Từ Minh Quân
Well-known member
Chuyên gia cho rằng nhu cầu về nhân lực trong ngành thể thao điện tử Việt Nam ở mức cao, nhưng người được đào tạo bài bản không nhiều.
Tại lễ ký kết về đào tạo thể thao điện tử sáng 14/11 ở Hà Nội, ông Hoàng Xuân Lâm, Chủ tịch của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (UTM), cho rằng thể thao điện tử (eSports) hiện là một ngành công nghiệp tiềm năng, có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới.
Theo ông Lâm, eSports đã được tổ chức thành những sự kiện ở cấp độ khu vực cũng như quốc tế. Ngành này phát triển nhanh và có thể tiếp cận hàng trăm triệu người trên khắp thế giới, kéo theo nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề "cao hơn bao giờ hết, đặc biệt là ở Việt Nam".
"Trong khi đó, nguồn nhân lực cho ngành eSports tại Việt Nam hầu hết không được đào tạo bài bản và thường chuyển từ ngành nghề khác sang", ông đánh giá. "Để theo kịp xu thế và sự phát triển eSports trên thế giới, việc xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực này rất cần thiết".
Ông Hoàng Xuân Lâm, Chủ tịch UTM, phát biểu tại sự kiện ngày 14/11. Ảnh: Việt Hoàn
Còn theo ông Lê Tuấn Dũng, Giám đốc chương trình và văn bằng quốc gia Pearson UK tại Việt Nam, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực thể thao điện tử khi ngày càng nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý. Với hạ tầng Internet phát triển nhanh, tỷ lệ người chơi game trên tổng số người trưởng thành ở mức cao trên thế giới. Ông Dũng cho rằng eSports Việt Nam có sức phát triển mạnh mẽ hàng đầu khu vực, tiềm năng tạo ra nhiều việc làm và doanh thu tỷ USD cho hệ sinh thái kinh tế số.
Từ những lý do trên, UTM cùng Pearson UK quyết định hợp tác đào tạo chuyên ngành eSports. Đây cũng là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đào tạo nhân sự ngành eSports theo chương trình Cao đẳng BTEC do Pearson cung cấp.
Đại diện trường chưa chia sẻ cụ thể về lộ trình đào tạo, tuyển sinh, nhưng cho biết học viên khi tham gia sẽ được học các môn như: Hệ sinh thái thể thao điện tử, Phân tích kỹ năng và chiến thuật, Lập kế hoạch cho một dự án, Phân tích trò chơi, Triết lý thiết kế trò chơi, Cách thức tổ chức sự kiện, giải đấu, livestream về thể thao điện tử. Quá trình học tập được kiểm soát theo tiêu chuẩn của Pearson.
Tại sự kiện, ông Marcus Winsley, Phó đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam, đánh giá thể thao điện tử không chỉ đơn thuần là chơi, mà còn góp phần phát triển hệ sinh thái giải trí kỹ thuật số, có khả năng thu hút đầu tư dài hạn và tạo ra doanh thu đáng kể.
"Thể thao điện tử là một ngành tập hợp chuyên môn công nghệ, kỹ năng và sự sáng tạo. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về cả ba mặt trên", ông Winsley đánh giá.
Tại lễ ký kết về đào tạo thể thao điện tử sáng 14/11 ở Hà Nội, ông Hoàng Xuân Lâm, Chủ tịch của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (UTM), cho rằng thể thao điện tử (eSports) hiện là một ngành công nghiệp tiềm năng, có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới.
Theo ông Lâm, eSports đã được tổ chức thành những sự kiện ở cấp độ khu vực cũng như quốc tế. Ngành này phát triển nhanh và có thể tiếp cận hàng trăm triệu người trên khắp thế giới, kéo theo nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề "cao hơn bao giờ hết, đặc biệt là ở Việt Nam".
"Trong khi đó, nguồn nhân lực cho ngành eSports tại Việt Nam hầu hết không được đào tạo bài bản và thường chuyển từ ngành nghề khác sang", ông đánh giá. "Để theo kịp xu thế và sự phát triển eSports trên thế giới, việc xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực này rất cần thiết".
Ông Hoàng Xuân Lâm, Chủ tịch UTM, phát biểu tại sự kiện ngày 14/11. Ảnh: Việt Hoàn
Còn theo ông Lê Tuấn Dũng, Giám đốc chương trình và văn bằng quốc gia Pearson UK tại Việt Nam, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực thể thao điện tử khi ngày càng nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý. Với hạ tầng Internet phát triển nhanh, tỷ lệ người chơi game trên tổng số người trưởng thành ở mức cao trên thế giới. Ông Dũng cho rằng eSports Việt Nam có sức phát triển mạnh mẽ hàng đầu khu vực, tiềm năng tạo ra nhiều việc làm và doanh thu tỷ USD cho hệ sinh thái kinh tế số.
Từ những lý do trên, UTM cùng Pearson UK quyết định hợp tác đào tạo chuyên ngành eSports. Đây cũng là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đào tạo nhân sự ngành eSports theo chương trình Cao đẳng BTEC do Pearson cung cấp.
Đại diện trường chưa chia sẻ cụ thể về lộ trình đào tạo, tuyển sinh, nhưng cho biết học viên khi tham gia sẽ được học các môn như: Hệ sinh thái thể thao điện tử, Phân tích kỹ năng và chiến thuật, Lập kế hoạch cho một dự án, Phân tích trò chơi, Triết lý thiết kế trò chơi, Cách thức tổ chức sự kiện, giải đấu, livestream về thể thao điện tử. Quá trình học tập được kiểm soát theo tiêu chuẩn của Pearson.
Tại sự kiện, ông Marcus Winsley, Phó đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam, đánh giá thể thao điện tử không chỉ đơn thuần là chơi, mà còn góp phần phát triển hệ sinh thái giải trí kỹ thuật số, có khả năng thu hút đầu tư dài hạn và tạo ra doanh thu đáng kể.
"Thể thao điện tử là một ngành tập hợp chuyên môn công nghệ, kỹ năng và sự sáng tạo. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về cả ba mặt trên", ông Winsley đánh giá.