động, khiến xe trôi tự do theo quán tính, tạo cảm giác lướt êm, nhưng khó kiểm soát. Phanh là thứ giúp giảm tốc độ duy nhất lúc này, nếu hoạt động quá lâu, má và đĩa phanh có thể bị nóng, dầu phanh thủy lực có thể bị sôi, có thể khiến mất phanh khi đổ dốc.
Dùng phanh nhấp nhả
Đưa xe về số thấp kết hợp với việc dùng phanh nhấp nhả sẽ giúp hạn chế tối đa việc cụm phanh bị quá nhiệt trong quá trình hoạt động, nhất là những đường đèo đổ dốc dài, xe đang tải nặng.
Để không khiến bị quá nhiệt, cụm phanh phải có thời gian nghỉ để gió có thời gian làm mát bộ phanh. Đó là lý do các tài xế nên sử dụng phương pháp phanh nhấp nhả, thay vì luôn rà/đạp phanh khi đi xuống dốc. Tài xế nên đặt ra một tốc độ an toàn khi xuống dốc, ví dụ 50 km/h, chỉ khi lao nhanh quá mức, ví dụ 55 km/h, tài xế đạp phanh để giảm tốc đến mức 45 km/h, sau đó nhà phanh và cho xe tăng tốc đến mức cũ.
Luôn chú ý đến các khúc cua, khuất tầm nhìn để phanh trước khi đánh lái. Ảnh: Tân Phan
Ngoài ra, tài xế nên chú ý đến các khúc cua, giảm tốc độ sớm theo lực tăng dần để tránh phanh gấp khi có vật cản hoặc xe ở hướng đối diện lao tới. Phanh sớm cũng sẽ giúp tài xế tăng tốc nhanh và mượt hơn khi thoát cua, đường đã thoáng. Việc phanh quá gấp trong khi xe đang vào cua có thể khiến xe dễ mất kiểm soát. Mặc dù đa số các xe hiện nay đã trang bị hệ thống ổn định thân xe cho những tình huống như thế này, nhưng cách thức an toàn nhất vẫn là phanh trước khi vào cua.
Không bám sát xe khác cũng là cách để hạn chế dùng phanh, ngoài ra nên quan sát kỹ gương cầu lồi ở những khúc cua khuất để sử dụng phanh cho hợp lý.