Thanh Thúy
Well-known member
Hầu hết rác thải điện tử không bao giờ được tái chế. Việc nâng cấp trung tâm dữ liệu cho các dự án AI chỉ càng làm trầm trọng thêm vấn đề này.
Đào tạo và vận hành các mô hình AI là một nỗ lực tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, sự hào hứng với công cụ mới này có thể đang che giấu một vấn đề rất nghiêm trọng.
Cụ thể, Washington Post đã trích dẫn một nghiên cứu mới được công bố cho thấy trào lưu xây dựng các chương trình trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ hơn tại tại Thung lũng Silicon đang tạo nên một núi rác thải điện tử (e-waste), gây hậu quả nghiêm trọng đến thế giới.
Tốc độ gia tăng chóng mặt
Trong cơn sốt AI, các công ty công nghệ hàng đầu đang chi mạnh tay để xây dựng và nâng cấp các trung tâm dữ liệu.
Đây sẽ là nguồn năng lượng cho những siêu dự án AI trong tương lai và đó chúng sẽ được trang bị trong những chip máy tính mạnh mẽ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các học giả tại Trung Quốc và Israel, nếu sự bùng nổ AI tiếp diễn, đến năm 2030, những con chip và thiết bị điện tử cũ có thể trở thành núi rác thải điện tử tương đương với việc vứt bỏ 13 tỷ chiếc iPhone mỗi năm.
Đến năm 2030, những con chip và thiết bị điện tử cũ có thể trở thành núi rác thải điện tử tương đương với việc vứt bỏ 13 tỷ chiếc iPhone mỗi năm. Ảnh: The New York Times.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu dự đoán sự bùng nổ của AI sẽ làm tăng tổng lượng rác thải điện tử được tạo ra trên toàn cầu từ 3-12% vào năm 2030. Con số này tương đương với 2,5 triệu tấn rác thải điện tử bổ sung mỗi năm.
Những ước tính này xuất phát từ các kịch bản khác nhau về cường độ đầu tư trong tương lai vào AI. Theo đó, các nhà nghiên cứu dựa trên tính toán của họ về lượng chất thải phát sinh khi một máy chủ máy tính chạy trên H100 - con chip luôn "cháy hàng" năm 2023 bị loại bỏ.
Thậm chí, nghiên cứu còn không tính đến lượng chất thải tiềm ẩn từ việc thải bỏ các thiết bị khác cần thiết trong các trung tâm dữ liệu, chẳng hạn như hệ thống làm mát giúp chip không bị quá nhiệt.
"Chúng tôi hy vọng công trình này sẽ thu hút sự chú ý đến tác động môi trường, vốn thường bị bỏ qua khi xây dựng phần cứng AI", Asaf Tzachor, phó giáo sư tại Đại học Reichman và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết
Báo cáo phát triển bền vững hồi tháng 5 của Microsoft là một nghiên cứu điển hình về câu hỏi hóc búa mà các công ty công nghệ lớn phải đối mặt: Cam kết về khí hậu, nhưng lại gây ô nhiễm nhiều hơn khi chuyển chuyển trọng tâm sang AI.
Tuy nhiên, tham vọng quá lớn của Microsoft về việc dẫn đầu xu thế tích hợp AI đang khiến cam kết đó trở nên xa vời.
Khi đi sâu vào phân tích dữ liệu trong báo cáo phát triển bền vững của Microsoft, The Verge cho rằng mọi chuyện đã đi sai hướng.
Cụ thể, trong năm tài chính vừa qua, gã khổng lồ phần mềm đã thải ra 15,357 triệu tấn CO2, con số tương đương với tình trạng ô nhiễm carbon hàng năm ở cả nước Haiti hoặc Brunei.
Không chỉ Microsoft, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và Samsung Electronics - nhà sản xuất chip bộ nhớ hàng đầu thế giới - cũng đang chật vật với mục tiêu giảm khí thải carbon.
Thiết bị điện tử cũ, hỏng là loại rác thải gây đau đầu cho giới chuyên gia. Ảnh: Phys.
