Hàng bánh Trung thu cá chép cổ truyền 40 năm ở phố cổ Hà Nội

Võ Xuân Trường

Well-known member
Hàng bánh Trung thu cá chép cổ truyền 40 năm ở phố cổ Hà Nội

Chủ cửa hàng bánh Trung thu trên phố Hội Vũ ban đầu chỉ bán bánh mùa vụ, nhưng dần chinh phục thực khách nhờ chất lượng và hương vị bánh cổ truyền.
Bánh Trung thu Hương Sen không xa lạ gì với người dân Thủ Đô, đặc biệt là những người dân ở phố cổ. Từ những năm 1984, cô Lê Thị Hậu, chủ cửa hàng bánh, quyết định làm thêm bánh Trung thu bán hàng để kiếm thêm thu nhập.
Hiệu bánh của cô Hậu nổi tiếng với bánh nướng và bánh dẻo nhân thập cẩm cổ truyền. Với những nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng và đảm bảo an toàn thực phẩm, nhân thập cẩm bao gồm: mỡ lợn, lạp xưởng, mứt sen… hoà quyện cùng mùi lá chanh thơm đặc trưng của bánh thập cẩm cổ truyền.
Hiệu bánh của cô Hậu nổi tiếng với bánh nướng và bánh dẻo nhân thập cẩm cổ truyền. Với những nguyên liệu được chọn lọc kĩ càng và đảm bảo an toàn thực phẩm, nhân thập cẩm bao gồm: mỡ lợn, lạp xưởng, mứt sen… hoà quyện cùng mùi lá chanh thơm đặc trưng của bánh Hương Sen. Ảnh: Nhân vật cung cấp


Bánh Trung thu thập cẩm. Ảnh: Nhân vật cung cấp


Với đôi bàn tay điêu luyện hơn 40 năm làm bánh, mỗi mùa bánh Trung thu, khách đến mua hàng sẽ luôn thấy cô Hậu luôn thoăn thoắt nhào các nguyên liệu thật đều, sau đó vo tròn để ra một khay riêng.
Đặc sản của cửa hàng chính là bánh Trung thu hình cá chép. Bánh cá chép nướng và dẻo có hai loại nhân, chủ yếu là nhân thập cẩm hoặc đậu xanh trứng mặn. Không chọn nướng bánh Trung thu lợn ỉ truyền thống, cô Lê Thị Hậu chia sẻ: “Mình chọn hình ảnh cá chép làm biểu tượng nổi bật của cửa hàng. Dân gian Việt Nam có hình tượng “cá chép hoá rồng” thể hiện sự thịnh vượng, răn dạy con người luôn phải cố gắng vươn lên, không được nản chí sẽ có được thành công”.
Theo cô, hình ảnh này vừa có ý nghĩa sâu sắc vừa tạo sự thích thú cho trẻ em khi phá cỗ mỗi mùa Tết trông trăng.
Đặc sản của thương hiệu Hương Sen chính là bánh trung thu hình cá chép. Bánh cá chép nướng và dẻo có hai loại nhân, chủ yếu là nhân thập cẩm hoặc đậu xanh trứng muối. Khác với bánh lợn ỉ truyền thống trên phố Nguyễn Siêu, cô Lê Thị Hậu chia sẻ: “Mình chọn hình ảnh cá chép làm biểu tượng nổi bật của cửa hàng. Dân gian Việt Nam có hình tượng “cá chép hoá rồng” thể hiện sự thịnh vượng, răn dạy con người luôn phải cố gắng vươn lên, không được nản chí sẽ có được thành công. Hình ảnh này vừa có ý nghĩa sâu sắc vừa tạo sự thích thú cho trẻ em”. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bánh Trung thu cá chép. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Do nhu cầu đa dạng của thị trường, hiện nay cửa hàng có thêm bánh Trung thu nhân thập cẩm gà quay, thập cẩm trứng mặn và đậu xanh hai trứng.
Cô Hậu nói: “Tôi chỉ bắt đầu bán và nhận đặt bánh Trung thu từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 âm lịch là nghỉ. Không như các cửa hàng khác bán quanh năm, mỗi năm tôi tập trung khoảng 2 tháng để bán ra những sản phẩm tốt nhất cho mọi người”.
Do nhu cầu đa dạng của thị trường, hiện nay cửa hàng Hương Sen có thêm bánh trung thu nhân thập cẩm gà quay, thập cẩm trứng mặn và đậu xanh hai trứng. Cô Hậu bày tỏ về thời điểm bánh hàng: “Mình chỉ bắt đầu bán và nhận đặt bánh trung thu từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 âm lịch là nghỉ. Không như các cửa hàng khác bán quanh năm, mỗi năm mình tập trung khoảng 2 tháng để bán ra những sản phẩm tốt nhất cho mọi người”. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Một mẻ bánh đợi nướng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cứ mỗi dịp rằm tháng 8, trung bình mỗi ngày hiệu bánh này bán được từ 600 - 700 cái, có ngày đông khách lên tới 1.000 cái. Bánh không có chất bảo quản nên chỉ để được khoảng 14 ngày, nên nhiều người mua bánh đi biếu tặng thường được dặn dò kĩ về cách bảo quản.
Khi các thương hiệu bánh Trung thu mới ngày càng cung cấp mẫu mã và nguyên liệu đa dạng, bánh cổ truyền dần mất đi vị thế trên thị trường. Nhưng cô Hậu cũng như nhiều thợ làm bánh truyền thống khác vẫn quyết tâm giữ vững vị bánh cổ truyền từ xa xưa, đậm đà bản sắc văn hoá Việt.
Khách mua bánh.
Khách mua bánh.
 
Bên trên