Hào hứng chụp ảnh khoe bữa ăn lên MXH, người phụ nữ sững sờ nhận hóa đơn gần 1,5 tỷ đồng: Nhà hàng có hành động xử lý bất ngờ

nhatlinh2000

Well-known member
‏Mới đây, một thực khách tại một nhà hàng Trung Quốc đã vô cùng sửng sốt sau khi một sự cố bất ngờ liên quan đến mã QR đã khiến cô gặp rắc rối với tờ hóa đơn trị giá tới 60.000 USD (khoảng 1,45 tỷ đồng).

Hào hứng chụp ảnh khoe bữa ăn lên MXH, người phụ nữ sững sờ nhận hóa đơn gần 1,5 tỷ đồng: Nhà hàng có hành động xử lý bất ngờ - Ảnh 1.


‏Vụ việc xảy ra vào ngày 23/11 khi người phụ nữ họ Vương đang ăn tối với một người bạn tại một nhà hàng lẩu ở Côn Minh, Tây Nam Trung Quốc, tờ South China Morning Post đưa tin.‏

‏Như một thói quen của nhiều thực khách khi đi ăn nhà hàng hiện nay, cô quyết định chụp một bức ảnh bữa ăn của mình để đăng lên mạng xã hội.‏

‏Chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu như cô Vương không vô tình chụp cả mã QR để đặt món của nhà hàng trong bức ảnh. Sau khi đăng lên mạng xã hội WeChat bên Trung Quốc, cô Vương điềm nhiên quay lại ăn uống, không hề hay biết hóa đơn 60.000 USD (gần 1,5 tỷ đồng) đang chờ cô phía trước.‏

Hào hứng chụp ảnh khoe bữa ăn lên MXH, người phụ nữ sững sờ nhận hóa đơn gần 1,5 tỷ đồng: Nhà hàng có hành động xử lý bất ngờ - Ảnh 2.
‏Hóa ra, mặc dù cô Vương chỉ đặt chế độ xem ảnh là "bạn bè", nhưng hẳn đã có một số người, thậm chí là nhiều người đã sử dụng mã QR để đặt giả mạo thêm rất nhiều món. Tất cả những món đó đều bị tính vào hóa đơn mà cô Vương sẽ phải trả.‏

‏Tổng cộng, các món bị đội thêm bao gồm 2.580 suất mực, 1.850 suất tiết vịt và 9.990 suất mắm tôm.‏



Hào hứng chụp ảnh khoe bữa ăn lên MXH, người phụ nữ sững sờ nhận hóa đơn gần 1,5 tỷ đồng: Nhà hàng có hành động xử lý bất ngờ - Ảnh 3.
Ảnh minh họa
‏China Daily đưa tin, ngay cả sau khi cô Vương nhận ra vấn đề và xóa bức ảnh, vẫn có vô số đơn đặt hàng "giả mạo" khác bị gửi cho nhà hàng, có nghĩa là ai đó đã tải bức ảnh xuống trước khi cô kịp xóa đi.‏

‏May mắn cho cô là nhà hàng không bắt phải trả toàn bộ hóa đơn này. Họ cho phép cô ngồi sang một bàn mới để phân biệt những món cô đặt với những món bị người khác đặt. ‏

‏Nhà hàng sau đó cũng không thể truy tìm thủ phạm, cũng như không thể ngăn chặn những kẻ lừa đảo đặt những đơn hàng mới. Rút kinh nghiệm từ sự việc này, nhà hàng đã sửa đổi hệ thống đặt hàng để khách hàng chỉ có thể đặt món trong một khoảng cách nhất định.‏

‏Đối với cô Vương, toàn bộ thử thách này là một bài học đáng nhớ, dù thực tế là bản thân cô cũng rất sốc.‏

‏Cùng với đó, những người dùng WeChat khác cũng chia sẻ các trường hợp tương tự về việc mã QR của họ bị đánh cắp, càng nhấn mạnh những rủi ro có thể xảy đến với hệ thống đặt hàng số hóa.‏

‏Luật sư Lin Xiaoming tại tỉnh Tứ Xuyên khuyên rằng các nền tảng đặt hàng nên sử dụng thêm các biện pháp an ninh, chẳng hạn như yêu cầu khách hàng thanh toán trước khi đặt hàng và phạt những kẻ đặt hàng mạo danh bằng cách khấu trừ điểm tín dụng và các biện pháp ngăn chặn khác.‏

Hào hứng chụp ảnh khoe bữa ăn lên MXH, người phụ nữ sững sờ nhận hóa đơn gần 1,5 tỷ đồng: Nhà hàng có hành động xử lý bất ngờ - Ảnh 4.
Ảnh minh họa
‏Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều đơn vị nhà hàng, quán cà phê áp dụng hình thức gọi món qua mã QR như trên, do đó cả khách hàng và nhà hàng cũng đều cần lưu ý khi muốn chụp ảnh đăng lên MXH, tránh để kẻ xấu lợi dụng để quấy rối, phá hoại hoạt động kinh doanh hoặc quấy rối khách hàng.‏

‏Ngoài ra, theo nhiều người, cách thức gọi món bằng mã QR cũng có một nhược điểm khác. Nhiều khách hàng khi đi ăn ở Hoa Kỳ cho rằng việc phải quét mã QR để đặt thực đơn đã phá hỏng trải nghiệm ăn uống của họ.‏

‏Nhà phê bình ẩm thực Steve Cuozzo của tờ New York Post đã viết trong một chuyên mục vào năm ngoái: "Việc buộc phải nheo mắt nhìn iPhone trước khi nhấp ngụm rượu đầu tiên có thể làm mất đi niềm vui của bữa ăn, dù ở trong nhà hay ngoài trời".‏

‏"Ăn tối ở ngoài phải thoải mái và vui vẻ", cố vấn truyền thông Rachel Antman, người thường xuyên thích đi ăn ngoài, tán thành. "Mã QR khiến tôi mất hứng và tự dưng phải làm thêm một việc vặt chẳng có gì thú vị''.
 
Bên trên