Trong khi đó, OpenAI và Google đều không tiết lộ chi phí cụ thể để vận hành các sản phẩm AI. Mặc dù vậy, theo ước tính qua phân tích từ bên thứ ba của các nhà nghiên cứu, việc huấn luyện cho mô hình GPT-3, công nghệ đứng sau ChatGPT tiêu thụ khoảng 1.287 MWh và dẫn đến lượng khí thải tương đương hơn 550 tấn CO2.
Để so sánh, con số khí thải này tương đương với một người đi 550 chuyến khứ hồi giữa New York và San Francisco.
Hiểm họa với con người
Trong một nghiên cứu về e-waste của Liên Hợp Quốc, thế giới đã tạo ra 53,6 triệu tấn chất thải điện tử trong năm 2019 nhưng chỉ 17,4% trong số đó được tái chế. Điều đáng nói là người lãnh hậu quả của đống rác thải công nghệ này lại là những nước đang phát triển.
Cụ thể, máy tính và các thiết bị điện tử khác bị vứt bỏ ở phương Tây thường được xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp hơn, nơi xem việc tháo rời các thiết bị cũ để lấy đồng và kim loại là một nghề kiếm tiền.
Hệ quả của việc này có thể là rất lớn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng thải và xử lý rác thải điện tử sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em như thay đổi chức năng phổi, phá hủy ADN và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch…
Một lao động tham gia tái chế phế thải điện tử thủ công tại Trung Quốc. Ảnh: Kai Loeffelbein.
Nghiên cứu của WHO còn chỉ ra hơn 18 triệu trẻ em và trẻ vị thành niên đang tích cực tham gia vào ngành công nghiệp xử lý rác thải điện tử trái phép. Công việc của chúng là lùng sục vàng và đồng trong những đống rác cao nhất vì có bàn tay nhỏ bé và khéo léo hơn người lớn.
Mặc dù vậy, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những lao động này chỉ được trả lương thấp, đồng thời phải tiếp xúc với các chất độc hại như thủy ngân và chì.
Những người ủng hộ môi trường và người dân sống gần các trung tâm dữ liệu được đề xuất cũng đã lên tiếng chỉ trích hiểm họa ngày càng tăng với sức khỏe.
Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn có rất ít nghiên cứu về vấn đề rác thải tiềm ẩn do sự bùng nổ của AI tạo ra.
“Có quá ít thông tin về tác động ngược và xuôi dòng của AI. Chúng ta nên xem xét toàn bộ chu kỳ của nó”, Sasha Luccioni, một chuyên gia nghiên cứu về AI cho biết.
Luccioni cho biết các công ty chủ yếu tập trung vào cách tích lũy thêm sức mạnh tính toán để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ. Điều này khiến họ phải thay thế các chip máy tính vẫn đang hoạt động tốt bằng những con chip hoàn toàn mới có sức mạnh lớn hơn.
Những người phụ nữ lọc rác điện tử bằng tay trần tại nhà máy New Sky Metal, Thái Lan. Ảnh: New York Times.
"Mọi người chỉ theo đuổi hiện tượng lớn và nhanh hơn là tốt hơn. Đó là một kiểu tâm lý bầy đàn", Luccioni nhận định.
Trước cơn sốt này, một số nhà đầu tư ở Phố Wall và Thung lũng Silicon đã cảnh báo rằng AI sẽ khó có thể tạo ra mức sinh lời đủ để bù đắp khoản chi tiêu khổng lồ cho phần cứng máy tính. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy các nhà phát triển AI hàng đầu sẽ dừng lại.
Microsoft cho biết trong năm 2024, khoản chi tiêu hàng quý 14 tỷ USD cho các trung tâm dữ liệu sẽ tiếp tục tăng.
