Võ Xuân Trường
Well-known member
Hang Thẩm Púa - di tích ít người biết trong quần thể Chiến trường Điện Biên Phủ
Hang Thẩm Púa là nơi đặt Sở Chỉ huy đầu tiên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng đến nay di tích này vẫn chưa được đưa vào khai thác du lịch nên ít người biết đến.
Hang Thẩm Púa - nơi đặt Sở chỉ huy đầu tiên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Quang Đạt
Khảo sát để khai thác
Hang Thẩm Púa nằm trên địa bàn xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên - cách TP Điện Biên Phủ hơn 60km. Đây vốn là nơi đặt Sở Chỉ huy đầu tiên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và hiện nay là điểm di tích thành phần thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Theo các tài liệu lịch sử, Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng tại hang Thẩm Púa 32 ngày (từ ngày 17.12.1953 đến 17.1.1954). Khu vực này có núi non hiểm trở, vách núi hầu hết có độ cao trên 800m nên là địa điểm khá an toàn để đặt Sở Chỉ huy.
Tại đây dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng để quân và dân ta làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Hang Thẩm Púa nằm sâu giữa những dãy núi cao.
Tuy nhiên, trải qua hơn 70 năm, đến nay, hang Thẩm Púa vẫn là một nơi hoang sơ chưa được đầu tư khai thác, quảng bá nên chưa có nhiều người biết đến.
Sáng 10.6, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Đạo - Giám đốc Ban Quản lý di tích (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên) - cho biết, hang Thẩm Púa là một trong 23 điểm di tích đã được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khoanh vùng bảo vệ.
Tuy nhiên, theo phân cấp, di tích hang Thẩm Púa nằm trên địa phận huyện Tuần Giáo nên thuộc quyền quản lý, khai thác của huyện Tuần Giáo. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên chỉ quản lý chung về mặt quản lý Nhà nước.
Nơi đặt Sở chỉ huy đầu tiên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cách TP Điện Biên phủ hơn 60km.
"Mới đây, Ban quản lý di tích cũng đã cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đơn vị Quân đội đi khảo sát, đánh giá hiện trạng tại điểm di tích này. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên giao UBND huyện Tuần Giáo bố trí nguồn lực, đầu tư và đưa vào khai thác, phục vụ người dân tham quan" - ông Nguyễn Anh Đạo cho biết thêm.
Phía trong hang Thẩm Púa vẫn được giữ nguyên vẹn với nhiều thạch nhũ rất đẹp.
Sở Chỉ huy đầu tiên - nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng
Ngày 12.1.1954, Hội nghị Đảng ủy Mặt trận đã được triệu tập tại Hang Thẩm Púa. Sau đó phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” đã được đưa ra với sự nhất trí cao vì khi đó quân ta đang quyết tâm chiến đấu rất cao, lại có trọng pháo và pháo cao xạ, có khả năng tạo bất ngờ và chiến thắng.
Ngay sau đó, ngày 14.1.1954, trên sa bàn lớn bằng cát, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã họp bàn và quyết định thực hiện phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” trong 3 đêm 2 ngày.
Ngày 15.1.1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch đôn đốc các đơn vị mở đường để kéo pháo vào trận địa. Sau đó, để bảo đảm thuận tiện cho việc chỉ huy chiến dịch, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã quyết định di chuyển đến địa điểm thứ 2 tại hang Huổi He (thuộc xã Nà Tấu, TP Điện Biên Phủ).
Ngày 18.1.1954, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức chuyển đến hang Huổi He.
Đến ngày 31.1.1954 Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ một lần nữa lại được di chuyển về xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ - đây là điểm thứ 3 và cũng là điểm cuối cùng đặt Sở chỉ huy cho đến ngày 15.5.1954, sau khi kết thúc chiến dịch.
Hang Thẩm Púa là nơi đặt Sở Chỉ huy đầu tiên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng đến nay di tích này vẫn chưa được đưa vào khai thác du lịch nên ít người biết đến.
Khảo sát để khai thác
Hang Thẩm Púa nằm trên địa bàn xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên - cách TP Điện Biên Phủ hơn 60km. Đây vốn là nơi đặt Sở Chỉ huy đầu tiên trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và hiện nay là điểm di tích thành phần thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Theo các tài liệu lịch sử, Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng tại hang Thẩm Púa 32 ngày (từ ngày 17.12.1953 đến 17.1.1954). Khu vực này có núi non hiểm trở, vách núi hầu hết có độ cao trên 800m nên là địa điểm khá an toàn để đặt Sở Chỉ huy.
Tại đây dưới sự chỉ đạo của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bộ chỉ huy chiến dịch đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng để quân và dân ta làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Tuy nhiên, trải qua hơn 70 năm, đến nay, hang Thẩm Púa vẫn là một nơi hoang sơ chưa được đầu tư khai thác, quảng bá nên chưa có nhiều người biết đến.
Sáng 10.6, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Đạo - Giám đốc Ban Quản lý di tích (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên) - cho biết, hang Thẩm Púa là một trong 23 điểm di tích đã được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khoanh vùng bảo vệ.
Tuy nhiên, theo phân cấp, di tích hang Thẩm Púa nằm trên địa phận huyện Tuần Giáo nên thuộc quyền quản lý, khai thác của huyện Tuần Giáo. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên chỉ quản lý chung về mặt quản lý Nhà nước.
"Mới đây, Ban quản lý di tích cũng đã cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đơn vị Quân đội đi khảo sát, đánh giá hiện trạng tại điểm di tích này. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên giao UBND huyện Tuần Giáo bố trí nguồn lực, đầu tư và đưa vào khai thác, phục vụ người dân tham quan" - ông Nguyễn Anh Đạo cho biết thêm.
Sở Chỉ huy đầu tiên - nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng
Ngày 12.1.1954, Hội nghị Đảng ủy Mặt trận đã được triệu tập tại Hang Thẩm Púa. Sau đó phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” đã được đưa ra với sự nhất trí cao vì khi đó quân ta đang quyết tâm chiến đấu rất cao, lại có trọng pháo và pháo cao xạ, có khả năng tạo bất ngờ và chiến thắng.
Ngay sau đó, ngày 14.1.1954, trên sa bàn lớn bằng cát, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã họp bàn và quyết định thực hiện phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” trong 3 đêm 2 ngày.
Ngày 15.1.1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch đôn đốc các đơn vị mở đường để kéo pháo vào trận địa. Sau đó, để bảo đảm thuận tiện cho việc chỉ huy chiến dịch, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã quyết định di chuyển đến địa điểm thứ 2 tại hang Huổi He (thuộc xã Nà Tấu, TP Điện Biên Phủ).
Ngày 18.1.1954, Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức chuyển đến hang Huổi He.
Đến ngày 31.1.1954 Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ một lần nữa lại được di chuyển về xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ - đây là điểm thứ 3 và cũng là điểm cuối cùng đặt Sở chỉ huy cho đến ngày 15.5.1954, sau khi kết thúc chiến dịch.