Nguyễn May
Well-known member
Đóng danh sách các ứng dụng đang chạy là điều nhiều người thực hiện để giúp tiết kiệm pin và giải phóng bộ nhớ của iPhone. Trên thực tế, hành động này không có tác dụng như nhiều người đang lầm tưởng.
Nếu đã từng sử dụng iPhone, chắc hẳn bạn cũng đã không ít lần nhấn đúp vào nút Home (đối với iPhone đời cũ) hoặc vuốt ngón tay từ dưới màn hình để mở danh sách các ứng dụng đang chạy, sau đó đóng danh sách này, với niềm tin hành động này sẽ tiết kiệm pin và giúp iPhone hoạt động mượt mà hơn.
Nhiều người thường đóng danh sách các ứng dụng chạy gần đây trên iPhone với hy vọng điều này sẽ giúp thiết bị tiết kiệm pin hơn (Ảnh minh họa: iMore).
Trên thực tế, hành động này không "thần thánh" như nhiều người đang lầm tưởng, thậm chí có thể khiến iPhone hoạt động chậm và tiêu tốn nhiều pin hơn.
Vào năm 2016, một người dùng đã gửi email trực tiếp cho CEO Tim Cook để đặt câu hỏi liệu việc đóng các ứng dụng đang chạy trên iPhone có giúp tiết kiệm pin và thiết bị hoạt động mượt mà hơn hay không.
Khi nhận được câu hỏi này, Craig Federighi - Phó Chủ tịch phụ trách phát triển phần mềm của Apple - đã viết email phản hồi với nội dung: "Xin chào. Tôi biết bạn đã đặt câu hỏi cho Tim, nhưng ít nhất hãy cho tôi có ý kiến. Câu trả lời là: Không và không. Cảm ơn vì đã trở thành người dùng của Apple".
Email phản hồi của Craig Federighi về việc đóng ứng dụng đang chạy gần đây trên iPhone có giúp tiết kiệm pin hay không (Ảnh: 9to5Mac).
Scotty Loveless, một kỹ sư phần mềm làm việc tại Apple, đã giải thích rõ hơn về điều này. Theo đó, khi người dùng chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác trên iPhone, những ứng dụng bị thu nhỏ sẽ được đưa vào chế độ đóng băng.
Các ứng dụng đóng băng trên iOS thường chỉ chiếm một lượng nhỏ dữ liệu trên bộ nhớ RAM, không tiêu tốn đáng kể đến bộ nhớ và thời lượng pin, điều này sẽ giúp người dùng quay trở lại các ứng dụng đó được nhanh chóng hơn.
Trong khi đó, nếu người dùng đóng toàn bộ các ứng dụng, dữ liệu của ứng dụng trên bộ nhớ RAM sẽ được giải phóng hoàn toàn và khi họ quay trở lại các ứng dụng đó sẽ phải mất nhiều thời gian và tiêu tốn nhiều pin hơn để khởi chạy ứng dụng từ đầu.
Điều này cũng tương tự như việc người dùng tắt điều hòa trong một thời gian ngắn khi ra khỏi phòng, sau đó bật lại điều hòa thì sẽ tốn nhiều tiền điện hơn so với việc để điều hòa hoạt động liên tục trong thời gian đó, do máy nén sẽ phải khởi động lại từ đầu.
Vậy thao tác vuốt lên để đóng các ứng dụng chạy gần đây trên iPhone có tác dụng gì?
Scotty Loveless cho rằng việc nhấn đúp nút Home hay lướt ngón tay từ cạnh dưới lên trên màn hình iPhone chỉ nhằm mục đích mở danh sách các ứng dụng đã chạy gần đây trên iOS và chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng được nhanh chóng hơn, thay vì mục đích hiển thị danh sách các ứng dụng đang chạy ngầm.
Nền tảng iOS có cơ chế chạy đa nhiệm khác biệt so với hệ điều hành Windows hay Mac trên máy tính. Trên Windows hay Mac có thể chạy song song nhiều phần mềm khác nhau, nhưng với iOS chỉ tập trung vào một ứng dụng duy nhất đang chạy trên màn hình.
Ngoại trừ một số ứng dụng được người dùng cấp phép chạy ngầm (chẳng hạn các ứng dụng nghe nhạc, chỉ đường…), những ứng dụng khác khi không dùng đến sẽ được đưa vào chế độ đóng băng.
Trong quá trình sử dụng, iOS cũng sẽ tự động đóng các ứng dụng đang đóng băng khi iPhone cần nhiều bộ nhớ hơn để hoạt động. Do vậy, việc người dùng đóng các ứng dụng đã chạy gần đây là không cần thiết vì iOS đã làm điều này giúp bạn.
Cơ chế hoạt động đa nhiệm trên nền tảng iOS khác với các hệ điều hành dành cho máy tính như Windows hay Mac (Ảnh: OSXDaily).
Do vậy, nếu đó là những ứng dụng bạn thường xuyên dùng đến như mạng xã hội, xem thời tiết, bản đồ… bạn không cần phải đóng chúng khỏi danh sách các ứng dụng chạy gần đây. Ngược lại, nếu đó là những ứng dụng chỉ thỉnh thoảng dùng đến, bạn có thể đóng chúng nếu muốn.
Chỉ khi đóng các ứng dụng chạy ngầm trên hệ thống như ứng dụng chỉ đường, nghe nhạc… bạn mới thực sự giải phóng được nhiều bộ nhớ trên iPhone và giúp tiết kiệm pin trên sản phẩm.
Tuy nhiên, các phiên bản iPhone ngày nay đã được trang bị bộ nhớ RAM với dung lượng lớn hơn, do vậy việc đóng các ứng dụng đang đóng băng hoặc chạy ngầm để giải phóng bộ nhớ không còn thực sự cần thiết.
Đôi khi danh sách các ứng dụng chạy gần đây quá nhiều khiến việc chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng gặp nhiều khó khăn vì lộn xộn, bạn cũng có thể xóa sạch danh sách này để việc sử dụng và chuyển đổi giữa các ứng dụng trên iPhone được dễ dàng hơn.
Tóm lại, đóng danh sách các ứng dụng chạy gần đây hay không tùy thuộc vào mục đích sử dụng iPhone của bạn, nhưng một thực tế rằng hành động này không mang lại tác dụng tiết kiệm pin như nhiều người lầm tưởng, mà thậm chí còn khiến cho pin trên iPhone có thể hết mau hơn do phải mất công khởi chạy lại các ứng dụng từ đầu.
Nếu đã từng sử dụng iPhone, chắc hẳn bạn cũng đã không ít lần nhấn đúp vào nút Home (đối với iPhone đời cũ) hoặc vuốt ngón tay từ dưới màn hình để mở danh sách các ứng dụng đang chạy, sau đó đóng danh sách này, với niềm tin hành động này sẽ tiết kiệm pin và giúp iPhone hoạt động mượt mà hơn.
Nhiều người thường đóng danh sách các ứng dụng chạy gần đây trên iPhone với hy vọng điều này sẽ giúp thiết bị tiết kiệm pin hơn (Ảnh minh họa: iMore).
Trên thực tế, hành động này không "thần thánh" như nhiều người đang lầm tưởng, thậm chí có thể khiến iPhone hoạt động chậm và tiêu tốn nhiều pin hơn.
Vào năm 2016, một người dùng đã gửi email trực tiếp cho CEO Tim Cook để đặt câu hỏi liệu việc đóng các ứng dụng đang chạy trên iPhone có giúp tiết kiệm pin và thiết bị hoạt động mượt mà hơn hay không.
Khi nhận được câu hỏi này, Craig Federighi - Phó Chủ tịch phụ trách phát triển phần mềm của Apple - đã viết email phản hồi với nội dung: "Xin chào. Tôi biết bạn đã đặt câu hỏi cho Tim, nhưng ít nhất hãy cho tôi có ý kiến. Câu trả lời là: Không và không. Cảm ơn vì đã trở thành người dùng của Apple".
Email phản hồi của Craig Federighi về việc đóng ứng dụng đang chạy gần đây trên iPhone có giúp tiết kiệm pin hay không (Ảnh: 9to5Mac).
Scotty Loveless, một kỹ sư phần mềm làm việc tại Apple, đã giải thích rõ hơn về điều này. Theo đó, khi người dùng chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác trên iPhone, những ứng dụng bị thu nhỏ sẽ được đưa vào chế độ đóng băng.
Các ứng dụng đóng băng trên iOS thường chỉ chiếm một lượng nhỏ dữ liệu trên bộ nhớ RAM, không tiêu tốn đáng kể đến bộ nhớ và thời lượng pin, điều này sẽ giúp người dùng quay trở lại các ứng dụng đó được nhanh chóng hơn.
Trong khi đó, nếu người dùng đóng toàn bộ các ứng dụng, dữ liệu của ứng dụng trên bộ nhớ RAM sẽ được giải phóng hoàn toàn và khi họ quay trở lại các ứng dụng đó sẽ phải mất nhiều thời gian và tiêu tốn nhiều pin hơn để khởi chạy ứng dụng từ đầu.
Điều này cũng tương tự như việc người dùng tắt điều hòa trong một thời gian ngắn khi ra khỏi phòng, sau đó bật lại điều hòa thì sẽ tốn nhiều tiền điện hơn so với việc để điều hòa hoạt động liên tục trong thời gian đó, do máy nén sẽ phải khởi động lại từ đầu.
Vậy thao tác vuốt lên để đóng các ứng dụng chạy gần đây trên iPhone có tác dụng gì?
Scotty Loveless cho rằng việc nhấn đúp nút Home hay lướt ngón tay từ cạnh dưới lên trên màn hình iPhone chỉ nhằm mục đích mở danh sách các ứng dụng đã chạy gần đây trên iOS và chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng được nhanh chóng hơn, thay vì mục đích hiển thị danh sách các ứng dụng đang chạy ngầm.
Nền tảng iOS có cơ chế chạy đa nhiệm khác biệt so với hệ điều hành Windows hay Mac trên máy tính. Trên Windows hay Mac có thể chạy song song nhiều phần mềm khác nhau, nhưng với iOS chỉ tập trung vào một ứng dụng duy nhất đang chạy trên màn hình.
Ngoại trừ một số ứng dụng được người dùng cấp phép chạy ngầm (chẳng hạn các ứng dụng nghe nhạc, chỉ đường…), những ứng dụng khác khi không dùng đến sẽ được đưa vào chế độ đóng băng.
Trong quá trình sử dụng, iOS cũng sẽ tự động đóng các ứng dụng đang đóng băng khi iPhone cần nhiều bộ nhớ hơn để hoạt động. Do vậy, việc người dùng đóng các ứng dụng đã chạy gần đây là không cần thiết vì iOS đã làm điều này giúp bạn.
Cơ chế hoạt động đa nhiệm trên nền tảng iOS khác với các hệ điều hành dành cho máy tính như Windows hay Mac (Ảnh: OSXDaily).
Do vậy, nếu đó là những ứng dụng bạn thường xuyên dùng đến như mạng xã hội, xem thời tiết, bản đồ… bạn không cần phải đóng chúng khỏi danh sách các ứng dụng chạy gần đây. Ngược lại, nếu đó là những ứng dụng chỉ thỉnh thoảng dùng đến, bạn có thể đóng chúng nếu muốn.
Chỉ khi đóng các ứng dụng chạy ngầm trên hệ thống như ứng dụng chỉ đường, nghe nhạc… bạn mới thực sự giải phóng được nhiều bộ nhớ trên iPhone và giúp tiết kiệm pin trên sản phẩm.
Tuy nhiên, các phiên bản iPhone ngày nay đã được trang bị bộ nhớ RAM với dung lượng lớn hơn, do vậy việc đóng các ứng dụng đang đóng băng hoặc chạy ngầm để giải phóng bộ nhớ không còn thực sự cần thiết.
Đôi khi danh sách các ứng dụng chạy gần đây quá nhiều khiến việc chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng gặp nhiều khó khăn vì lộn xộn, bạn cũng có thể xóa sạch danh sách này để việc sử dụng và chuyển đổi giữa các ứng dụng trên iPhone được dễ dàng hơn.
Tóm lại, đóng danh sách các ứng dụng chạy gần đây hay không tùy thuộc vào mục đích sử dụng iPhone của bạn, nhưng một thực tế rằng hành động này không mang lại tác dụng tiết kiệm pin như nhiều người lầm tưởng, mà thậm chí còn khiến cho pin trên iPhone có thể hết mau hơn do phải mất công khởi chạy lại các ứng dụng từ đầu.