Đến tháng 9, CEO OpenAI Sam Altman đã trình bày với các quan chức Nhà Trắng một bản phân tích cho rằng việc xây dựng một số trung tâm dữ liệu trên toàn quốc với chi phí 100 tỷ USD cho mỗi cơ sở sẽ tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Đào tạo và vận hành các mô hình AI là một nỗ lực tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Tuy nhiên, sự hào hứng với công cụ mới này có thể đang che giấu một vấn đề rất nghiêm trọng.
Cụ thể, Washington Post đã trích dẫn một nghiên cứu mới được công bố cho thấy trào lưu xây dựng các chương trình trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ hơn tại tại Thung lũng Silicon đang tạo nên một núi rác thải điện tử (e-waste), gây hậu quả nghiêm trọng đến thế giới.
Tốc độ gia tăng chóng mặt
Trong cơn sốt AI, các công ty công nghệ hàng đầu đang chi mạnh tay để xây dựng và nâng cấp các trung tâm dữ liệu.
Đây sẽ là nguồn năng lượng cho những siêu dự án AI trong tương lai và đó chúng sẽ được trang bị trong những chip máy tính mạnh mẽ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các học giả tại Trung Quốc và Israel, nếu sự bùng nổ AI tiếp diễn, đến năm 2030, những con chip và thiết bị điện tử cũ có thể trở thành núi rác thải điện tử tương đương với việc vứt bỏ 13 tỷ chiếc iPhone mỗi năm.
Đến năm 2030, những con chip và thiết bị điện tử cũ có thể trở thành núi rác thải điện tử tương đương với việc vứt bỏ 13 tỷ chiếc iPhone mỗi năm. Ảnh: The New York Times.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu dự đoán sự bùng nổ của AI sẽ làm tăng tổng lượng rác thải điện tử được tạo ra trên toàn cầu từ 3-12% vào năm 2030. Con số này tương đương với 2,5 triệu tấn rác thải điện tử bổ sung mỗi năm.
Những ước tính này xuất phát từ các kịch bản khác nhau về cường độ đầu tư trong tương lai vào AI. Theo đó, các nhà nghiên cứu dựa trên tính toán của họ về lượng chất thải phát sinh khi một máy chủ máy tính chạy trên H100 - con chip luôn "cháy hàng" năm 2023 bị loại bỏ.
Thậm chí, nghiên cứu còn không tính đến lượng chất thải tiềm ẩn từ việc thải bỏ các thiết bị khác cần thiết trong các trung tâm dữ liệu, chẳng hạn như hệ thống làm mát giúp chip không bị quá nhiệt.
"Chúng tôi hy vọng công trình này sẽ thu hút sự chú ý đến tác động môi trường, vốn thường bị bỏ qua khi xây dựng phần cứng AI", Asaf Tzachor, phó giáo sư tại Đại học Reichman và là một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết
Báo cáo phát triển bền vững hồi tháng 5 của Microsoft là một nghiên cứu điển hình về câu hỏi hóc búa mà các công ty công nghệ lớn phải đối mặt: Cam kết về khí hậu, nhưng lại gây ô nhiễm nhiều hơn khi chuyển chuyển trọng tâm sang AI.
Tuy nhiên, tham vọng quá lớn của Microsoft về việc dẫn đầu xu thế tích hợp AI đang khiến cam kết đó trở nên xa vời.
Khi đi sâu vào phân tích dữ liệu trong báo cáo phát triển bền vững của Microsoft, The Verge cho rằng mọi chuyện đã đi sai hướng.
Cụ thể, trong năm tài chính vừa qua, gã khổng lồ phần mềm đã thải ra 15,357 triệu tấn CO2, con số tương đương với tình trạng ô nhiễm carbon hàng năm ở cả nước Haiti hoặc Brunei.
Không chỉ Microsoft, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và Samsung Electronics - nhà sản xuất chip bộ nhớ hàng đầu thế giới - cũng đang chật vật với mục tiêu giảm khí thải carbon.
Thiết bị điện tử cũ, hỏng là loại rác thải gây đau đầu cho giới chuyên gia. Ảnh: Phys.
