hagn449
Well-known member
Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi
Những cơn mưa mùa hạ đã bắt đầu, các nhạc sĩ ve đang tấu lên khúc nhạc du dương, tiếng chim hót líu lo trên cành, đó đây vang tiếng gà gáy ò ó o phá tan màn đêm u tối, tôi vừa hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai vừa ngẫm nghĩ về cụm từ “từ bi trí tuệ”.
Ươm hạt giống từ bi trí tuệ
Người thế gian thường nghĩ rằng nuôi dưỡng lòng từ bi là đối nhân xử thế với nhau bằng sự cảm thông, bằng tình nghĩa, bằng tình thương giữa người với người, có thể giúp đỡ, chia sẻ với nhau qua lời nói, qua hành động... Với khả năng, với tấm lòng của mỗi người mà đạo Phật thường dùng hai chữ “tùy duyên”, tùy duyên mà độ, tùy căn cơ mà độ.
Hãy quan sát xung quanh, nhìn vào thực tế số lượng người chưa biết ăn chay, chưa giác ngộ về đạo Phật còn quá nhiều bởi lẽ họ quan niệm rằng sống không hại ai là được rồi cần gì phải đến chùa? Cần gì phải ăn chay? Các con vật sinh ra là để phục vụ cho con người, nuôi sống con người, để thỏa mãn nhu cầu ăn ngon của cuộc đời này. Chính vì chưa biết Phật pháp, chưa thấy những lò giết mổ động vật, chưa từng xem những thước phim về những hành vi của con người khi sát sanh những con vật để cung cấp cho thị trường ăn mặn nên họ thưởng thức món ăn không hề thấy ghê sợ, không hề thấy ác tâm. Dù vô tình hay cố ý, theo giáo lý đạo Phật thì vẫn phải mang tội (tội sát sanh). Trong Phật pháp giáo dục nhân quả là vấn đề chính yếu, gieo nhân xấu tất nhiên phải nhận quả xấu, có khi là quả báo nhãn tiền, có khi là đến kiếp sau mới nhận.
Xin hãy nuôi dưỡng lòng từ bi bằng cách ăn chay
Trong cuộc sống, chúng ta vì bộn bề công việc hoặc đang thời sung sức nên nhiều người quên đi Phật pháp, cho đến khi vướng vào đau khổ như bệnh tật (ung thư), như người thân bị chết yểu... Lúc này đây, mới bắt đầu tìm hiểu Phật pháp. Nhưng dù muộn màng còn hơn không biết gì cả. Đức Phật đã từng dạy rằng thân người khó được nhưng gặp được Phật pháp lại càng khó hơn. Những đau khổ trong cuộc sống lại là nhân duyên đưa chúng ta đến với Phật pháp bởi chính từ trong đau khổ, chúng ta mới có nhân duyên đến chùa để nhờ thầy tư vấn. Rồi được quý thầy chỉ dạy, hướng dẫn, gia đình mới biết đến giáo lý nhà Phật, mới quy y Tam Bảo. Từ đây, sợi dây vô hình giữa Phật pháp và gia đình được kết nối, làm động lực thúc đẩy cho các hoạt động từ thiện, phóng sanh được nảy nở.
Nhìn hình ảnh đàn cá bơi lội tung tăng trong dòng nước, từng đàn chim tung cánh bay lượn trên bầu trời tự do, các cô chú bồ câu sà xuống sân chùa lượm lặt những mẩu bánh vụn... khung cảnh thật hiền hòa, đáng yêu làm sao! Hoàn toàn khác hẳn những tiếng kêu cứu thất thanh của những con vật trong những lò sát sanh khi bị chặt đầu, mổ bụng, xẻ thịt, lột da... Tiếng sân hận rên xiết không ngừng, đầy thảm não vang khắp không gian đáng sợ ấy khi sự sống của chúng đã bị con người giết đi không gớm tay, không run sợ. Họ đã quên rằng con vật đã luôn gắn bó với cuộc sống con người, thân thiết với con người như ca dao Việt Nam đã diễn tả:
“Trâu ơi! Ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”Hay những chú bò vàng với đôi mắt long lanh, hiền lành đã từng chăm chỉ kéo cày để làm ra hạt gạo, những chú chó thì ngoan ngoãn giữ nhà, trung thành với chủ...
Càng từ bi, sáng suốt càng ít phiền muộn
Tất cả những con vật ấy có lẽ do kiếp trước tội nhiều, phước mỏng nên phải chịu đọa vào loài súc sanh nhưng chúng cũng là động vật như con người, cũng biết buồn vui, biết đau đớn, tức giận khi có ai làm tổn thương đến chúng.
