Hang động với gần 2.500 bích họa trên tường ở Trung Quốc

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Hang động với gần 2.500 bích họa trên tường ở Trung Quốc
Hang động Mạc Cao được ví như "thư viện trên tường" ở Cam Túc nhờ các bức bích họa phủ kín trần hang, tạo nên nét độc đáo ít thấy ở Trung Quốc.

Hang động Mạc Cao hay Thiên Phật động nằm trên Con đường Tơ lụa chiến lược xưa. Bích họa của hang Mạc Cao nếu nối lại với nhau có thể tạo thành một bức tranh nhiều màu sắc dài gần 30 km. Các tác phẩm trên tường hang kể về sự tích Phật giáo, các buổi giảng kinh, thuyết pháp, trong đó có nhiều hình ảnh "phi thiên". Các hình ảnh khác là thần thú, con người, cây cỏ, miêu tả quá trình giao thương dọc theo Con đường Tơ lụa, lịch sử quân sự, khoa học và lối sống của người dân. Vì vậy, hang Mạc Cao còn được gọi là "thư viện trên tường".

Cùng với hang Vân Cương ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây ở phía bắc và hang Long Môn, tỉnh Hà Nam ở miền Trung, hang Mạc Cao trở thành ba địa điểm điêu khắc Phật giáo cổ đại nổi tiếng của Trung Quốc.

Bên ngoài hang Mạc Cao. Ảnh: Lưu Chấn Huy
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Bên ngoài hang Mạc Cao. Ảnh: Lưu Chấn Huy


Bên ngoài hang Mạc Cao. Ảnh: Lưu Chấn Huy

Hang cách trung tâm thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc khoảng 25 km. Ngoài các tác phẩm bích họa, hang cũng thu hút khách quốc tế nhờ các hốc nhỏ đục kỳ công trên vách đá là nơi thiền định của các bậc tăng nhân.

Tương truyền năm Kiến Nguyên thứ hai đời nhà Tần (366), tăng nhân Lạc Tôn đã nhìn thấy trên ngọn núi này lấp lánh ánh hào quang tựa như ngàn Phật. Sau đó, Lạc Tôn cao tăng đã khoét núi làm nên động thờ đầu tiên trên vách núi. Từ thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc (304 - 439) đến thời Nguyên, công trình đào khoét, xây dựng các động thờ được thực hiện xuyên suốt mười triều đại. Các hốc đá thờ là nơi tu hành và truyền đạo của Phật giáo. Đến nay, trên vách núi đã phủ đầy các hốc đá, cầu treo, đường đi to nhỏ nối liền các động thờ này lại với nhau.

Đến đời Đường (thế kỷ VII), Mạc Cao đã có hơn 1.000 hang kích thước lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy, nơi đây còn được gọi là "Hang nghìn phật".
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, thời kỳ Tây Hạ thống trị Đôn Hoàng (sau 1049), hòa thượng ở khu Mạc Cao vì lánh nạn, nên đem lịch sử bảo tàng đặt tại một gian phòng trong hang này, bên ngoài lập một bức tường phong lấp. Sau khi chiến loạn kết thúc, các vị hòa thượng không ai trở lại, gian phòng trở nên bí mật không người biết đến.

Vì chất liệu đá của núi Tam Nguy khá thô cứng, không thể tạc được tượng, cho nên người xưa dùng đất nung, thạch cao để làm chất liệu tạc tượng.

Hang Mạc Cao nhìn từ chính diện. Ảnh: Sgi-usa
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 411.578px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hang Mạc Cao nhìn từ chính diện. Ảnh:

Hang Mạc Cao nhìn từ chính diện. Ảnh: Sgi-usa

Tượng đời Bắc Ngụy dáng dấp to cao, trán rộng, mũi cao, mày dài, tóc quăn, ngực trần, mang đậm sắc thái nghệ thuật Ấn Độ. Những pho tượng đời Đường, gương mặt đầy đặn, nhu hòa, tai to, mũi thấp.

