Sản lượng xe quý II của Lucid Group - một hãng xe điện của Mỹ - giảm so với quý đầu năm, do gặp khó về chuỗi cung ứng và cuộc chiến hạ giá.
Hãng xe điện Mỹ Lucid Group hôm 12/7 cho biết đã giao 1.404 xe trong quý II, tương đương quý I. Tuy nhiên, sản xuất lại giảm 6%, xuống 2.173 chiếc. Thông tin này khiến cổ phiếu hãng xe điện Mỹ giảm 12% trong phiên giao dịch cùng ngày..
Startup này gần đây chật vật tăng sản xuất do vấn đề về chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cuộc chiến hạ giá xe điện do Tesla khơi mào hồi tháng 1 càng khiến cạnh tranh khó khăn hơn.
Lucid đã hạ dự báo sản lượng năm nay. Trong quý I, họ cũng đạt doanh thu thấp hơn dự báo do cuộc chiến giá và lãi suất tăng.
Một chiếc Lucid Air trưng bày tại Arizona. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đánh giá mạch tăng trưởng của Lucid đã đứt gãy và tốc độ tăng sản lượng của họ đặc biệt đáng thất vọng, nhất là khi đã xây nhà máy mới ở Casa Grande, Arizona", Garrett Nelson – nhà phân tích tại CFRA cho biết.
Chiếc sedan cao cấp Lucid Air có giá khởi điểm 87.400 USD, cạnh tranh trực tiếp với Model S của Tesla (88.490 USD). Nelson cho rằng việc giảm giá mạnh tay với Lucid Air là cần thiết để kích cầu trong bối cảnh cạnh tranh tăng.
Lucid từ lâu đã phải chật vật vì thiếu tiền mặt. Hồi tháng 5, họ công bố kế hoạch huy động 3 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu. Gần hai phần ba số này sẽ đến từ cổ đông lớn nhất, là quỹ đầu tư quốc gia của Arab Saudi PIF.
Tháng trước, Lucid ký hợp đồng với hãng xe Anh Aston Martin. Theo đó, Aston Martin sẽ mua 3,7% cổ phần Lucid để tiếp cận công nghệ pin và hệ thống truyền động của xe điện. Lucid cho biết sẽ công bố báo cáo tài chính quý II vào đầu tháng sau.
Từng là con cưng của các nhà đầu tư, các hãng xe điện toàn cầu đang vật lộn với thanh khoản thấp, các vấn đề về vận hành và cạnh tranh khắc nghiệt. Ngoài Lucid, hãng xe điện khác tại Mỹ là Rivian Automotive cũng đang đối mặt với thời kỳ khó khăn khi dự trữ tiền mặt co lại.
Cuối tháng trước, Lordstown Motors - hãng xe điện từng được Foxconn đầu tư – nộp đơn xin phá sản, đồng thời rao bán mình sau khi không giải quyết được tranh chấp hiện có.
WM Motor đầu năm phải dừng phần lớn hoạt động sản xuất, sa thải nhân viên và đóng nhiều cửa hàng vì hết tiền, nợ nần. Tháng 5, Letin Auto – nổi tiếng với hatchback điện 4.000 USD, cũng nộp đơn xin phá sản vì không huy động được thêm vốn mới.
NIO - hãng xe điện Trung Quốc được gọi là "sát thủ Tesla" - phải đốt thêm tiền để cạnh tranh tại thị trường xe điện lớn nhất thế giới. XPeng - một startup đình đám khác của Trung Quốc đã niêm yết tại Mỹ - cũng ghi nhận doanh số giảm từ tháng 9 năm ngoái, dù đã giảm hơn 10% giá xe từ đầu năm nay.
Hãng xe điện Mỹ Lucid Group hôm 12/7 cho biết đã giao 1.404 xe trong quý II, tương đương quý I. Tuy nhiên, sản xuất lại giảm 6%, xuống 2.173 chiếc. Thông tin này khiến cổ phiếu hãng xe điện Mỹ giảm 12% trong phiên giao dịch cùng ngày..
Startup này gần đây chật vật tăng sản xuất do vấn đề về chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cuộc chiến hạ giá xe điện do Tesla khơi mào hồi tháng 1 càng khiến cạnh tranh khó khăn hơn.
Lucid đã hạ dự báo sản lượng năm nay. Trong quý I, họ cũng đạt doanh thu thấp hơn dự báo do cuộc chiến giá và lãi suất tăng.
Một chiếc Lucid Air trưng bày tại Arizona. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đánh giá mạch tăng trưởng của Lucid đã đứt gãy và tốc độ tăng sản lượng của họ đặc biệt đáng thất vọng, nhất là khi đã xây nhà máy mới ở Casa Grande, Arizona", Garrett Nelson – nhà phân tích tại CFRA cho biết.
Chiếc sedan cao cấp Lucid Air có giá khởi điểm 87.400 USD, cạnh tranh trực tiếp với Model S của Tesla (88.490 USD). Nelson cho rằng việc giảm giá mạnh tay với Lucid Air là cần thiết để kích cầu trong bối cảnh cạnh tranh tăng.
Lucid từ lâu đã phải chật vật vì thiếu tiền mặt. Hồi tháng 5, họ công bố kế hoạch huy động 3 tỷ USD thông qua phát hành cổ phiếu. Gần hai phần ba số này sẽ đến từ cổ đông lớn nhất, là quỹ đầu tư quốc gia của Arab Saudi PIF.
Tháng trước, Lucid ký hợp đồng với hãng xe Anh Aston Martin. Theo đó, Aston Martin sẽ mua 3,7% cổ phần Lucid để tiếp cận công nghệ pin và hệ thống truyền động của xe điện. Lucid cho biết sẽ công bố báo cáo tài chính quý II vào đầu tháng sau.
Từng là con cưng của các nhà đầu tư, các hãng xe điện toàn cầu đang vật lộn với thanh khoản thấp, các vấn đề về vận hành và cạnh tranh khắc nghiệt. Ngoài Lucid, hãng xe điện khác tại Mỹ là Rivian Automotive cũng đang đối mặt với thời kỳ khó khăn khi dự trữ tiền mặt co lại.
Cuối tháng trước, Lordstown Motors - hãng xe điện từng được Foxconn đầu tư – nộp đơn xin phá sản, đồng thời rao bán mình sau khi không giải quyết được tranh chấp hiện có.
WM Motor đầu năm phải dừng phần lớn hoạt động sản xuất, sa thải nhân viên và đóng nhiều cửa hàng vì hết tiền, nợ nần. Tháng 5, Letin Auto – nổi tiếng với hatchback điện 4.000 USD, cũng nộp đơn xin phá sản vì không huy động được thêm vốn mới.
NIO - hãng xe điện Trung Quốc được gọi là "sát thủ Tesla" - phải đốt thêm tiền để cạnh tranh tại thị trường xe điện lớn nhất thế giới. XPeng - một startup đình đám khác của Trung Quốc đã niêm yết tại Mỹ - cũng ghi nhận doanh số giảm từ tháng 9 năm ngoái, dù đã giảm hơn 10% giá xe từ đầu năm nay.