linh_449
Linh Linhh
Cà chua là một thực phẩm dinh dưỡng, chiếm đến 95% là nước và có thể giúp hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều cà chua có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, thận, tiết niệu và các vấn đề về sức khỏe khác.
1. Thành phần dinh dưỡng trong cà chua
Trong 100gram cà chua, có thể tìm thấy các thành phần dinh dưỡng sau:
Thành phần dinh dưỡng trong cà chua
2. Lợi ích của cà chua
Với những công dụng tuyệt vời, cà chua được thêm vào nhiều món ăn như nước sốt mì Ý, tương cà, súp và cà ri, salad, pha cocktail. Một trong những tác dụng được nhiều người biết đến nhất của cà chua là có tác dụng bảo vệ tim mạch. Bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống có tác dụng tích cực đến mức lipid máu và huyết áp nhờ hàm lượng lycopene của nó. Nhờ đó, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra, việc tiêu thụ cà chua có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như cholesterol cao, béo phì và ung thư. Một nghiên cứu nhỏ vào tháng 1 năm 2017 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng việc uống nước ép cà chua thường xuyên có thể giúp cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng ở nam giới, từ đó hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Montreal, một chế độ ăn giàu các sản phẩm làm từ cà chua có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lycopene có trong cà chua làm giảm 31% nguy cơ ung thư tuyến tụy ở những người đàn ông có lượng carotenoid hấp thụ cao nhất và thấp nhất.
Cà chua chứa cả ba chất chống oxy hóa mạnh như: beta-carotene (có hoạt tính vitamin A trong cơ thể), vitamin E và vitamin C. Ngoài ra, cà chua cũng rất giàu kali. Đây là một loại khoáng chất mà hầu hết cơ thể chúng ta đều thiếu. Trong khi đó, một cốc nước ép cà chua chứa 534 miligam kali và 1/2 cốc nước sốt cà chua có 454 miligam kali.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio, khi cà chua được ăn cùng với chất béo lành mạnh như bơ hoặc dầu ô liu, cơ thể có khả năng hấp thụ các chất phytochemical carotenoid trong cà chua tăng gấp 2 đến 15 lần. Ngoài ra, cà chua còn đem lại những lợi ích sức khỏe khác như: tăng nồng độ lycopenein trong sữa mẹ.
Xơ vữa động mạch có thể được ngăn ngừa thông qua việc bổ sung cà chua ngày hàng
3. Hàng ngày ăn cà chua nhiều có tốt không?
Nhìn chung, cà chua rất an toàn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thực phẩm khác, cà chua cũng có những mặt hại nếu như không được sử dụng đúng cách. Việc tiêu thụ cà chua thường xuyên và quá nhiều đều có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ, cà chua là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau nửa đầu. Thực tế, khi ăn quá nhiều cà chua, bạn có thể gặp phải các triệu chứng của trào ngược axit. Trong cà chua chứa một lượng lớn axit malic và axit xitric sẽ gây kích hoạt bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ngoài ra, ăn quá nhiều cà chua cũng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa khác như hội chứng ruột kích thích (IBS). Một số triệu chứng mà bệnh nhân IBS thường gặp như: đầy hơi, tiêu chảy...
Trong cà chua có chứa lycopene - một loại carotenoid. Khi ăn quá nhiều cà chua, nó có thể dẫn đến một lượng lớn lycopene tích tụ trong máu. Mặc dù lycopene không có hại cho nó sẽ dẫn đến tình trạng đổi màu da sang màu cam. Tình trạng này có thể tự biến mất trong một thời gian ngắn. Một số trường hợp có thể mắc chứng không dung nạp hoặc dị ứng với cà chua. Cây cà chua có nhiều loại hợp chất mà cơ thể bạn có thể phản ứng, bao gồm b-fructofuranosidase, profilin, superoxide dismutase, pectinesterase, polygalacturonase và các protein chuyển lipid cyclophilin, lyc e-2 và lyc e-3. Các hợp chất này có thể gây dị ứng.
Khi ăn cà chua với một số thực phẩm có tính axit và đồ uống có chứa caffein như cà phê và trà có khả năng gây kích thích bàng quang. Những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tiết niệu như són tiểu.
Ăn cà chua nhiều có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu
Ngoài ra, cà chua chứa glycoalkaloids độc hại, nhất là cà chua xanh có các hợp chất glycoalkaloid như solanin, a-tomatine và dehydrotomatin. Chất Glycoalkaloids có thể gây rối loạn tiêu hóa và đau bụng. Chất này cũng bị nghi ngờ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Điều này có nghĩa là tiêu thụ quá nhiều cà chua có thể làm trầm trọng thêm cơn đau mãn tính và các tình trạng viêm đau như viêm khớp.
Cuối cùng, cà chua có thể không đem lại những lợi ích cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Mặc dù các chất dinh dưỡng trong cà chua sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về thận, nhưng ăn cà chua có thể không phù hợp với những người đã có vấn đề về thận trước đó. Bởi trong cà chua có chứa oxalat và canxi. Cả hai chất này đều là nguyên nhân hình thành sỏi thận. Do đó, nếu bạn đang mắc các vấn đề về thận, tiêu hóa nên hạn chế ăn cà chua trong chế độ ăn hàng ngày.
