Võ Xuân Trường
Well-known member
Hải Vân Quan mở cửa đón khách: Cơ hội và thách thức
Hải Vân Quan mở cửa đón khách tham quan sau 3 năm trùng tu là một cơ hội và bước tiến quan trọng cho du lịch liên vùng Huế - Đà Nẵng. Tuy nhiên, cơ hội này cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý.
Hải Vân Quan mở cửa đón khách tham quan sau 3 năm trùng tu. Ảnh: Nguyễn Đông
Sự hợp tác đặc biệt giữa Huế và Đà Nẵng
Ngày 1.8 vừa qua, di tích Hải Vân Quan, nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 3 năm đóng cửa để trùng tu theo một dự án hợp tác giữa hai địa phương Huế và Đà Nẵng.
Hải Vân Quan, còn được gọi là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, là một di tích lịch sử quan trọng nằm trên dãy núi Hải Vân, giữa hai tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP Đà Nẵng.
Được xây dựng vào thế kỷ XIX, Hải Vân Quan không chỉ là một điểm phòng thủ chiến lược mà còn là biểu tượng của sự hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Việt Nam. Với vị trí đắc địa, Hải Vân Quan đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử và là một chứng nhân cho những thăng trầm của đất nước.
Việc Hải Vân Quan được trùng tu và mở cửa trở lại không chỉ là nỗ lực của một bên mà là kết quả của sự hợp tác giữa hai địa phương Huế và Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên hai địa phương này bắt tay cùng nhau trong một dự án trùng tu di tích có tính liên vùng. Sự hợp tác này thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm của cả hai tỉnh thành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Việc mở cửa lại Hải Vân Quan không chỉ nhằm bảo tồn giá trị lịch sử mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch liên vùng Huế - Đà Nẵng, tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của cả hai địa phương.
Du lịch phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy các ngành dịch vụ và góp phần cải thiện đời sống của người dân. Các doanh nghiệp địa phương cũng sẽ có cơ hội phát triển khi lượng du khách đến tham quan tăng lên.
Vẫn cần thêm những cái “bắt tay” nữa
Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng đã “bắt tay” thành công ngoài mong đợi trong việc trùng tu, tôn tạo di tích Hải Vân Quan.
“Là một minh chứng rõ ràng cho sự gắn kết và quyết tâm của hai địa phương”, như lời ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, tới đây, hai địa phương này vẫn cần có thêm những cái “bắt tay” nữa trong việc cùng nhau phát huy giá trị, khai thác hiệu quả di tích này “để còn tạo ra những giá trị kinh tế và văn hóa bền vững cho cả hai địa phương”, cũng như khẳng định của ông Lê Trung Chinh.
Hải Vân Quan được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm nhấn mới trong hành trình khám phá miền Trung, nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Để khai thác hiệu quả di tích này, Huế và Đà Nẵng đã lên kế hoạch xây dựng các tour du lịch kết nối, tạo ra những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho du khách như: Phát triển các tour du lịch liên vùng; Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch; Tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước…
Tuy nhiên, khác với dự án trùng tu tôn tạo, “dự án” khai thác chung về du lịch tới đây chắc chắn sẽ gặp thách thức không nhỏ với cả hai địa phương, đặc biệt là về mặt quản lý chung thế nào cho hiệu quả. Bởi Việt Nam từng có nhiều di tích, di sản văn hóa được các địa phương khai thác chung như Vịnh Hạ Long - Cát Bà của Quảng Ninh và Hải Phòng; Khu bảo tồn quốc gia thuộc hai địa phương Bắc Kạn và Cao Bằng. Trên thế giới thì có các di sản liên quốc gia cùng khai thác như: Khu vực lưu vực sông Hằng (Ấn Độ và Bangladesh); Khu vực biên giới Alsace-Lorraine (Pháp và Đức)…
Đáng tiếc là không có bài học nào đáng chú ý cho Huế và Đà Nẵng trong câu chuyện cùng khai thác du lịch ở Hải Vân Quan cả. Bởi Hạ Long, Hải Phòng, Bắc Kạn, Cao Bằng, dù lâu nay “liên vùng” về di sản nhưng mỗi địa phương lại có một ban quản lý độc lập, không liên quan đến nhau. Liên quốc gia thì còn phức tạp hơn vì sự khác nhau về chế độ chính trị, chính sách kinh tế... Nếu không có phương án quản lý tối ưu, Hải Vân Quan rất dễ rơi vào bẫy “cha chung không ai khóc” hoặc khai thác thiếu hiệu quả sau khi mở cửa đón khách.
Vẫn hy vọng rằng, việc mở cửa Hải Vân Quan chỉ là bước khởi đầu trong chiến lược phát triển du lịch liên vùng Huế - Đà Nẵng. Với sự hợp tác chặt chẽ cũng như quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo, hai địa phương này còn có thể tiếp tục khai thác các di sản văn hóa và thiên nhiên khác để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn!
