minhdtk
Well-known member
(KTSG Online) – Hàn Quốc sẽ vượt Trung Quốc về chi tiêu đầu tư cho thiết bị sản xuất chip tiên tiến vào năm tới, theo dự báo của SEMI, một hiệp hội bán dẫn toàn cầu, có trụ sở tại Mỹ. Đây là dấu hiệu cho thấy các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thiết bị của Mỹ sang Trung Quốc đang định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành bán dẫn.
Cỗ máy in thạch bản cực tím để sản xuất chip trị giá 150 triệu đô la của hãng ASML (Hà Lan). Ảnh: ASML
Báo cáo hàng quí của SEMI nhận định trong năm 2024, Hàn Quốc có thể sẽ tăng đầu tư vào thiết bị sản xuất chip thêm 41,5% lên 21 tỉ đô la Mỹ vào năm 2024. Mức đầu tư này đưa Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ hai về chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip và vượt qua Trung Quốc (đứng thứ ba). Trong năm 2024, Trung Quốc được dự báo chỉ tăng đầu tư trong lĩnh vực này chỉ tăng 2%, lên 16,6 tỉ đô la.
Đài Loan, quê hương của nhà sản xuất gia công chip lớn nhất thế giới, Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC), sẽ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu toàn cầu về chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip với 24,9 tỉ đô la vào năm 2024, tăng 4,2% so với năm nay.
Theo SEMI, chi tiêu cho thiết bị sản xuất tại Nhật Bản dự kiến tăng lên con số 7 tỉ đô la vào năm 2024. Châu Mỹ được dự báo vẫn là khu vực chi tiêu lớn thứ tư cho thiết bị sản xuất chip, khoảng 11 tỉ đô la vào năm 2024, tăng 23,9% so với năm ngoái. Đầu tư thiết bị này ở Đông Nam Á sẽ tăng lên con số 3 tỉ đô la trong năm tới.
Nhìn chung, chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip toàn cầu sẽ tăng 21%, lên con số 92 tỉ đô la trong năm tới sau khi giảm 22% trong năm nay do nhu cầu chip yếu hơn và hàng tồn kho cao hơn, SEMI cho biết.
Ajit Manocha, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành SEMI, nói: “Báo cáo cập nhật dự báo của SEMI trong quí này cung cấp cái nhìn đầu tiên của chúng tôi về triển vọng ngành công nghiệp bán dẫn trong 2024, bao gồm sự mở rộng ổn định toàn cầu về công suất sản xuất chip để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai, đáng chú ý ở phân khúc chip ô tô và máy tính cũng như một loạt các ứng dụng mới nổi”.
Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cỗ máy quan trọng để sản xuất chip cao cấp sau khi Mỹ cấm xuất khẩu chúng sang Trung Quốc bắt đầu hồi tháng 10 năm ngoái. Gần đây, chính phủ Hà Lan và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận với Mỹ để cùng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu các thiết bị sản xuất chip tiên tiến nhất sang Trung Quốc.
Các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip của Mỹ bao gồm Applied Materials, Lam Research và KLA dự kiến mất hàng tỉ doanh thu trong năm nay do các hạn chế thương mại với Trung Quốc.
Các thiết bị sản xuất chip đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chạy đua giành quyền thống trị kinh tế và ưu thế chính trị vì những con chip tiên tiến nhất là thành phần không thể thiếu trong các lĩnh trí tuệ nhân tạo, xe tự lái và các công nghệ chiến lược khác giúp nâng cao sức mạnh cạnh tranh quốc gia. Chẳng hạn, ChatGPT của OpenAI được xây dựng bằng cách kết hợp hàng chục nghìn chip A100 của Nvidia, vốn bị cấm bán sang Trung Quốc, thành một siêu máy tính. Mỗi con chip A100 có giá lên tới 10.000 đô la Mỹ.
Chia sẻ mối lo ngại của Mỹ về việc các công ty Hàn Quốc sản xuất phần lớn chip nhớ ở Trung Quốc, Seoul hiện tìm kiếm những địa điểm trong nước để xây dựng nhà máy chip. Hàn Quốc cũng coi hoạt động sản xuất chip theo hợp đồng là một trong những động lực tăng trưởng lớn nhất cho nền kinh tế.
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công bố kế hoạch thiết lập một cụm sản xuất chip ở phía nam Seoul, thu hút vốn đầu tư 300 nghìn tỉ won (230 tỉ đô la) từ Samsung Electronics. Samsung cũng đang xây dựng một nhà máy chip ở bang Texas của Mỹ.
Báo cáo hàng quí của SEMI nhận định trong năm 2024, Hàn Quốc có thể sẽ tăng đầu tư vào thiết bị sản xuất chip thêm 41,5% lên 21 tỉ đô la Mỹ vào năm 2024. Mức đầu tư này đưa Hàn Quốc vươn lên vị trí thứ hai về chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip và vượt qua Trung Quốc (đứng thứ ba). Trong năm 2024, Trung Quốc được dự báo chỉ tăng đầu tư trong lĩnh vực này chỉ tăng 2%, lên 16,6 tỉ đô la.
Đài Loan, quê hương của nhà sản xuất gia công chip lớn nhất thế giới, Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC), sẽ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu toàn cầu về chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip với 24,9 tỉ đô la vào năm 2024, tăng 4,2% so với năm nay.
Theo SEMI, chi tiêu cho thiết bị sản xuất tại Nhật Bản dự kiến tăng lên con số 7 tỉ đô la vào năm 2024. Châu Mỹ được dự báo vẫn là khu vực chi tiêu lớn thứ tư cho thiết bị sản xuất chip, khoảng 11 tỉ đô la vào năm 2024, tăng 23,9% so với năm ngoái. Đầu tư thiết bị này ở Đông Nam Á sẽ tăng lên con số 3 tỉ đô la trong năm tới.
Nhìn chung, chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip toàn cầu sẽ tăng 21%, lên con số 92 tỉ đô la trong năm tới sau khi giảm 22% trong năm nay do nhu cầu chip yếu hơn và hàng tồn kho cao hơn, SEMI cho biết.
Ajit Manocha, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành SEMI, nói: “Báo cáo cập nhật dự báo của SEMI trong quí này cung cấp cái nhìn đầu tiên của chúng tôi về triển vọng ngành công nghiệp bán dẫn trong 2024, bao gồm sự mở rộng ổn định toàn cầu về công suất sản xuất chip để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai, đáng chú ý ở phân khúc chip ô tô và máy tính cũng như một loạt các ứng dụng mới nổi”.
Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận các cỗ máy quan trọng để sản xuất chip cao cấp sau khi Mỹ cấm xuất khẩu chúng sang Trung Quốc bắt đầu hồi tháng 10 năm ngoái. Gần đây, chính phủ Hà Lan và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận với Mỹ để cùng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu các thiết bị sản xuất chip tiên tiến nhất sang Trung Quốc.
Các nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip của Mỹ bao gồm Applied Materials, Lam Research và KLA dự kiến mất hàng tỉ doanh thu trong năm nay do các hạn chế thương mại với Trung Quốc.
Các thiết bị sản xuất chip đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chạy đua giành quyền thống trị kinh tế và ưu thế chính trị vì những con chip tiên tiến nhất là thành phần không thể thiếu trong các lĩnh trí tuệ nhân tạo, xe tự lái và các công nghệ chiến lược khác giúp nâng cao sức mạnh cạnh tranh quốc gia. Chẳng hạn, ChatGPT của OpenAI được xây dựng bằng cách kết hợp hàng chục nghìn chip A100 của Nvidia, vốn bị cấm bán sang Trung Quốc, thành một siêu máy tính. Mỗi con chip A100 có giá lên tới 10.000 đô la Mỹ.
Chia sẻ mối lo ngại của Mỹ về việc các công ty Hàn Quốc sản xuất phần lớn chip nhớ ở Trung Quốc, Seoul hiện tìm kiếm những địa điểm trong nước để xây dựng nhà máy chip. Hàn Quốc cũng coi hoạt động sản xuất chip theo hợp đồng là một trong những động lực tăng trưởng lớn nhất cho nền kinh tế.
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol công bố kế hoạch thiết lập một cụm sản xuất chip ở phía nam Seoul, thu hút vốn đầu tư 300 nghìn tỉ won (230 tỉ đô la) từ Samsung Electronics. Samsung cũng đang xây dựng một nhà máy chip ở bang Texas của Mỹ.