Thanh Thúy
Well-known member
Trong phân khúc giá 8 triệu đồng, OnePlus Ace 5 nổi lên như một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất cho người dùng muốn sở hữu một mẫu smartphone hiệu năng mạnh, pin lớn. Máy trang bị Snapdragon 8 Gen 3, chipset cao cấp từng trang bị trên Xiaomi 14 Ultra hay Galaxy S24 Ultra. Vậy thì hiệu năng thực tế mà OnePlus Ace 5 cho ra liệu có mạnh mẽ hay không?
Snapdragon 8 Gen 3 trên OnePlus Ace 5
Snapdragon 8 Gen 3 là con chip cao cấp được Qualcomm trình làng cuối năm 2023. Chip được xây dựng trên kiến trúc 8 nhân với bố cục 1+5+2, bao gồm:
Thử nghiệm với các bài chấm điểm benchmark, OnePlus Ace 5 cho ra kết quả ấn tượng. Đầu tiên, với AnTuTu Benchmark, máy đạt 1,99 triệu điểm, trong đó có hơn 823 nghìn điểm GPU. Đây là một trong những mẫu máy có điểm AnTuTu Benchmark ấn tượng nhất trong phân khúc giá này.
Chuyển sang Geekbench 6, OnePlus Ace 5 đạt 2.164 điểm đơn nhân và 6.481 điểm đa nhân, cho thấy sức mạnh xử lý vượt trội của CPU trong cả tác vụ đơn lẻ lẫn đa nhiệm.
Còn với 3DMark, mình tiến hành thử nghiệm với bài chấm điểm Wild Life Extreme Stress Test. Kết quả, vòng lặp cao nhất trên máy đạt 4.851 điểm, trong khi vòng lặp thấp nhất đạt 3.571 điểm. Đáng chú ý, độ ổn định trên OnePlus Ace 5 đạt tới 73,6%. Xét đến mặt bằng chung các mẫu máy chạy Snapdragon 8 Gen 3, đây là con số khá cao, cho thấy máy có thể duy trì hiệu năng đỉnh liên tục mà không bị cắt giảm quá nhiều.
Kết quả benchmark trên OnePlus Ace 5