Hải Vân Quan mở cửa đón khách tham quan sau 3 năm trùng tu là một cơ hội và bước tiến quan trọng cho du lịch liên vùng Huế - Đà Nẵng. Tuy nhiên, cơ hội này cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý.
![Hải Vân Quan mở cửa đón khách: Cơ hội và thách thức](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/8/14/1380315/Hai-Van-Quan.jpg)
Sự hợp tác đặc biệt giữa Huế và Đà Nẵng
Ngày 1.8 vừa qua, di tích Hải Vân Quan, nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 3 năm đóng cửa để trùng tu theo một dự án hợp tác giữa hai địa phương Huế và Đà Nẵng.
Hải Vân Quan, còn được gọi là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, là một di tích lịch sử quan trọng nằm trên dãy núi Hải Vân, giữa hai tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP Đà Nẵng.
Được xây dựng vào thế kỷ XIX, Hải Vân Quan không chỉ là một điểm phòng thủ chiến lược mà còn là biểu tượng của sự hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên Việt Nam. Với vị trí đắc địa, Hải Vân Quan đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử và là một chứng nhân cho những thăng trầm của đất nước.
Việc Hải Vân Quan được trùng tu và mở cửa trở lại không chỉ là nỗ lực của một bên mà là kết quả của sự hợp tác giữa hai địa phương Huế và Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên hai địa phương này bắt tay cùng nhau trong một dự án trùng tu di tích có tính liên vùng. Sự hợp tác này thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm của cả hai tỉnh thành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Việc mở cửa lại Hải Vân Quan không chỉ nhằm bảo tồn giá trị lịch sử mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch liên vùng Huế - Đà Nẵng, tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của cả hai địa phương.
Du lịch phát triển sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy các ngành dịch vụ và góp phần cải thiện đời sống của người dân. Các doanh nghiệp địa phương cũng sẽ có cơ hội phát triển khi lượng du khách đến tham quan tăng lên.
Vẫn cần thêm những cái “bắt tay” nữa
Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng đã “bắt tay” thành công ngoài mong đợi trong việc trùng tu, tôn tạo di tích Hải Vân Quan.
“Là một minh chứng rõ ràng cho sự gắn kết và quyết tâm của hai địa phương”, như lời ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, tới đây, hai địa phương này vẫn cần có thêm những cái “bắt tay” nữa trong việc cùng nhau phát huy giá trị, khai thác hiệu quả di tích này “để còn tạo ra những giá trị kinh tế và văn hóa bền vững cho cả hai địa phương”, cũng như khẳng định của ông Lê Trung Chinh.
Hải Vân Quan được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm nhấn mới trong hành trình khám phá miền Trung, nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.
Để khai thác hiệu quả di tích này, Huế và Đà Nẵng đã lên kế hoạch xây dựng các tour du lịch kết nối, tạo ra những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho du khách như: Phát triển các tour du lịch liên vùng; Xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch; Tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước…
Tuy nhiên, khác với dự án trùng tu tôn tạo, “dự án” khai thác chung về du lịch tới đây chắc chắn sẽ gặp thách thức không nhỏ với cả hai địa phương, đặc biệt là về mặt quản lý chung thế nào cho hiệu quả. Bởi Việt Nam từng có nhiều di tích, di sản văn hóa được các địa phương khai thác chung như Vịnh Hạ Long - Cát Bà của Quảng Ninh và Hải Phòng; Khu bảo tồn quốc gia thuộc hai địa phương Bắc Kạn và Cao Bằng. Trên thế giới thì có các di sản liên quốc gia cùng khai thác như: Khu vực lưu vực sông Hằng (Ấn Độ và Bangladesh); Khu vực biên giới Alsace-Lorraine (Pháp và Đức)…
Đáng tiếc là không có bài học nào đáng chú ý cho Huế và Đà Nẵng trong câu chuyện cùng khai thác du lịch ở Hải Vân Quan cả. Bởi Hạ Long, Hải Phòng, Bắc Kạn, Cao Bằng, dù lâu nay “liên vùng” về di sản nhưng mỗi địa phương lại có một ban quản lý độc lập, không liên quan đến nhau. Liên quốc gia thì còn phức tạp hơn vì sự khác nhau về chế độ chính trị, chính sách kinh tế... Nếu không có phương án quản lý tối ưu, Hải Vân Quan rất dễ rơi vào bẫy “cha chung không ai khóc” hoặc khai thác thiếu hiệu quả sau khi mở cửa đón khách.
Vẫn hy vọng rằng, việc mở cửa Hải Vân Quan chỉ là bước khởi đầu trong chiến lược phát triển du lịch liên vùng Huế - Đà Nẵng. Với sự hợp tác chặt chẽ cũng như quyết tâm và tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo, hai địa phương này còn có thể tiếp tục khai thác các di sản văn hóa và thiên nhiên khác để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn!