Hải Vân Quan đón khách vẫn ngổn ngang hạ tầng dịch vụ

Võ Xuân Trường

Well-known member
Hải Vân Quan đón khách vẫn ngổn ngang hạ tầng dịch vụ

Sau 2 năm trùng tu, di tích Hải Vân Quan đã hoàn tất, đi vào khai thác du lịch. Tuy nhiên hạ tầng dịch vẫn còn ngổn ngang...
Hải Vân Quan đón khách vẫn ngổn ngang hạ tầng dịch vụ
Hải Vân Quan đón khách du lịch nhưng vẫn còn ngổn ngang về hạ tầng dịch vụ. Ảnh: Thanh Hải
Trong những ngày đầu mở cửa khai thác du lịch kể từ 1.8, di tích Hải Vân Quan đón hàng trăm lượt du khách tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian đầu, di tích này chưa bán vé.
Đây là di tích chung, nằm ngay ranh giới 2 địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng khởi động dự án bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tổng mức đầu tư dự án hơn 42 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việc trùng tu là phối hợp thực hiện chung, nhưng khai thác kinh tế du lịch thì đến nay vẫn còn đang là phương án... trên giấy.
Bởi, hiện nay ngành văn hóa Đà Nẵng mới hoàn thành phương án khai thác kinh tế du lịch, đề xuất UBND TP Đà Nẵng trình HĐND để xin giá bán vé.
Tương tự, UBND Thừa Thiên Huế sẽ trình HĐND tỉnh TT-Huế để tương đồng với Đà Nẵng. Dự kiến 2 địa phương thống nhất, chia khung thời gian để quản lý, vận hành khai thác. Mỗi địa phương 3 năm, bắt đầu từ 2026.
Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận thu được từ khai thác sẽ chia đôi. Phần lớn kinh phí thu được từ bán vé, dịch vụ du lịch sẽ dùng cho việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo chính di tích này. Nếu không có sự thống nhất, 2 địa phương sẽ có đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Văn Hóa Thể thao và Du Lịch xem xét, quyết định.
Chính vì vậy, hiện nay ngoài quần thể di tích Hải Vân Quan đã hoàn thiện, thì hạ tầng cơ sở như bãi giữ xe, các cửa hàng buôn bán quà lưu niệm, dịch vụ khác... chưa có gì. Vì vậy, hiện nay, khi lượng khách tăng đột biến đã khiến khu vực đỉnh đèo Hải Vân quá tải. Xe cộ ùn ứ, khách tham quan đi đứng lộn xộn, mất an toàn.
Chưa có bãi đỗ xe, chưa có khu vực dịch vụ du lịch, hàng quán bán quà lưu niệm... nên quá tải trên QL1A- đoạn đỉnh đèo Hải Vân. Ảnh: Thanh Hải
Chưa có bãi đỗ xe, chưa có khu vực dịch vụ du lịch, hàng quán bán quà lưu niệm... nên xảy ra tình trạng quá tải, lộn xộn trên QL1A - đoạn đỉnh đèo Hải Vân. Ảnh: Thanh Hải
Hiện nay, 2 địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đang giao các địa phương quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) và huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) phụ trách việc lập phương án xây dựng hạ tầng khai thác dịch vụ du lịch gồm bãi đỗ xe, các cửa hàng bán quà lưu niệm, dịch vụ khác...
Tuy nhiên, để thực hiện được, các dự án, hạng mục cơ sở hạ tầng này phải đúng quy hoạch, phải có dự án, thiết kế, kiến trúc, xây dựng... được thẩm định, phê duyệt đúng pháp luật. Quá trình này sẽ rất tốn thời gian.
Dự kiến đến 2026, Hải Vân Quan mới có thể chính thức khai thác du lịch có thu phí.
 
Bên trên