Võ Xuân Trường
Well-known member
Hiến kế thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá; hội tụ những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.
https://air.asia/emK2Q
Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa thú vị. Ảnh: BTC
Ngày 17.12, tại “Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam” do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ VHTTDL) tổ chức, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp để gỡ khó trong thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, hội nghị nhằm quảng bá, giới thiệu xúc tiến đầu tư vào Làng Văn hoá. Đây là dịp cần tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp huy động nguồn lực, thu hút đầu tư vào Làng Văn hoá. Từ đó, vừa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, vừa thực sự trở thành thiết chế văn hóa quốc gia hiện đại, quy mô, đảm bảo phát triển bền vững.
Thời gian vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm chỉ đạo triển khai rất nhiều những hoạt động xuất phát từ vị trí yêu cầu chức năng mà Đảng, Nhà nước đã giao cho àng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ khi mới thành lập. Tuy nhiên, còn tồn tại những thách thức trong việc huy động nguồn lực đầu tư để phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại khai mạc Hội nghị. Ảnh: Thạch Lựu
Trong phiên thảo luận “Cơ chế ưu đãi thuận lợi và tiềm năng phát triển đầu tư tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam” của Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, tổ chức bày tỏ Làng Văn hóa là khu vực có quy hoạch ổn định nhất ở Hà Nội. Dù vậy, trong thời gian qua, việc đầu tư vào Làng Văn hóa còn nhiều khó khăn do chính sách cơ chế đầu tư chưa rõ ràng, quy định chức năng, nhiệm vụ của Làng Văn hóa cũng còn nhiều vướng mắc với các quy định, các Luật khác.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Kiều Văn Toản - Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và thương mại Kvinland, đề xuất cần sớm ban hành các quy chế về đầu tư, đồng thời quy định rõ ràng chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của Ban quản lý Làng Văn hóa. Bên cạnh đó, Làng Văn hóa cần quan tâm hơn đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
Còn theo ông Kim Sơn - đại diện Công ty Chiến Thắng, vướng mắc trong kêu gọi đầu tư vào Làng Văn hóa là thẩm quyền của Làng Văn hóa chưa được quy định rõ, dẫn đến việc phối hợp giữa các bên chưa đạt hiệu quả tốt nhất.
Quang cảnh “Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam”. Ảnh: Thạch Lựu
Ở phiên “Giải đáp tháo gỡ khó khăn và thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam”, ông Trịnh Ngọc Chung cho biết, trong các năm qua, mặc dù Ban Quản lý đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng đến nay chưa có dự án đầu tư nào được triển khai. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân.
Trước hết, trong thời gian qua, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam gặp một số vướng mắc bởi các quy định của Luật Đầu tư hiện hành với các thẩm quyền của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 39/2014/QĐ-TTg.
Bên cạnh đó, mực nước hồ Đồng Mô không ổn định vì còn phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp lân cận. Hiện nay, TP Hà Nội đang triển khai dự án cải tạo sông Tích. Nếu dự án được triển khai nhanh, hồ Đồng Mô sẽ không phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp vùng lân cận nữa, cảnh quan được cải thiện. Tuy nhiên, điều kiện ngân sách Nhà nước có khó khăn, tiến độ dự án này cũng bị kéo dài.
Để Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được đầu tư phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định, đồng thời về lâu dài được khai thác, vận hành có hiệu quả, Ban Quản lý Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đề xuất được áp dụng cơ chế ưu đãi đầu tư như Khu kinh tế đối với các Khu chức năng, dự án kêu gọi đầu tư tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm thúc đẩy lợi thế kêu gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ lấp đầy các khu chức năng, dự án thu hút đầu tư. Đây cũng là một động lực thúc đẩy hiệu quả và tiềm năng phát triển Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để trở thành Khu Văn hóa – Du lịch quốc gia.
“Làng Văn hóa được xác định hai khu vực: khu vực đầu tư công và khu vực đầu tư tư nhân. Hiện tại, để thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa mạnh hơn rất cần cơ chế chính sách theo đúng quy định Pháp luật.
