Quang Minh
Well-known member
Cách hồ Gươm khoảng 500 m là hàng chè sắn nóng của bà Thúy, 82 tuổi, đã phục vụ thực khách gần 20 năm.
1
Khi đông về, nhiều người ở Hà Nội tìm đến hàng quán bán những món quà vặt nóng để "chống lại" cái lạnh. Nằm ngay cạnh cổng trường cấp 3 Trần Phú, trên đường Nguyễn Khắc Cần, cách hồ Gươm khoảng 500 m, hàng chè sắn của bà Hồ Thị Thúy là địa chỉ quen thuộc, được nhiều người yêu thích.
Năm nay đã 82 tuổi nhưng bà Thúy vẫn mở bán chè từ 9h đến 15h mỗi ngày. Mùa hè, bà bán các món chè lạnh để giải nhiệt như chè đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen. Khi vào đông, bà chuyển sang bán chè sắn, chè đỗ đen, chè bà cốt nóng.
Với nhiều người lớn tuổi, sắn là loại lương thực gắn liền với một thời "cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm", bà Thúy nói. Hiện, mức sống đã được cải thiện nhưng nhiều người vẫn nhớ về hương vị món chè sắn như nhớ lại thời kỳ thiếu ăn, thiếu mặc trước đây.
Quầy hàng của bà nằm trên vỉa hè, ở góc bên phải cổng trường cấp 3 Trần Phú, không có mái che, không biển hiệu. Thực khách nhận biết bằng chiếc bếp than được quây lại bằng một tấm tôn mỏng. Trên bếp là một nồi nước và khay đựng chè đặt trong lòng nồi để giữ nóng bằng cách đun cách thủy.
"Nếu trực tiếp đặt chè đã nấu chín lên bếp chè sẽ bị khê, cháy ở dưới đáy", bà Thúy giải thích.
Năm nay, trời chưa lạnh sâu nên bà chưa nấu chè bà cốt (chè gạo nếp nấu cùng gừng và đường mật). Vì vậy, trong ba khay đựng chè, bà Thúy dùng hai khay để đựng chè sắn vì đây hiện là món bán chạy nhất. Khay còn lại đựng chè đỗ đen.
Hàng ngày, bà Thúy chuẩn bị nấu chè từ khoảng 5h sáng. Sắn tươi sau khi lột vỏ, được ngâm nước khoảng 2 - 3 tiếng để thải bớt nhựa. Sau đó sắn được rửa sạch và luộc với nước, thêm chút muối đến khi chín thì vớt ra, thái thành từng miếng vừa ăn.
Nước của món chè sắn được nấu từ hỗn hợp nước, đường hoa mai. Đun đến khi hỗn hợp sôi, đường tan hết, bà Thúy cho sắn đã thái nhỏ vào và đun thêm khoảng 4 - 5 phút. Cuối cùng, pha bột sắn dây với nước rồi đổ từ từ vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đến khi nồi chè sệt lại, có độ sánh, đặc.
Cách nấu chè sắn tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm. "Trong lúc nấu phải liên tục canh lửa để sắn chín tới, không bị bở cũng không bị sượng. Lúc nấu chè, để lửa to nồi chè dễ bị cháy, khê", bà nói. Con gái bà Thúy cũng từng thử nấu chè phụ mẹ nhưng hương vị không đạt nên đến giờ bà vẫn là người bán.
Chè sắn nóng được phục vụ trong những chiếc bát con bằng sứ, thêm sợi dừa tươi rắc bên trên. Một bát chè sắn nóng bà Thúy bán với giá 15.000 đồng.
Thoạt nhìn, món chè sắn khá giống bánh trôi tàu bởi những viên sắn trắng được bọc trong màu nước dùng nâu vàng, hương thơm ngòn ngọt và thoảng vị gừng.
Miếng sắn có kích thước nhỏ hơn viên bánh trôi, nấu chín tới nên giữ được độ dẻo quánh khi nhai trong miệng mà không bị bở. Dùng thìa múc lên, nước đường đặc sệt quyện vào miếng sắn, kéo thành sợi giữa làn khói tỏa ra từ bát chè còn đang nóng hổi.
Chị Đặng Thu Quyên (trái), sinh sống và làm việc ở Hà Nội, là thực khách của quán gần 3 năm. Từng ăn chè sắn tại một số hàng quán khác, song chị vẫn quay lại hàng của bà Thúy vì "chè có hương thơm đặc trưng, sắn dẻo mềm, vị bùi bùi và nước đường có độ ngọt vừa phải".
Chỗ làm gần quán nên chị thường cùng đồng nghiệp ghé quán sau bữa trưa để vừa thưởng thức chè sắn nóng vừa trò chuyện.
Thực khách cũng có thể gọi chè lẫn để thưởng thức sự kết hợp giữa độ dẻo, bùi của sắn và vị ngọt, bùi của đỗ đen. Đây cũng là món được nhiều khách quen của quán lựa chọn.
Khoảng hai năm trước, bà Thúy có nhiều khách quen là nhân viên làm việc ở khu vực xung quanh nên cần thêm người phụ giúp bán quán. Sau khi các công ty, cơ quan chuyển địa chỉ, khách đến quán giảm bớt. Hiện chủ yếu là học sinh, nhân viên, cuối tuần có thêm khách du lịch đi dạo ở khu vực phố đi bộ quanh hồ Gươm.
Tuổi đã cao, con cái cũng đã ổn định, bà Thúy không đặt nặng vấn đề lời lãi. Mỗi ngày, bà chỉ nấu một nồi chè sắn, một nồi chè đỗ đen, một ít chè đỗ xanh, bán đến 15h. Thực khách đến quán có thể gửi xe ở khu vực giữ xe cách quán khoảng 30 m, sau đó chọn một chỗ ngồi xung quanh bếp, cầm bát chè sắn nóng trên tay và thưởng thức.