Đời Đường, tượng trong hang Mạc Cao đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Tổng cộng có hơn 670 pho tượng, chiếm hơn 25% tổng số tượng điêu khắc ở đây. Những pho tượng này hoàn toàn mang sắc thái riêng, nét mặt hài hòa, thần thái trang nghiêm, phục sức trang nhã. Tượng Thiên Vương thể hiện rõ phong cách của đấng trượng phu: oai nghiêm, chánh trực, dũng mãnh, cương nghị. Tượng Bồ tát dáng vẻ thoát tục, gương mặt đầy đặn, miệng mỉm cười.

Thời kỳ Minh Thanh về sau, các tượng thạch Mạc Cao bị vùi trong sa mạc, không người chú ý đến, mãi đến năm 1900, khu Mạc Cao mới bắt đầu được khôi phục. Nhìn từ bên ngoài, hang động như một tổ ong gồm các lỗ nhỏ cao thấp. "Khi vào bên trong, sự hấp dẫn chỉ tăng lên", hướng dẫn viên Lưu Chấn Huy, thường dẫn đoàn khách Việt từ TP HCM đến Cam Túc, Trung Quốc cho hay.

Một bức họa trong hang, miêu tả lại cảnh mọi người vừa nhảy múa vừa chơi đàn. Ảnh: Sgi-usa
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 411.578px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Một bức họa trong hang. Ảnh: Sgi-usa

Một bức họa trong hang, miêu tả lại cảnh mọi người vừa nhảy múa vừa chơi đàn. Ảnh: Sgi-usa

Theo Huy, có ba lý do khiến địa điểm này trở nên nổi tiếng và được biết đến rộng rãi. Đầu tiên là tuổi của các tác phẩm nghệ thuật trong hang động, được tạo ra cách đây hơn 1.600 năm. Thứ hai, đây là bộ sưu tập đáng tự hào của người Trung Quốc với 735 hốc đá và 2.415 tác phẩm điêu khắc bằng đất sét màu. Thứ ba, cũng là phần ngoạn mục nhất, là những bức bích họa tuyệt đẹp bao phủ diện tích 45.000 m2, tạo thành một loại phòng trưng bày nghệ thuật Phật giáo cổ đại. Số lượng lớn các bức tượng Phật giáo và di tích văn hóa quý giá, lên tới hơn 50.000 tác phẩm, thu hút nhiều du khách quan tâm. Hang được ví như "Bảo tàng Louvre Phật giáo của phương Đông", Huy nói.

Ngày nay, Trung Quốc còn 492 hang được tạo từ đất sét nguyên vẹn, trong đó 30 hang được phép mở cửa đón khách tham quan. Trong hang Mạc Cao, tượng Phật lớn nhất là Di Lặc, cao 35,5m. Được đánh giá tinh xảo là 5 bức tượng trong hang số 328, gồm tượng Phật tổ Thích ca Như Lai, bên trái là đại đệ tử Maha Ca Diếp, bên phải là đệ tử thân cận của Phật là A-Nan. Bên cạnh hai đệ tử là hai vị Bồ Tát.


Du khách khi vào bên trong tham quan phải trật tự, di chuyển theo hàng, không được chạm vào các bức tường. Thời gian tham quan 60 phút mỗi lượt. Khi đến mỗi phòng, hướng dẫn viên sẽ mở cửa hang cho khách tham quan với chìa khóa được bàn giao từ ban quản lý trước đó. Mỗi ngày chỉ có hai lượt khách tham quan với nhóm 10-20 người. Du khách không được quay phim chụp ảnh bên trong hang động.

Năm 1987, hang Mạc Cao được thêm vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Phí vào cửa là 160 tệ (560.000 đồng) mùa cao điểm và 60 tệ (200.000 đồng) mùa thấp điểm.
 
Bên trên