Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Lý Sơn là một đảo tiền tiêu đẹp nổi tiếng, thường được ví như hòn ngọc giữa biển khơi. Hòn đảo núi lửa này còn nổi tiếng với đặc sản tỏi thơm nồng đặc trưng.
Hòn đảo núi lửa từ 30 triệu năm trước
Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi nằm cách đất liền 15 hải lý (khoảng 30 km) gồm các đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu. Hiện nay, trên đảo có khoảng 20.000 người dân sinh sống. Tổng diện tích đảo Lý Sơn khoảng 10km2, trong đó đảo Bé hay còn có tên khác là đảo An Bình chỉ có diện tích 0,69 km2, nằm cách đảo Lớn 7km.
Một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp ở đảo Lý Sơn.
Đảo Lý Sơn là chứng tích của những trận phun trào núi lửa từ 25 đến 30 triệu năm trước.
Đối với dân đảo, họ thường gọi tên hòn đảo của mình sinh sống là cù lao Ré. Theo như sách địa chí Quảng Ngãi viết, do trên cù lao trước kia mọc nhiều cây ré, một loài thực vật mọc hoang tự nhiên, nên được gọi như vậy. Ngày nay dân đảo vẫn truyền tai nhau câu nói: “Đi ngang qua mũi Sa Kỳ/ Ngó ra (cù) lao Ré xiết chi thảm sầu”.
Lý Sơn có những bãi biển trong vắt và những bãi đá đẹp tuyệt vời.
Hòn Lớn và hòn Bé đều có người sinh sống chỉ riêng hòn Mù Cu không có. Phong cảnh trên hòn Mù Cu rất ấn tượng bởi sự hoang sơ nên thu hút đông đảo khách du lịch. Thuộc vùng biển miền Trung, đảo Lý Sơn mang những đặc điểm cơ bản của bãi biển nước sâu, có cát trắng nắng vàng và được bao bọc bởi những vách nham thạch kỳ vĩ. Lý Sơn mang vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, mỗi một mỏm đá hay rặng dừa, bãi cát như được thiên nhiên chủ ý tạo ra.
Những phiến đá núi lửa mang tiếng nói từ thời gian.
Các ngọn núi trên đảo Lý Sơn là chứng tích cho thấy đảo đã hình thành cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Đảo được hình thành từ 5 ngọn núi lửa đã tắt và có dạng bát, đó là hệ quả của núi lửa phun trào, ngoài ra còn có những cảnh quan rất đặc biệt như cổng Tò Vò hay các hang động.
Một hang khá sâu được hình thành trong quá trình phun trào núi lửa.
Núi Thới Lới là ngọn núi cao nhất trên đảo Lý Sơn với độ cao 170 mét so với mực nước biển. Thới Lới chính là một trong năm ngọn núi lửa đã tắt trên đảo, đỉnh núi là một lòng chảo khổng lồ với một hồ nước ngọt lớn cung cấp nước dùng và tưới tiêu cho huyện đảo. Đây cũng là nơi ngắm cảnh lý tưởng trên đảo bởi độ cao và tầm nhìn thông thoáng.
Trải qua hàng triệu năm, ít nhiều chân núi đã bị nước biển bào mòn.
Những điều kỳ thú ở Lý Sơn
Lý Sơn được biết đến là “vương quốc tỏi”, với tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 550ha và hầu hết đều trồng tỏi, một số ít trồng hành. Đặc biệt tỏi Lý Sơn có một sức sống tuyệt vời, chúng được trồng trên các ruộng cát khô cằn, xếp theo hình bậc thang bám vào sườn núi. Nguồn nước tưới tiêu hạn chế cộng thêm gió biển mặn mòi không cản trở sự phát triển của tỏi mà còn đem cho tỏi Lý Sơn hương vị đặc trưng. Tỏi Lý Sơn có hàm lượng tinh dầu khá cao, vừa là gia vị vừa là nguồn dược liệu quý.
Những thửa ruộng tỏi xếp tầng đẹp như tranh trên đảo Lý Sơn. Ảnh: Thảo Đàm.
Ngoài ra, ẩm thực Lý Sơn rất nổi bật với đồ hải sản như: gỏi rong biển, gỏi tỏi cay, ốc cừ, ốc tượng hay cua hoàng đế, nhum biển, cá tà ma, hàu son xào, gỏi sứa,... đây là những món ăn mà du khách khó có thể tìm đúng được hương vị trong đất liền.
Một chiếc cầu được làm nhô ra biển.
Về thời tiết, Lý Sơn có 2 mùa rõ rệt, từ tháng 3 đến tháng 8 là mùa nắng, và từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau là mùa mưa. Du khách thường chọn đến Lý Sơn vào mùa nắng, cao điểm từ tháng 5 đến tháng 9. Thời điểm này có nắng rất đẹp, thích hợp cho việc đi biển và có thể lặn ngắm san hô trong điều kiện tốt nhất.