1
Khi đông về, nhiều người ở Hà Nội tìm đến hàng quán bán những món quà vặt nóng để "chống lại" cái lạnh. Nằm ngay cạnh cổng trường cấp 3 Trần Phú, trên đường Nguyễn Khắc Cần, cách hồ Gươm khoảng 500 m, hàng chè sắn của bà Hồ Thị Thúy là địa chỉ quen thuộc, được nhiều người yêu thích.
Năm nay đã 82 tuổi nhưng bà Thúy vẫn mở bán chè từ 9h đến 15h mỗi ngày. Mùa hè, bà bán các món chè lạnh để giải nhiệt như chè đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen. Khi vào đông, bà chuyển sang bán chè sắn, chè đỗ đen, chè bà cốt nóng.
Với nhiều người lớn tuổi, sắn là loại lương thực gắn liền với một thời "cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm", bà Thúy nói. Hiện, mức sống đã được cải thiện nhưng nhiều người vẫn nhớ về hương vị món chè sắn như nhớ lại thời kỳ thiếu ăn, thiếu mặc trước đây.
Quầy hàng của bà nằm trên vỉa hè, ở góc bên phải cổng trường cấp 3 Trần Phú, không có mái che, không biển hiệu. Thực khách nhận biết bằng chiếc bếp than được quây lại bằng một tấm tôn mỏng. Trên bếp là một nồi nước và khay đựng chè đặt trong lòng nồi để giữ nóng bằng cách đun cách thủy.
"Nếu trực tiếp đặt chè đã nấu chín lên bếp chè sẽ bị khê, cháy ở dưới đáy", bà Thúy giải thích.
Năm nay, trời chưa lạnh sâu nên bà chưa nấu chè bà cốt (chè gạo nếp nấu cùng gừng và đường mật). Vì vậy, trong ba khay đựng chè, bà Thúy dùng hai khay để đựng chè sắn vì đây hiện là món bán chạy nhất. Khay còn lại đựng chè đỗ đen.
Hàng ngày, bà Thúy chuẩn bị nấu chè từ khoảng 5h sáng. Sắn tươi sau khi lột vỏ, được ngâm nước khoảng 2 - 3 tiếng để thải bớt nhựa. Sau đó sắn được rửa sạch và luộc với nước, thêm chút muối đến khi chín thì vớt ra, thái thành từng miếng vừa ăn.
Nước của món chè sắn được nấu từ hỗn hợp nước, đường hoa mai. Đun đến khi hỗn hợp sôi, đường tan hết, bà Thúy cho sắn đã thái nhỏ vào và đun thêm khoảng 4 - 5 phút. Cuối cùng, pha bột sắn dây với nước rồi đổ từ từ vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đến khi nồi chè sệt lại, có độ sánh, đặc.
Cách nấu chè sắn tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm. "Trong lúc nấu phải liên tục canh lửa để sắn chín tới, không bị bở cũng không bị sượng. Lúc nấu chè, để lửa to nồi chè dễ bị cháy, khê", bà nói. Con gái bà Thúy cũng từng thử nấu chè phụ mẹ nhưng hương vị không đạt nên đến giờ bà vẫn là người bán.
Chè sắn nóng được phục vụ trong những chiếc bát con bằng sứ, thêm sợi dừa tươi rắc bên trên. Một bát chè sắn nóng bà Thúy bán với giá 15.000 đồng.
Thoạt nhìn, món chè sắn khá giống bánh trôi tàu bởi những viên sắn trắng được bọc trong màu nước dùng nâu vàng, hương thơm ngòn ngọt và thoảng vị gừng.
Miếng sắn có kích thước nhỏ hơn viên bánh trôi, nấu chín tới nên giữ được độ dẻo quánh khi nhai trong miệng mà không bị bở. Dùng thìa múc lên, nước đường đặc sệt quyện vào miếng sắn, kéo thành sợi giữa làn khói tỏa ra từ bát chè còn đang nóng hổi.
Chị Đặng Thu Quyên (trái), sinh sống và làm việc ở Hà Nội, là thực khách của quán gần 3 năm. Từng ăn chè sắn tại một số hàng quán khác, song chị vẫn quay lại hàng của bà Thúy vì "chè có hương thơm đặc trưng, sắn dẻo mềm, vị bùi bùi và nước đường có độ ngọt vừa phải".
Chỗ làm gần quán nên chị thường cùng đồng nghiệp ghé quán sau bữa trưa để vừa thưởng thức chè sắn nóng vừa trò chuyện.
Thực khách cũng có thể gọi chè lẫn để thưởng thức sự kết hợp giữa độ dẻo, bùi của sắn và vị ngọt, bùi của đỗ đen. Đây cũng là món được nhiều khách quen của quán lựa chọn.
Khoảng hai năm trước, bà Thúy có nhiều khách quen là nhân viên làm việc ở khu vực xung quanh nên cần thêm người phụ giúp bán quán. Sau khi các công ty, cơ quan chuyển địa chỉ, khách đến quán giảm bớt. Hiện chủ yếu là học sinh, nhân viên, cuối tuần có thêm khách du lịch đi dạo ở khu vực phố đi bộ quanh hồ Gươm.
Tuổi đã cao, con cái cũng đã ổn định, bà Thúy không đặt nặng vấn đề lời lãi. Mỗi ngày, bà chỉ nấu một nồi chè sắn, một nồi chè đỗ đen, một ít chè đỗ xanh, bán đến 15h. Thực khách đến quán có thể gửi xe ở khu vực giữ xe cách quán khoảng 30 m, sau đó chọn một chỗ ngồi xung quanh bếp, cầm bát chè sắn nóng trên tay và thưởng thức.