Ngày tháng qua mau, vô thường không hẹn mà đến, mạng người trong hơi thở, Phật pháp lại khó gặp. Vậy, xin hãy nuôi dưỡng lòng từ bi bằng cách ăn chay (ăn chay kỳ sau đó đến ăn chay trường) để con người được khỏe mạnh, sống lâu và góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên của đất nước ta.
Hơn nữa, ăn chay sẽ giúp cho cửu huyền thất tổ được siêu thoát. Nếu không hiểu biết, gia đình vẫn ăn mặn, cúng mặn vô tình chúng ta đã nuốt luôn cả cha mẹ, thân bằng quyền thuộc đã mất. Phải chăng chúng ta đã chuốc lấy tội lỗi, chuốc lấy nỗi đau khắc khoải đến khôn cùng cho cả người sống lẫn người mất. Thật tiếc thay cho những ai không biết Phật pháp!
Đến với cửa Phật không chỉ là cửa từ bi mà còn là cửa của trí tuệ
Phật khuyên chúng ta phóng sanh để thay đổi nghiệp, để thể hiện lòng từ bi nhưng chúng ta cần nhận rõ từ bi phải có trí tuệ. Nghĩa là khi gặp người mắc nạn hoặc bị hàm oan ta cứu hay gặp con vật bị bắt giết ta cứu là đúng với nghĩa phóng sanh. Nếu đặt hàng, chủ tâm bắt các con vật để sau đó thực hiện nghi thức phóng sanh thì là sai lầm, là điều không nên, không đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của nhà Phật, không tạo được công đức phước báu.
Xin hãy đốt sáng ngọn đèn tâm để nuôi dưỡng lòng từ bi của mình bằng cách ăn chay. Hy vọng, đây sẽ trở thành nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Việt Nam nói chung và của người con Phật nói riêng.
Ước gì thời gian đi chậm lại để ai cũng được nghe chân lí nhiệm mầu của đức Phật để ai cũng được trải lòng từ bi với tất cả... Đến với cửa Phật không chỉ là cửa từ bi mà còn là cửa của trí tuệ. Cho nên chúng ta hãy sống và hành động sao cho đúng với chánh pháp của Ngài. Có như thế, cuộc sống này mới bớt đi nước mắt, bớt đi khổ đau, nhường chỗ cho những đóa hoa sen của hoan hỷ và hạnh phúc ngày càng nở rộ làm tươi thắm cho đời.
Bồ tát lấy con mắt từ bi để nhìn mọi loài
Liên Thảo
HỖ TRỢ CHÚNG TÔI
Những cơn mưa mùa hạ đã bắt đầu, các nhạc sĩ ve đang tấu lên khúc nhạc du dương, tiếng chim hót líu lo trên cành, đó đây vang tiếng gà gáy ò ó o phá tan màn đêm u tối, tôi vừa hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai vừa ngẫm nghĩ về cụm từ “từ bi trí tuệ”.
Ươm hạt giống từ bi trí tuệ
Người thế gian thường nghĩ rằng nuôi dưỡng lòng từ bi là đối nhân xử thế với nhau bằng sự cảm thông, bằng tình nghĩa, bằng tình thương giữa người với người, có thể giúp đỡ, chia sẻ với nhau qua lời nói, qua hành động... Với khả năng, với tấm lòng của mỗi người mà đạo Phật thường dùng hai chữ “tùy duyên”, tùy duyên mà độ, tùy căn cơ mà độ.
Hãy quan sát xung quanh, nhìn vào thực tế số lượng người chưa biết ăn chay, chưa giác ngộ về đạo Phật còn quá nhiều bởi lẽ họ quan niệm rằng sống không hại ai là được rồi cần gì phải đến chùa? Cần gì phải ăn chay? Các con vật sinh ra là để phục vụ cho con người, nuôi sống con người, để thỏa mãn nhu cầu ăn ngon của cuộc đời này. Chính vì chưa biết Phật pháp, chưa thấy những lò giết mổ động vật, chưa từng xem những thước phim về những hành vi của con người khi sát sanh những con vật để cung cấp cho thị trường ăn mặn nên họ thưởng thức món ăn không hề thấy ghê sợ, không hề thấy ác tâm. Dù vô tình hay cố ý, theo giáo lý đạo Phật thì vẫn phải mang tội (tội sát sanh). Trong Phật pháp giáo dục nhân quả là vấn đề chính yếu, gieo nhân xấu tất nhiên phải nhận quả xấu, có khi là quả báo nhãn tiền, có khi là đến kiếp sau mới nhận.