Trong khi đó, OpenAI và Google đều không tiết lộ chi phí cụ thể để vận hành các sản phẩm AI. Mặc dù vậy, theo ước tính qua phân tích từ bên thứ ba của các nhà nghiên cứu, việc huấn luyện cho mô hình GPT-3, công nghệ đứng sau ChatGPT tiêu thụ khoảng 1.287 MWh và dẫn đến lượng khí thải tương đương hơn 550 tấn CO2.
Để so sánh, con số khí thải này tương đương với một người đi 550 chuyến khứ hồi giữa New York và San Francisco.
Hiểm họa với con người
Trong một nghiên cứu về e-waste của Liên Hợp Quốc, thế giới đã tạo ra 53,6 triệu tấn chất thải điện tử trong năm 2019 nhưng chỉ 17,4% trong số đó được tái chế. Điều đáng nói là người lãnh hậu quả của đống rác thải công nghệ này lại là những nước đang phát triển.
Cụ thể, máy tính và các thiết bị điện tử khác bị vứt bỏ ở phương Tây thường được xuất khẩu sang các nước có thu nhập thấp hơn, nơi xem việc tháo rời các thiết bị cũ để lấy đồng và kim loại là một nghề kiếm tiền.
Hệ quả của việc này có thể là rất lớn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng thải và xử lý rác thải điện tử sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em như thay đổi chức năng phổi, phá hủy ADN và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch…
Một lao động tham gia tái chế phế thải điện tử thủ công tại Trung Quốc. Ảnh: Kai Loeffelbein.
Nghiên cứu của WHO còn chỉ ra hơn 18 triệu trẻ em và trẻ vị thành niên đang tích cực tham gia vào ngành công nghiệp xử lý rác thải điện tử trái phép. Công việc của chúng là lùng sục vàng và đồng trong những đống rác cao nhất vì có bàn tay nhỏ bé và khéo léo hơn người lớn.
Mặc dù vậy, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những lao động này chỉ được trả lương thấp, đồng thời phải tiếp xúc với các chất độc hại như thủy ngân và chì.
Những người ủng hộ môi trường và người dân sống gần các trung tâm dữ liệu được đề xuất cũng đã lên tiếng chỉ trích hiểm họa ngày càng tăng với sức khỏe.
Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn có rất ít nghiên cứu về vấn đề rác thải tiềm ẩn do sự bùng nổ của AI tạo ra.
“Có quá ít thông tin về tác động ngược và xuôi dòng của AI. Chúng ta nên xem xét toàn bộ chu kỳ của nó”, Sasha Luccioni, một chuyên gia nghiên cứu về AI cho biết.
Luccioni cho biết các công ty chủ yếu tập trung vào cách tích lũy thêm sức mạnh tính toán để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ. Điều này khiến họ phải thay thế các chip máy tính vẫn đang hoạt động tốt bằng những con chip hoàn toàn mới có sức mạnh lớn hơn.
Những người phụ nữ lọc rác điện tử bằng tay trần tại nhà máy New Sky Metal, Thái Lan. Ảnh: New York Times.
"Mọi người chỉ theo đuổi hiện tượng lớn và nhanh hơn là tốt hơn. Đó là một kiểu tâm lý bầy đàn", Luccioni nhận định.
Trước cơn sốt này, một số nhà đầu tư ở Phố Wall và Thung lũng Silicon đã cảnh báo rằng AI sẽ khó có thể tạo ra mức sinh lời đủ để bù đắp khoản chi tiêu khổng lồ cho phần cứng máy tính. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy các nhà phát triển AI hàng đầu sẽ dừng lại.
Microsoft cho biết trong năm 2024, khoản chi tiêu hàng quý 14 tỷ USD cho các trung tâm dữ liệu sẽ tiếp tục tăng.
Đến tháng 9, CEO OpenAI Sam Altman đã trình bày với các quan chức Nhà Trắng một bản phân tích cho rằng việc xây dựng một số trung tâm dữ liệu trên toàn quốc với chi phí 100 tỷ USD cho mỗi cơ sở sẽ tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế.