Võ Xuân Trường
Well-known member
Hang động huyền thoại nơi “Từ Thức gặp tiên” ở Thanh Hóa
Thanh Hóa - Những ngày nghỉ lễ 2.9, có rất đông du khách đã đến hang động Từ Thức, ở huyện Nga Sơn để vãn cảnh và được nghe về câu chuyện “Từ Thức gặp tiên”.
Động Từ Thức hay còn gọi là động Bích Đào (ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn), được xem là một trong những hang động đẹp nhất nhì ở xứ Thanh. Nơi đây luôn thu hút du khách bởi màu sắc lung linh, huyền ảo bên trong hang động và truyền thuyết về chàng Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương lưu truyền trong dân gian.
Cảnh lung linh huyền ảo bên trong hang động Từ Thức (ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quách Du
Tương truyền, Từ Thức là người Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) làm quan tri huyện ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thường ngày, Từ Thức vốn thích ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn phong cảnh và làm thơ.
Trong một lần dự hội xem hoa, chàng bắt gặp một thiếu nữ tuyệt sắc giai nhân, khi ngắm hoa đã vô ý làm gãy cành mẫu đơn và bị nhà chùa giữ lại. Thấy vậy, Từ Thức liền cởi chiếc áo gấm đang mặc để chuộc tội cho người thiếu nữ.
Thời gian sau, vì không muốn danh lợi ràng buộc nên Từ Thức đã từ quan về quê vui thú điền viên. Một hôm, trông ra cửa biển Thần Phù (huyện Nga Sơn), Từ Thức thấy có áng mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen. Từ Thức bèn chèo thuyền ra phía núi và đã lạc động Bích Đào.
Du khách đến tham quan động Từ Thức, tỏ ra thích thú trước khung cảnh và câu chuyện về “Từ Thức gặp tiên“. Ảnh: Quách Du
Khi vừa bước vào động, Từ Thức thấy một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Rồi chàng được người chủ tòa lâu đài gả cho con gái tên Giáng Hương làm vợ. Lúc này, Từ Thức nhận ra Giáng Hương chính là người con gái năm ấy chàng đã cởi áo gấm chuộc lỗi.
Sống với nhau được một năm, dù thuận hòa, êm ấm, Từ Thức chợt nhớ nhà, xin được về thăm quê. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi đến quê, tất cả đều đổi thay, Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu nội của mình. Chàng đã đi quá lâu, lúc này Từ Thức muốn trở lại cõi tiên với vợ, nhưng xe mây đã biến mất.
Mở phong thư ra Từ Thức thấy lời từ biệt của Giáng Hương. Chàng buồn bã, thất vọng đi về phía Tây Nam theo dãy núi Hoàng Sơn (ở xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống) rồi sau đó biệt tích. Kể từ đó, động Bích Đào còn có tên gọi là động Từ Thức.
Động Từ Thức được xem là hang động đẹp nhất nhì xứ Thanh. Ảnh: Quách Du
Theo Ban quản lý động Từ Thức, ngày thường nơi đây cũng đón du khách đến tham quan. Tuy nhiên, vào các dịp lễ, ngày 2.9, tại đây đón cả nghìn lượt khách.
Chị Lê Thị Hồng, một du khách ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa), cho biết, chị đã từng nghe về hang động này, tuy nhiên dịp nghỉ lễ 2.9 năm nay mới có dịp đi cùng gia đình đến khám phá. Tại đây, ngoài được nghe về câu chuyện Từ Thức gặp tiên, gia đình chị còn được tham quan bên trong hang động với vô số các nhũ đá đẹp.
Một số hình ảnh bên trong hang động Từ Thức.
Cảnh sắc huyền ảo bên trong hang động, với những khối nhũ đá mang nhiều hình thù khác nhau. Ảnh: Quách Du
Không gian bên trong hang động khá rộng rãi. Ảnh: Quách Du
Khối nhũ đá tượng trưng cho “núi vàng, núi bạc“. Ảnh: Quách Du
Đến thăm động Từ Thức, du khách tỏ ra rất thích thú khi ngắm nhìn hệ thống nhũ đá. Ảnh: Quách DU
Thanh Hóa - Những ngày nghỉ lễ 2.9, có rất đông du khách đã đến hang động Từ Thức, ở huyện Nga Sơn để vãn cảnh và được nghe về câu chuyện “Từ Thức gặp tiên”.
Động Từ Thức hay còn gọi là động Bích Đào (ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn), được xem là một trong những hang động đẹp nhất nhì ở xứ Thanh. Nơi đây luôn thu hút du khách bởi màu sắc lung linh, huyền ảo bên trong hang động và truyền thuyết về chàng Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương lưu truyền trong dân gian.
Tương truyền, Từ Thức là người Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) làm quan tri huyện ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thường ngày, Từ Thức vốn thích ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn phong cảnh và làm thơ.
Trong một lần dự hội xem hoa, chàng bắt gặp một thiếu nữ tuyệt sắc giai nhân, khi ngắm hoa đã vô ý làm gãy cành mẫu đơn và bị nhà chùa giữ lại. Thấy vậy, Từ Thức liền cởi chiếc áo gấm đang mặc để chuộc tội cho người thiếu nữ.
Thời gian sau, vì không muốn danh lợi ràng buộc nên Từ Thức đã từ quan về quê vui thú điền viên. Một hôm, trông ra cửa biển Thần Phù (huyện Nga Sơn), Từ Thức thấy có áng mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen. Từ Thức bèn chèo thuyền ra phía núi và đã lạc động Bích Đào.
Khi vừa bước vào động, Từ Thức thấy một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Rồi chàng được người chủ tòa lâu đài gả cho con gái tên Giáng Hương làm vợ. Lúc này, Từ Thức nhận ra Giáng Hương chính là người con gái năm ấy chàng đã cởi áo gấm chuộc lỗi.
Sống với nhau được một năm, dù thuận hòa, êm ấm, Từ Thức chợt nhớ nhà, xin được về thăm quê. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi đến quê, tất cả đều đổi thay, Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu nội của mình. Chàng đã đi quá lâu, lúc này Từ Thức muốn trở lại cõi tiên với vợ, nhưng xe mây đã biến mất.
Mở phong thư ra Từ Thức thấy lời từ biệt của Giáng Hương. Chàng buồn bã, thất vọng đi về phía Tây Nam theo dãy núi Hoàng Sơn (ở xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống) rồi sau đó biệt tích. Kể từ đó, động Bích Đào còn có tên gọi là động Từ Thức.
Theo Ban quản lý động Từ Thức, ngày thường nơi đây cũng đón du khách đến tham quan. Tuy nhiên, vào các dịp lễ, ngày 2.9, tại đây đón cả nghìn lượt khách.
Chị Lê Thị Hồng, một du khách ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa), cho biết, chị đã từng nghe về hang động này, tuy nhiên dịp nghỉ lễ 2.9 năm nay mới có dịp đi cùng gia đình đến khám phá. Tại đây, ngoài được nghe về câu chuyện Từ Thức gặp tiên, gia đình chị còn được tham quan bên trong hang động với vô số các nhũ đá đẹp.
Một số hình ảnh bên trong hang động Từ Thức.