Trong cuộc sống, chúng ta vì bộn bề công việc hoặc đang thời sung sức nên nhiều người quên đi Phật pháp, cho đến khi vướng vào đau khổ như bệnh tật (ung thư), như người thân bị chết yểu... Lúc này đây, mới bắt đầu tìm hiểu Phật pháp. Nhưng dù muộn màng còn hơn không biết gì cả. Đức Phật đã từng dạy rằng thân người khó được nhưng gặp được Phật pháp lại càng khó hơn. Những đau khổ trong cuộc sống lại là nhân duyên đưa chúng ta đến với Phật pháp bởi chính từ trong đau khổ, chúng ta mới có nhân duyên đến chùa để nhờ thầy tư vấn. Rồi được quý thầy chỉ dạy, hướng dẫn, gia đình mới biết đến giáo lý nhà Phật, mới quy y Tam Bảo. Từ đây, sợi dây vô hình giữa Phật pháp và gia đình được kết nối, làm động lực thúc đẩy cho các hoạt động từ thiện, phóng sanh được nảy nở.
Nhìn hình ảnh đàn cá bơi lội tung tăng trong dòng nước, từng đàn chim tung cánh bay lượn trên bầu trời tự do, các cô chú bồ câu sà xuống sân chùa lượm lặt những mẩu bánh vụn... khung cảnh thật hiền hòa, đáng yêu làm sao! Hoàn toàn khác hẳn những tiếng kêu cứu thất thanh của những con vật trong những lò sát sanh khi bị chặt đầu, mổ bụng, xẻ thịt, lột da... Tiếng sân hận rên xiết không ngừng, đầy thảm não vang khắp không gian đáng sợ ấy khi sự sống của chúng đã bị con người giết đi không gớm tay, không run sợ. Họ đã quên rằng con vật đã luôn gắn bó với cuộc sống con người, thân thiết với con người như ca dao Việt Nam đã diễn tả:
“Trâu ơi! Ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”Hay những chú bò vàng với đôi mắt long lanh, hiền lành đã từng chăm chỉ kéo cày để làm ra hạt gạo, những chú chó thì ngoan ngoãn giữ nhà, trung thành với chủ...
Càng từ bi, sáng suốt càng ít phiền muộn
Tất cả những con vật ấy có lẽ do kiếp trước tội nhiều, phước mỏng nên phải chịu đọa vào loài súc sanh nhưng chúng cũng là động vật như con người, cũng biết buồn vui, biết đau đớn, tức giận khi có ai làm tổn thương đến chúng.
Ngày tháng qua mau, vô thường không hẹn mà đến, mạng người trong hơi thở, Phật pháp lại khó gặp. Vậy, xin hãy nuôi dưỡng lòng từ bi bằng cách ăn chay (ăn chay kỳ sau đó đến ăn chay trường) để con người được khỏe mạnh, sống lâu và góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên của đất nước ta.
Hơn nữa, ăn chay sẽ giúp cho cửu huyền thất tổ được siêu thoát. Nếu không hiểu biết, gia đình vẫn ăn mặn, cúng mặn vô tình chúng ta đã nuốt luôn cả cha mẹ, thân bằng quyền thuộc đã mất. Phải chăng chúng ta đã chuốc lấy tội lỗi, chuốc lấy nỗi đau khắc khoải đến khôn cùng cho cả người sống lẫn người mất. Thật tiếc thay cho những ai không biết Phật pháp!
Phật khuyên chúng ta phóng sanh để thay đổi nghiệp, để thể hiện lòng từ bi nhưng chúng ta cần nhận rõ từ bi phải có trí tuệ. Nghĩa là khi gặp người mắc nạn hoặc bị hàm oan ta cứu hay gặp con vật bị bắt giết ta cứu là đúng với nghĩa phóng sanh. Nếu đặt hàng, chủ tâm bắt các con vật để sau đó thực hiện nghi thức phóng sanh thì là sai lầm, là điều không nên, không đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của nhà Phật, không tạo được công đức phước báu.
Xin hãy đốt sáng ngọn đèn tâm để nuôi dưỡng lòng từ bi của mình bằng cách ăn chay. Hy vọng, đây sẽ trở thành nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Việt Nam nói chung và của người con Phật nói riêng.
Ước gì thời gian đi chậm lại để ai cũng được nghe chân lí nhiệm mầu của đức Phật để ai cũng được trải lòng từ bi với tất cả... Đến với cửa Phật không chỉ là cửa từ bi mà còn là cửa của trí tuệ. Cho nên chúng ta hãy sống và hành động sao cho đúng với chánh pháp của Ngài. Có như thế, cuộc sống này mới bớt đi nước mắt, bớt đi khổ đau, nhường chỗ cho những đóa hoa sen của hoan hỷ và hạnh phúc ngày càng nở rộ làm tươi thắm cho đời.
Bồ tát lấy con mắt từ bi để nhìn mọi loài
Liên Thảo
HỖ TRỢ CHÚNG TÔI