TRUONGTRINH
Well-known member
Thừa Thiên - Huế Hàng nghìn du khách và tín đồ đã về dự lễ hội điện Huệ Nam bên dòng sông Hương nhằm ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu.
Lễ hội điện Huệ Nam (Hòn Chén) là lễ hội lớn nhất của những người theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu, diễn ra ngày 11-13/8, theo Tổng hội Thờ Mẫu. Trong nghi thức, Tổng hội sẽ cung nghinh Thánh Mẫu từ thánh đường trên đường Chi Lăng, phường Gia Hội, theo đường sông lên điện Huệ Nam cách đó hơn 12 km.
Điện Huệ Nam nằm bên dòng sông Hương, nguyên là ngôi đền thờ nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần Po Nagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, tạo ra Trái Đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo.
Không gian thờ Thánh Mẫu tại thánh đường Tổng hội Thờ Mẫu được trang trí hương đèn.
Theo các tài liệu lịch sử, trong quá trình phát triển, người Việt tiếp nhận và gọi nữ thần Po Nagar là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức hai lần trong năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, nhằm ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu đối với người dân địa phương.
Những người theo tín ngưỡng Thánh Mẫu tham gia lễ hội sẽ hóa trang thành tiên cô, quan quân xưa tham gia lễ rước.
Một người theo đạo thờ Thánh Mẫu hóa trang thành quan quân, mang đao tham gia đoàn rước.
Theo quan niệm của người theo Thánh Mẫu, thế giới có ba cõi là Thượng thiên, Thượng ngàn và Thủy phủ. Mỗi cõi do một vị Thánh Mẫu đứng đầu. Dưới mỗi mẫu lại có các thánh bà hầu hạ, thường gọi là Đức Chầu. Dưới quyền sai phái của mẫu còn có năm vị quan lớn, 10 ông hoàng, 12 tiên cô, các cậu quận và những vong linh chết non hiển linh thường được gọi là các cô bé hay cậu.
Ngoài ra, tín ngưỡng này còn thờ cả Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Quan Công, Sơn Tinh, Thủy Tinh lẫn Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Thuyền rồng cung nghinh Thánh Mẫu đi dọc sông Hương lên điện Huệ Nam ở xã Hương Thọ, TP Huế.
Thông thường, sau ba ngày lễ hội, Thánh Mẫu sẽ được đưa về lại thánh đường.
Thuyền rồng chở du khách và các đoàn về tham gia lễ hội đậu chật kín trước và hai bên điện Huệ Nam.
Lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu lên điện Huệ Nam ngoài ý nghĩa tâm linh cũng tạo nên một điểm nhấn đặc biệt cho lễ hội khi hàng chục thuyền nối đuôi nhau ngược dòng sông Hương.
Người dân và du khách mang lễ vật chen chân chờ đến lượt vào không gian điện Huệ Nam dâng lễ.
Không gian bên trong điện Huệ Nam, nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Người tham dự lễ hội điện Huệ Nam hóa trang thành tiên cô thành kính dâng lễ Thánh Mẫu.
Chị Nguyễn Thị Chung, 40 tuổi ở Quảng Nam, cho biết chị và gia đình năm nào cũng mang lễ vật là hoa quả dâng lễ lên Thánh Mẫu tại điện Huệ Nam. "Trước khi lễ hội diễn ra, Tổng hội đã thông báo về các lịch trình cụ thể để anh chị em từ khắp mọi nơi trở về đây để tỏ lòng thành kính lên Thánh Mẫu", chị Chung nói. Các lễ vật dâng cúng đều để lại, chỉ lấy vàng mã đi đốt tại lò.
Khu vực xung quanh điện Huệ Nam chật kín người dân và du khách thập phương về tham dự.
Võ Thạnh
Lễ hội điện Huệ Nam (Hòn Chén) là lễ hội lớn nhất của những người theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu, diễn ra ngày 11-13/8, theo Tổng hội Thờ Mẫu. Trong nghi thức, Tổng hội sẽ cung nghinh Thánh Mẫu từ thánh đường trên đường Chi Lăng, phường Gia Hội, theo đường sông lên điện Huệ Nam cách đó hơn 12 km.
Điện Huệ Nam nằm bên dòng sông Hương, nguyên là ngôi đền thờ nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần Po Nagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, tạo ra Trái Đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo.
Không gian thờ Thánh Mẫu tại thánh đường Tổng hội Thờ Mẫu được trang trí hương đèn.
Theo các tài liệu lịch sử, trong quá trình phát triển, người Việt tiếp nhận và gọi nữ thần Po Nagar là Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Lễ hội điện Huệ Nam được tổ chức hai lần trong năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, nhằm ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu đối với người dân địa phương.
Những người theo tín ngưỡng Thánh Mẫu tham gia lễ hội sẽ hóa trang thành tiên cô, quan quân xưa tham gia lễ rước.
Một người theo đạo thờ Thánh Mẫu hóa trang thành quan quân, mang đao tham gia đoàn rước.
Theo quan niệm của người theo Thánh Mẫu, thế giới có ba cõi là Thượng thiên, Thượng ngàn và Thủy phủ. Mỗi cõi do một vị Thánh Mẫu đứng đầu. Dưới mỗi mẫu lại có các thánh bà hầu hạ, thường gọi là Đức Chầu. Dưới quyền sai phái của mẫu còn có năm vị quan lớn, 10 ông hoàng, 12 tiên cô, các cậu quận và những vong linh chết non hiển linh thường được gọi là các cô bé hay cậu.
Ngoài ra, tín ngưỡng này còn thờ cả Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Quan Công, Sơn Tinh, Thủy Tinh lẫn Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Thuyền rồng cung nghinh Thánh Mẫu đi dọc sông Hương lên điện Huệ Nam ở xã Hương Thọ, TP Huế.
Thông thường, sau ba ngày lễ hội, Thánh Mẫu sẽ được đưa về lại thánh đường.
Thuyền rồng chở du khách và các đoàn về tham gia lễ hội đậu chật kín trước và hai bên điện Huệ Nam.
Lễ rước cung nghinh Thánh Mẫu lên điện Huệ Nam ngoài ý nghĩa tâm linh cũng tạo nên một điểm nhấn đặc biệt cho lễ hội khi hàng chục thuyền nối đuôi nhau ngược dòng sông Hương.
Người dân và du khách mang lễ vật chen chân chờ đến lượt vào không gian điện Huệ Nam dâng lễ.
Không gian bên trong điện Huệ Nam, nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Người tham dự lễ hội điện Huệ Nam hóa trang thành tiên cô thành kính dâng lễ Thánh Mẫu.
Chị Nguyễn Thị Chung, 40 tuổi ở Quảng Nam, cho biết chị và gia đình năm nào cũng mang lễ vật là hoa quả dâng lễ lên Thánh Mẫu tại điện Huệ Nam. "Trước khi lễ hội diễn ra, Tổng hội đã thông báo về các lịch trình cụ thể để anh chị em từ khắp mọi nơi trở về đây để tỏ lòng thành kính lên Thánh Mẫu", chị Chung nói. Các lễ vật dâng cúng đều để lại, chỉ lấy vàng mã đi đốt tại lò.
Khu vực xung quanh điện Huệ Nam chật kín người dân và du khách thập phương về tham dự.
Võ Thạnh