Với khu vực thu hút đầu tư từ nguồn ngân sách ngoài Nhà nước, cần những cơ chế mang tính đột phá để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào khu vực chức năng theo đúng quy hoạch. Từ đó thu hút được khách du lịch trong nước và quốc tế, để đưa Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tầm quốc gia”, ông Trịnh Ngọc Chung chia sẻ với báo chí.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá; hội tụ những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.
https://air.asia/emK2Q
Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa thú vị. Ảnh: BTC
Ngày 17.12, tại “Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam” do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ VHTTDL) tổ chức, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp để gỡ khó trong thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, hội nghị nhằm quảng bá, giới thiệu xúc tiến đầu tư vào Làng Văn hoá. Đây là dịp cần tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp huy động nguồn lực, thu hút đầu tư vào Làng Văn hoá. Từ đó, vừa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, vừa thực sự trở thành thiết chế văn hóa quốc gia hiện đại, quy mô, đảm bảo phát triển bền vững.
Thời gian vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm chỉ đạo triển khai rất nhiều những hoạt động xuất phát từ vị trí yêu cầu chức năng mà Đảng, Nhà nước đã giao cho àng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ khi mới thành lập. Tuy nhiên, còn tồn tại những thách thức trong việc huy động nguồn lực đầu tư để phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Trong phiên thảo luận “Cơ chế ưu đãi thuận lợi và tiềm năng phát triển đầu tư tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam” của Hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, tổ chức bày tỏ Làng Văn hóa là khu vực có quy hoạch ổn định nhất ở Hà Nội. Dù vậy, trong thời gian qua, việc đầu tư vào Làng Văn hóa còn nhiều khó khăn do chính sách cơ chế đầu tư chưa rõ ràng, quy định chức năng, nhiệm vụ của Làng Văn hóa cũng còn nhiều vướng mắc với các quy định, các Luật khác.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Kiều Văn Toản - Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và thương mại Kvinland, đề xuất cần sớm ban hành các quy chế về đầu tư, đồng thời quy định rõ ràng chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của Ban quản lý Làng Văn hóa. Bên cạnh đó, Làng Văn hóa cần quan tâm hơn đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
Còn theo ông Kim Sơn - đại diện Công ty Chiến Thắng, vướng mắc trong kêu gọi đầu tư vào Làng Văn hóa là thẩm quyền của Làng Văn hóa chưa được quy định rõ, dẫn đến việc phối hợp giữa các bên chưa đạt hiệu quả tốt nhất.
Ở phiên “Giải đáp tháo gỡ khó khăn và thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam”, ông Trịnh Ngọc Chung cho biết, trong các năm qua, mặc dù Ban Quản lý đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng đến nay chưa có dự án đầu tư nào được triển khai. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân.
Trước hết, trong thời gian qua, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam gặp một số vướng mắc bởi các quy định của Luật Đầu tư hiện hành với các thẩm quyền của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 39/2014/QĐ-TTg.
Bên cạnh đó, mực nước hồ Đồng Mô không ổn định vì còn phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp lân cận. Hiện nay, TP Hà Nội đang triển khai dự án cải tạo sông Tích. Nếu dự án được triển khai nhanh, hồ Đồng Mô sẽ không phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp vùng lân cận nữa, cảnh quan được cải thiện. Tuy nhiên, điều kiện ngân sách Nhà nước có khó khăn, tiến độ dự án này cũng bị kéo dài.
Để Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được đầu tư phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định, đồng thời về lâu dài được khai thác, vận hành có hiệu quả, Ban Quản lý Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đề xuất được áp dụng cơ chế ưu đãi đầu tư như Khu kinh tế đối với các Khu chức năng, dự án kêu gọi đầu tư tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm thúc đẩy lợi thế kêu gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ lấp đầy các khu chức năng, dự án thu hút đầu tư. Đây cũng là một động lực thúc đẩy hiệu quả và tiềm năng phát triển Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để trở thành Khu Văn hóa – Du lịch quốc gia.
“Làng Văn hóa được xác định hai khu vực: khu vực đầu tư công và khu vực đầu tư tư nhân. Hiện tại, để thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa mạnh hơn rất cần cơ chế chính sách theo đúng quy định Pháp luật.
Với khu vực thu hút đầu tư từ nguồn ngân sách ngoài Nhà nước, cần những cơ chế mang tính đột phá để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào khu vực chức năng theo đúng quy hoạch. Từ đó thu hút được khách du lịch trong nước và quốc tế, để đưa Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch mang tầm quốc gia”, ông Trịnh Ngọc Chung chia sẻ với báo chí.