Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Các hãng công nghệ như Apple, Google, Meta… có thể đạt doanh thu hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Vậy "ông lớn" nào đang trả lương hậu hĩnh nhất cho các nhân viên của mình?
Ngành công nghệ đang đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay, đó là lý do các hãng công nghệ luôn đạt được doanh thu rất lớn và ít khi bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng về kinh tế.
Những người làm trong ngành công nghệ cũng nhận được những khoản lương và thưởng rất hậu hĩnh. Các kỹ sư phần mềm, quản lý hệ thống, chuyên gia bảo mật… làm việc tại các hãng công nghệ lớn đều có mức đãi ngộ rất tốt và thu nhập cao.
Vậy hãng công nghệ nào đang trả lương hậu hĩnh nhất cho nhân viên của mình? Một cuộc khảo sát và nghiên cứu vừa được tiến hành bởi Blind đã cho thấy câu trả lời.
Có doanh thu đạt hàng trăm tỷ USD mỗi năm, Apple không phải là hãng công nghệ trả lương nhân viên quá hậu hĩnh (Ảnh minh họa: Getty).
Blind là một ứng dụng phổ biến dành cho giới công nghệ. Thông qua Blind, những người làm việc trong ngành công nghệ có thể chia sẻ các thông tin chi tiết về đặc thù công việc, nội dung phỏng vấn xin việc hoặc mức thu nhập tại nơi mình đang làm…
Do các nội dung được chia sẻ lên Blind đều dưới dạng ẩn danh, các nhân viên làm việc tại các hãng công nghệ lớn không ngần ngại chia sẻ các thông tin và bí mật về nơi làm việc của mình.
Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của Blind, Amazon và Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram…) là những công ty trả lương hậu hĩnh nhất cho các nhân viên, kỹ sư của mình, với mức thu nhập trung bình tương ứng 691.000 USD/năm và 655.000 USD/năm.
Google và Microsoft xếp các vị trí thứ 3 và thứ 4 về mức trả lương trung bình cho các nhân viên.
Trong khi đó, Apple đang là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới và mức doanh thu hàng quý liên tục phá kỷ lục, lại xếp cuối về mức lương trung bình trả cho nhân viên (so với 4 ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay là Amazon, Meta, Google và Microsoft). Mức thu nhập trung bình của các nhân viên và kỹ sư tại Apple là 500.000 USD/năm.
Ngay cả những nhân viên ở vị trí thấp nhất tại các hãng công nghệ lớn cũng có thể nhận được mức lương trung bình 150.000 USD/năm. Tại Google và Meta, những nhân viên cấp thấp hoặc không có kinh nghiệm sẽ nhận được mức lương trung bình hàng năm lần lượt 184.000 USD và 179.000 USD.
Về cơ hội và khả năng thăng chức, khảo sát của Blind cho thấy các kỹ sư của Meta có cơ hội thăng cấp nhanh và thời gian tăng lương ngắn nhất so với các "ông lớn công nghệ" khác.
Trong khi đó, Amazon là công ty có sự chênh lệch mức lương lớn nhất giữa các vị trí. Khả năng thăng cấp và thời gian tăng lương tại Amazon cũng lâu hơn so với các hãng công nghệ khác.
Ngược lại, mặc dù Apple có mức lương trung bình thấp hơn so với các hãng công nghệ lớn khác, nhưng chênh lệch mức lương theo cấp bậc công việc tại Apple là nhất quán và công bằng. Google cũng có mức lương nhất quán theo cấp bậc, nhưng cơ hội thăng chức tại Google được đánh giá là dễ hơn so với làm việc tại Apple.
Trong số các hãng công nghệ lớn, Microsoft là công ty có nhiều cấp bậc công việc nhất, điều này giúp công ty linh hoạt hơn trong việc sắp xếp vị trí cấp bậc và thăng cấp cho nhân viên.
Ngành công nghệ đang đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay, đó là lý do các hãng công nghệ luôn đạt được doanh thu rất lớn và ít khi bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng về kinh tế.
Những người làm trong ngành công nghệ cũng nhận được những khoản lương và thưởng rất hậu hĩnh. Các kỹ sư phần mềm, quản lý hệ thống, chuyên gia bảo mật… làm việc tại các hãng công nghệ lớn đều có mức đãi ngộ rất tốt và thu nhập cao.
Vậy hãng công nghệ nào đang trả lương hậu hĩnh nhất cho nhân viên của mình? Một cuộc khảo sát và nghiên cứu vừa được tiến hành bởi Blind đã cho thấy câu trả lời.
Có doanh thu đạt hàng trăm tỷ USD mỗi năm, Apple không phải là hãng công nghệ trả lương nhân viên quá hậu hĩnh (Ảnh minh họa: Getty).
Blind là một ứng dụng phổ biến dành cho giới công nghệ. Thông qua Blind, những người làm việc trong ngành công nghệ có thể chia sẻ các thông tin chi tiết về đặc thù công việc, nội dung phỏng vấn xin việc hoặc mức thu nhập tại nơi mình đang làm…
Do các nội dung được chia sẻ lên Blind đều dưới dạng ẩn danh, các nhân viên làm việc tại các hãng công nghệ lớn không ngần ngại chia sẻ các thông tin và bí mật về nơi làm việc của mình.
Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của Blind, Amazon và Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram…) là những công ty trả lương hậu hĩnh nhất cho các nhân viên, kỹ sư của mình, với mức thu nhập trung bình tương ứng 691.000 USD/năm và 655.000 USD/năm.
Google và Microsoft xếp các vị trí thứ 3 và thứ 4 về mức trả lương trung bình cho các nhân viên.
Trong khi đó, Apple đang là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới và mức doanh thu hàng quý liên tục phá kỷ lục, lại xếp cuối về mức lương trung bình trả cho nhân viên (so với 4 ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay là Amazon, Meta, Google và Microsoft). Mức thu nhập trung bình của các nhân viên và kỹ sư tại Apple là 500.000 USD/năm.
Ngay cả những nhân viên ở vị trí thấp nhất tại các hãng công nghệ lớn cũng có thể nhận được mức lương trung bình 150.000 USD/năm. Tại Google và Meta, những nhân viên cấp thấp hoặc không có kinh nghiệm sẽ nhận được mức lương trung bình hàng năm lần lượt 184.000 USD và 179.000 USD.
Về cơ hội và khả năng thăng chức, khảo sát của Blind cho thấy các kỹ sư của Meta có cơ hội thăng cấp nhanh và thời gian tăng lương ngắn nhất so với các "ông lớn công nghệ" khác.
Trong khi đó, Amazon là công ty có sự chênh lệch mức lương lớn nhất giữa các vị trí. Khả năng thăng cấp và thời gian tăng lương tại Amazon cũng lâu hơn so với các hãng công nghệ khác.
Ngược lại, mặc dù Apple có mức lương trung bình thấp hơn so với các hãng công nghệ lớn khác, nhưng chênh lệch mức lương theo cấp bậc công việc tại Apple là nhất quán và công bằng. Google cũng có mức lương nhất quán theo cấp bậc, nhưng cơ hội thăng chức tại Google được đánh giá là dễ hơn so với làm việc tại Apple.
Trong số các hãng công nghệ lớn, Microsoft là công ty có nhiều cấp bậc công việc nhất, điều này giúp công ty linh hoạt hơn trong việc sắp xếp vị trí cấp bậc và thăng cấp cho nhân viên.