1. Thành phần dinh dưỡng trong cà chua
Trong 100gram cà chua, có thể tìm thấy các thành phần dinh dưỡng sau:
- Lượng calo: 18
- Nước: 95%
- Chất đạm: 0,9 gam
- Carb: 3,9 gam
- Đường: 2,6 gam
- Chất xơ: 1,2 gam
- Chất béo: 0,2 gam
- Carb bao gồm 4% cà chua sống, có ít hơn 5 gam carbs cho một mẫu vật trung bình (123 gam).
- Đường đơn như glucose và fructose, chiếm gần 70% hàm lượng carb.
Thành phần dinh dưỡng trong cà chua
2. Lợi ích của cà chua
Với những công dụng tuyệt vời, cà chua được thêm vào nhiều món ăn như nước sốt mì Ý, tương cà, súp và cà ri, salad, pha cocktail. Một trong những tác dụng được nhiều người biết đến nhất của cà chua là có tác dụng bảo vệ tim mạch. Bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống có tác dụng tích cực đến mức lipid máu và huyết áp nhờ hàm lượng lycopene của nó. Nhờ đó, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Ngoài ra, việc tiêu thụ cà chua có thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như cholesterol cao, béo phì và ung thư. Một nghiên cứu nhỏ vào tháng 1 năm 2017 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á - Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng việc uống nước ép cà chua thường xuyên có thể giúp cải thiện khả năng di chuyển của tinh trùng ở nam giới, từ đó hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Montreal, một chế độ ăn giàu các sản phẩm làm từ cà chua có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lycopene có trong cà chua làm giảm 31% nguy cơ ung thư tuyến tụy ở những người đàn ông có lượng carotenoid hấp thụ cao nhất và thấp nhất.
Cà chua chứa cả ba chất chống oxy hóa mạnh như: beta-carotene (có hoạt tính vitamin A trong cơ thể), vitamin E và vitamin C. Ngoài ra, cà chua cũng rất giàu kali. Đây là một loại khoáng chất mà hầu hết cơ thể chúng ta đều thiếu. Trong khi đó, một cốc nước ép cà chua chứa 534 miligam kali và 1/2 cốc nước sốt cà chua có 454 miligam kali.
Theo một nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio, khi cà chua được ăn cùng với chất béo lành mạnh như bơ hoặc dầu ô liu, cơ thể có khả năng hấp thụ các chất phytochemical carotenoid trong cà chua tăng gấp 2 đến 15 lần. Ngoài ra, cà chua còn đem lại những lợi ích sức khỏe khác như: tăng nồng độ lycopenein trong sữa mẹ.
Xơ vữa động mạch có thể được ngăn ngừa thông qua việc bổ sung cà chua ngày hàng
3. Hàng ngày ăn cà chua nhiều có tốt không?
Nhìn chung, cà chua rất an toàn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thực phẩm khác, cà chua cũng có những mặt hại nếu như không được sử dụng đúng cách. Việc tiêu thụ cà chua thường xuyên và quá nhiều đều có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ, cà chua là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau nửa đầu. Thực tế, khi ăn quá nhiều cà chua, bạn có thể gặp phải các triệu chứng của trào ngược axit. Trong cà chua chứa một lượng lớn axit malic và axit xitric sẽ gây kích hoạt bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ngoài ra, ăn quá nhiều cà chua cũng có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa khác như hội chứng ruột kích thích (IBS). Một số triệu chứng mà bệnh nhân IBS thường gặp như: đầy hơi, tiêu chảy...
Trong cà chua có chứa lycopene - một loại carotenoid. Khi ăn quá nhiều cà chua, nó có thể dẫn đến một lượng lớn lycopene tích tụ trong máu. Mặc dù lycopene không có hại cho nó sẽ dẫn đến tình trạng đổi màu da sang màu cam. Tình trạng này có thể tự biến mất trong một thời gian ngắn. Một số trường hợp có thể mắc chứng không dung nạp hoặc dị ứng với cà chua. Cây cà chua có nhiều loại hợp chất mà cơ thể bạn có thể phản ứng, bao gồm b-fructofuranosidase, profilin, superoxide dismutase, pectinesterase, polygalacturonase và các protein chuyển lipid cyclophilin, lyc e-2 và lyc e-3. Các hợp chất này có thể gây dị ứng.
Khi ăn cà chua với một số thực phẩm có tính axit và đồ uống có chứa caffein như cà phê và trà có khả năng gây kích thích bàng quang. Những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tiết niệu như són tiểu.
Ăn cà chua nhiều có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu
Ngoài ra, cà chua chứa glycoalkaloids độc hại, nhất là cà chua xanh có các hợp chất glycoalkaloid như solanin, a-tomatine và dehydrotomatin. Chất Glycoalkaloids có thể gây rối loạn tiêu hóa và đau bụng. Chất này cũng bị nghi ngờ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Điều này có nghĩa là tiêu thụ quá nhiều cà chua có thể làm trầm trọng thêm cơn đau mãn tính và các tình trạng viêm đau như viêm khớp.
Cuối cùng, cà chua có thể không đem lại những lợi ích cho bệnh nhân mắc bệnh thận. Mặc dù các chất dinh dưỡng trong cà chua sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về thận, nhưng ăn cà chua có thể không phù hợp với những người đã có vấn đề về thận trước đó. Bởi trong cà chua có chứa oxalat và canxi. Cả hai chất này đều là nguyên nhân hình thành sỏi thận. Do đó, nếu bạn đang mắc các vấn đề về thận, tiêu hóa nên hạn chế ăn cà chua trong chế độ ăn hàng ngày.