toringuyen0509
Well-known member
Gần 1 năm kể từ khi tuyên bố quay trở lại tổ chức sự kiện ở Los Angeles Convention Center, ESA, ban tổ chức lâu đời nhất thế giới E3 đã phải tuyên bố kể từ nay về sau, này sẽ không được tổ chức nữa.
Thông tin được ESA gửi cho các đối tác viết, dù E3 “vẫn là một sự kiện được yêu mến”, nhưng sự kiện năm 2023 “không gom được sự quan tâm cần thiết để triển khai triển lãm để mô tả quy mô, sức mạnh và tác động của ngành game.” Nói cách khác, E3 năm nay ế ẩm vì có quá nhiều đơn vị đã từ chối tham dự vì nhiều lý do. ESA cho biết thêm, từ nay về sau sẽ tập trung làm công việc vận động cho quyền lợi của ngành game.
ESA bỏ ngỏ khả năng E3 sẽ quay trở lại trong tương lai. Trước đó, vào năm 2020, COVID-19 đã khiến một lần. Đến năm 2021, sự kiện quay lại dưới dạng trình chiếu online trên các nền tảng, và năm 2022 cũng lại bị hủy để “tập trung thay đổi”, tạo ra tiêu chuẩn cho một hội chợ game dạng hybrid, kết hợp cả livestream trực tuyến lẫn những gian hàng tại Los Angeles Convention Center.
Ở một khía cạnh công bằng, E3 bị chính các hãng game lớn chung tay giết chết, sau khi cảm thấy sự kiện này không còn đem lại lợi ích so với khoản tiền bỏ ra tổ chức từng sự kiện hoành tráng công bố game mới, và cả gian hàng hoành tráng đón hàng trăm nghìn lượt khách tới tham gia hội chợ này. Đó cũng là một dấu hiệu của việc thời thế thay đổi, chí ít là đối với thị trường game.
Vài ngày qua, lần lượt Ubisoft, rồi đến cả Sega lẫn Tencent cũng rút lui khỏi E3. Tất cả họ đều đã và đang có những sự kiện riêng để giới thiệu game các studio của họ phát triển, lên mạng là xem được, và độ phủ cũng chẳng thua kém gì E3, vì dù sao hàng chục triệu lượt người theo dõi những buổi họp báo hoành tráng cũng chỉ ngồi trước màn hình máy tính hoặc TV, mở YouTube và Twitch lên để xem những trò chơi mới được hé lộ. Bỏ làm E3 vừa tiết kiệm, vừa có thể tập trung cho những showcase riêng, và sau đó là những sự kiện mới hấp dẫn hơn, độ phủ càng lúc càng lớn hơn so với E3, chẳng hạn như The Game Awards tổ chức cuối năm.
E3 bắt đầu suy tàn đúng ở cái thời điểm Nintendo và Sony dừng xuất hiện tại đây, hoặc giảm quy mô trình diễn ở hội chợ. Lần cuối cùng Sony góp mặt tại E3 là 5 năm về trước, 2018, nơi họ có một sự kiện chỉ chiếu hàng loạt trailer game mới.
Rõ ràng, những gã khổng lồ của làng game xuất hiện tại E3 mới là thứ khiến chúng ta háo hức mỗi kỳ hội chợ game diễn ra ở Mỹ. Lúc này, E3 không còn là một hội chợ thương mại đơn thuần nữa. Nó là một sàn đấu đúng nghĩa, nơi chúng ta so kè xem hãng nào có nhiều trailer game đỉnh hơn, hãng nào có những công bố giá máy game hấp dẫn và cuốn hút hơn. Nếu không phải vì thế thì tại sao năm nào cũng có những bài tổng hợp “kẻ thắng người thua ở E3”?
Bằng chứng rõ ràng nhất chính là năm 2013, khi Sony và Microsoft ra mắt Xbox One và PS4. Phản hồi của cộng đồng thế nào hẳn anh em còn nhớ:
Nhưng, có hãng game nào muốn chiều lòng cộng đồng gamer tới mức mỗi năm một lần họ lại hóa thân thành một chiến binh, lao vào trận chiến ở sàn đấu mang tên E3, để rồi có nguy cơ tự biến họ thành trò cười? Tại sao không làm một việc đơn giản là rút lui khỏi cái sự kiện đầy tốn kém, để về tự sản xuất nội dung tổng hợp giới thiệu game mới, rồi chiếu chúng trên YouTube, nơi hầu hết chỉ có các fan trung thành theo dõi?
Là một hãng game, mục tiêu quan trọng nhất là quản lý hoàn hảo mọi quy trình, từ giới thiệu game mới cho tới quá trình đặt hàng trước và sau đó là phát hành. Bỗng nhiên, E3 từ một bữa tiệc đối với cộng đồng gamer lại trở thành một trận chiến, nơi những dự án trị giá cả trăm triệu USD của các hãng game bị đem ra so sánh, và có nguy cơ bị chê bai nếu đối thủ có một tác phẩm ấn tượng hơn hẳn. Từ bỏ E3 âu cũng là chuyện dễ hiểu.
Và đấy chính là nguyên nhân E3 kể từ nay sẽ không còn tồn tại.