Một quả núi nhô ra biển và được phủ bởi lớp thảm thực vật xanh ngát.
Ngoài ra, trên đảo Lý Sơn hằng năm tổ chức Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa rất độc đáo. Lễ hội này đã được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia năm 2013 và được tổ chức vào từ ngày 18 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Tàu thuyền ra vào nườm nượp trên đảo Lý Sơn.
Trên đảo Lý Sơn còn có một số di tích văn hóa tâm linh không thể bỏ qua như chùa Đục, Quan Âm đài và chùa Hang. Đặc biệt ngôi chùa Đục có bức tượng Quan Âm Bồ-tát cao vút hướng ra phía biển để đem lại may mắn và cuộc sống bình yên cho dân đảo.
Du khách tản bộ trên đảo và thưởng thức làn gió biển mát lạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Lý Sơn
Để đến với hòn đảo xinh đẹp Lý Sơn, du khách từ Hà Nội và TP.HCM có thể đi máy bay đến sân bay Chu Lai ở Quảng Nam, sau đó đi ô tô đến cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Từ cảng Sa Kỳ khách sẽ ra đảo bằng tàu cao tốc. Tàu đi khoảng 1 giờ là tới Lý Sơn. Đến đảo Lớn, du khách có thể thuê xe máy để chủ động di chuyển trong đảo với mức giá chỉ từ 150.000 đến 200.000 đồng/xe/ngày.
Một ngọn hải đăng trên đảo Lý Sơn buổi hoàng hôn.
Ngoài ra, để di chuyển giữa các hòn đảo, du khách cũng có thể thuê thuyền thúng của ngư dân, trải nghiệm cảm giác bồng bềnh trên biển và nghe họ kể về các câu chuyện thú vị từ xa xưa ở Lý Sơn.
Cổng Tò Vò - một biểu tượng xinh đẹp của đảo Lý Sơn. Gần đây, chính quyền địa phương khuyến cáo du khách hạn chế trèo lên cổng Tò Vò để đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ di tích.
Tham quan các di tích trên đảo Lý Sơn, quý khách phải mua vé với hai mức vé 70.000 đồng áp dụng khi tham quan tại xã An Hải, An Vĩnh và đảo Lớn. Mức giá 30.000 đồng tại xã An Bình và đảo Bé. Đảo Bé nằm cách đảo Lớn khoảng 3 hải lý và hiện nay có thêm dịch vụ đi ca nô với mức phí từ 100.000 đến 120.000 đồng/người khứ hồi, khởi hành từ 7 giờ sáng.
Hòn đảo núi lửa từ 30 triệu năm trước
Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi nằm cách đất liền 15 hải lý (khoảng 30 km) gồm các đảo Lớn, đảo Bé và hòn Mù Cu. Hiện nay, trên đảo có khoảng 20.000 người dân sinh sống. Tổng diện tích đảo Lý Sơn khoảng 10km2, trong đó đảo Bé hay còn có tên khác là đảo An Bình chỉ có diện tích 0,69 km2, nằm cách đảo Lớn 7km.
Một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp ở đảo Lý Sơn.
Đảo Lý Sơn là chứng tích của những trận phun trào núi lửa từ 25 đến 30 triệu năm trước.
Đối với dân đảo, họ thường gọi tên hòn đảo của mình sinh sống là cù lao Ré. Theo như sách địa chí Quảng Ngãi viết, do trên cù lao trước kia mọc nhiều cây ré, một loài thực vật mọc hoang tự nhiên, nên được gọi như vậy. Ngày nay dân đảo vẫn truyền tai nhau câu nói: “Đi ngang qua mũi Sa Kỳ/ Ngó ra (cù) lao Ré xiết chi thảm sầu”.
Lý Sơn có những bãi biển trong vắt và những bãi đá đẹp tuyệt vời.
Hòn Lớn và hòn Bé đều có người sinh sống chỉ riêng hòn Mù Cu không có. Phong cảnh trên hòn Mù Cu rất ấn tượng bởi sự hoang sơ nên thu hút đông đảo khách du lịch. Thuộc vùng biển miền Trung, đảo Lý Sơn mang những đặc điểm cơ bản của bãi biển nước sâu, có cát trắng nắng vàng và được bao bọc bởi những vách nham thạch kỳ vĩ. Lý Sơn mang vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ, mỗi một mỏm đá hay rặng dừa, bãi cát như được thiên nhiên chủ ý tạo ra.
Những phiến đá núi lửa mang tiếng nói từ thời gian.
Các ngọn núi trên đảo Lý Sơn là chứng tích cho thấy đảo đã hình thành cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Đảo được hình thành từ 5 ngọn núi lửa đã tắt và có dạng bát, đó là hệ quả của núi lửa phun trào, ngoài ra còn có những cảnh quan rất đặc biệt như cổng Tò Vò hay các hang động.
Một hang khá sâu được hình thành trong quá trình phun trào núi lửa.
Núi Thới Lới là ngọn núi cao nhất trên đảo Lý Sơn với độ cao 170 mét so với mực nước biển. Thới Lới chính là một trong năm ngọn núi lửa đã tắt trên đảo, đỉnh núi là một lòng chảo khổng lồ với một hồ nước ngọt lớn cung cấp nước dùng và tưới tiêu cho huyện đảo. Đây cũng là nơi ngắm cảnh lý tưởng trên đảo bởi độ cao và tầm nhìn thông thoáng.
Trải qua hàng triệu năm, ít nhiều chân núi đã bị nước biển bào mòn.
Những điều kỳ thú ở Lý Sơn
Lý Sơn được biết đến là “vương quốc tỏi”, với tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 550ha và hầu hết đều trồng tỏi, một số ít trồng hành. Đặc biệt tỏi Lý Sơn có một sức sống tuyệt vời, chúng được trồng trên các ruộng cát khô cằn, xếp theo hình bậc thang bám vào sườn núi. Nguồn nước tưới tiêu hạn chế cộng thêm gió biển mặn mòi không cản trở sự phát triển của tỏi mà còn đem cho tỏi Lý Sơn hương vị đặc trưng. Tỏi Lý Sơn có hàm lượng tinh dầu khá cao, vừa là gia vị vừa là nguồn dược liệu quý.
Những thửa ruộng tỏi xếp tầng đẹp như tranh trên đảo Lý Sơn. Ảnh: Thảo Đàm.
Ngoài ra, ẩm thực Lý Sơn rất nổi bật với đồ hải sản như: gỏi rong biển, gỏi tỏi cay, ốc cừ, ốc tượng hay cua hoàng đế, nhum biển, cá tà ma, hàu son xào, gỏi sứa,... đây là những món ăn mà du khách khó có thể tìm đúng được hương vị trong đất liền.
Một chiếc cầu được làm nhô ra biển.
Về thời tiết, Lý Sơn có 2 mùa rõ rệt, từ tháng 3 đến tháng 8 là mùa nắng, và từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau là mùa mưa. Du khách thường chọn đến Lý Sơn vào mùa nắng, cao điểm từ tháng 5 đến tháng 9. Thời điểm này có nắng rất đẹp, thích hợp cho việc đi biển và có thể lặn ngắm san hô trong điều kiện tốt nhất.
Một quả núi nhô ra biển và được phủ bởi lớp thảm thực vật xanh ngát.
Ngoài ra, trên đảo Lý Sơn hằng năm tổ chức Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa rất độc đáo. Lễ hội này đã được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia năm 2013 và được tổ chức vào từ ngày 18 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Tàu thuyền ra vào nườm nượp trên đảo Lý Sơn.
Trên đảo Lý Sơn còn có một số di tích văn hóa tâm linh không thể bỏ qua như chùa Đục, Quan Âm đài và chùa Hang. Đặc biệt ngôi chùa Đục có bức tượng Quan Âm Bồ-tát cao vút hướng ra phía biển để đem lại may mắn và cuộc sống bình yên cho dân đảo.
Du khách tản bộ trên đảo và thưởng thức làn gió biển mát lạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Lý Sơn
Để đến với hòn đảo xinh đẹp Lý Sơn, du khách từ Hà Nội và TP.HCM có thể đi máy bay đến sân bay Chu Lai ở Quảng Nam, sau đó đi ô tô đến cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi). Từ cảng Sa Kỳ khách sẽ ra đảo bằng tàu cao tốc. Tàu đi khoảng 1 giờ là tới Lý Sơn. Đến đảo Lớn, du khách có thể thuê xe máy để chủ động di chuyển trong đảo với mức giá chỉ từ 150.000 đến 200.000 đồng/xe/ngày.
Một ngọn hải đăng trên đảo Lý Sơn buổi hoàng hôn.
Ngoài ra, để di chuyển giữa các hòn đảo, du khách cũng có thể thuê thuyền thúng của ngư dân, trải nghiệm cảm giác bồng bềnh trên biển và nghe họ kể về các câu chuyện thú vị từ xa xưa ở Lý Sơn.
Cổng Tò Vò - một biểu tượng xinh đẹp của đảo Lý Sơn. Gần đây, chính quyền địa phương khuyến cáo du khách hạn chế trèo lên cổng Tò Vò để đảm bảo an toàn cũng như bảo vệ di tích.
Tham quan các di tích trên đảo Lý Sơn, quý khách phải mua vé với hai mức vé 70.000 đồng áp dụng khi tham quan tại xã An Hải, An Vĩnh và đảo Lớn. Mức giá 30.000 đồng tại xã An Bình và đảo Bé. Đảo Bé nằm cách đảo Lớn khoảng 3 hải lý và hiện nay có thêm dịch vụ đi ca nô với mức phí từ 100.000 đến 120.000 đồng/người khứ hồi, khởi hành từ 7 giờ sáng.