Khả năng chơi game trên OnePlus Ace 5
Trước hết, OnePlus Ace 5 có tốc độ lấy mẫu cảm ứng không quá cao. Ở trạng thái sử dụng bình thường, con số dao động trong khoảng 100 – 125Hz. Trong khi đó, khi chơi game và kích hoạt chế độ hiệu suất cao nhất (Pro Gamer), tốc độ lấy mẫu cảm ứng tăng lên, đạt khoảng 166 – 200Hz. Nếu không có nhu cầu chơi game quá chuyên nghiệp, tốc độ lấy mẫu cảm ứng trên mẫu máy này vẫn đáp ứng đủ cho người dùng.
Khi chơi game, máy sẽ thiết lập mặc định khả năng phản hồi ở mức cao hơn (Ultra)
Trong bài viết này, mình tiến hành chơi game trên OnePlus Ace 5 với ba tựa game bao gồm LMHT: Tốc Chiến, PUBG Mobile và Genshin Impact. Thiết bị đều đã hỗ trợ kích hoạt mức FPS cao, giúp trải nghiệm chơi game trở nên mượt mà hơn.
Với LMHT: Tốc Chiến, OnePlus Ace 5 hỗ trợ tốt mức cài đặt 120FPS cùng đồ họa Cao. Thử nghiệm trong chế độ URF, vốn nặng hơn đáng kể do các tướng liên tục giao tranh và tung chiêu, máy vẫn duy trì FPS trung bình ấn tượng ở mức 118,7 FPS. Trải nghiệm xuyên suốt ván đấu rất ổn định, gần như không gặp tình trạng khựng, giật lag.
FPS trung bình trên OnePlus Ace 5 khi chơi LMHT: Tốc Chiến
Sau màn chơi, nhiệt độ cao nhất ở mặt trước và mặt sau đạt lần lượt 41 độ C và 39 độ C. Điện năng tiêu thụ trung bình đạt 3,79W.
Với PUBG Mobile, OnePlus Ace 5 cũng đem đến trải nghiệm chơi game mượt mà, không có gì đáng phàn nàn. Dải FPS luôn ổn định từ đầu đến cuối trận, đạt trung bình 117,6 FPS.
FPS trung bình trên OnePlus Ace 5 khi chơi PUBG Mobile
Song, một số vấn đề bắt đầu xuất hiện trong màn chơi này. Sau màn chơi, nhiệt độ mặt trước và mặt sau của máy đạt lần lượt 40,5 độ C và 40 độ C, hơi cao so với mức thông thường. Đáng chú ý, máy tiêu thụ trung bình tới 4,47W điện năng. Với một số mẫu máy mình từng trải nghiệm trước đây, mức tiêu thụ điện năng trung bình khi chơi PUBG Mobile ở 120FPS thường chỉ dao động quanh mức 3 – 3,8W.
Với Genshin Impact, mình thiết lập đồ họa ở mức cao nhất và chơi ở bản đồ Sumeru. Dù vậy, OnePlus Ace 5 vẫn mang lại trải nghiệm rất ấn tượng. Dải FPS thường xuyên ổn định ở mức 60 và rất ít khi bị sụt giảm quá sâu. FPS trung bình đạt 59 FPS, cho thấy người dùng hoàn toàn có thể trải nghiệm mượt mà các tựa game nặng phổ biến hiện nay trên một chiếc máy tầm trung-cao cấp như OnePlus Ace 5 mà không nhất thiết phải đầu tư vào các dòng máy quá đắt tiền.
FPS trung bình trên OnePlus Ace 5 khi chơi Genshin Impact
Tuy nhiên, trong màn chơi này, OnePlus Ace 5 cũng tiêu thụ trung bình tới 6,35W điện. Bù lại, nhiệt độ sau màn chơi không quá cao, tối đa 43 độ C ở mặt trước và 42 độ C ở mặt sau.
Nhìn chung, OnePlus Ace 5 với Snapdragon 8 Gen 3 thực sự mang lại hiệu năng rất mạnh mẽ, đủ sức “cân” thoải mái các tựa game đang thịnh hành hiện nay. Song, trong quá trình chơi game, máy lại tiêu thụ khá nhiều điện năng. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thời lượng pin thực tế trên sản phẩm này.

Snapdragon 8 Gen 3 là con chip cao cấp được Qualcomm trình làng cuối năm 2023. Chip được xây dựng trên kiến trúc 8 nhân với bố cục 1+5+2, bao gồm:
- 1 nhân chính Cortex-X4 tốc độ 3,3 GHz
- 5 nhân hiệu suất Cortex-A720 (3 nhân 3,2 GHz và 2 nhân 3,0 GHz)
- 2 nhân tiết kiệm Cortex-A520 tốc độ 2,3 GHz.

Thử nghiệm với các bài chấm điểm benchmark, OnePlus Ace 5 cho ra kết quả ấn tượng. Đầu tiên, với AnTuTu Benchmark, máy đạt 1,99 triệu điểm, trong đó có hơn 823 nghìn điểm GPU. Đây là một trong những mẫu máy có điểm AnTuTu Benchmark ấn tượng nhất trong phân khúc giá này.
Chuyển sang Geekbench 6, OnePlus Ace 5 đạt 2.164 điểm đơn nhân và 6.481 điểm đa nhân, cho thấy sức mạnh xử lý vượt trội của CPU trong cả tác vụ đơn lẻ lẫn đa nhiệm.
Còn với 3DMark, mình tiến hành thử nghiệm với bài chấm điểm Wild Life Extreme Stress Test. Kết quả, vòng lặp cao nhất trên máy đạt 4.851 điểm, trong khi vòng lặp thấp nhất đạt 3.571 điểm. Đáng chú ý, độ ổn định trên OnePlus Ace 5 đạt tới 73,6%. Xét đến mặt bằng chung các mẫu máy chạy Snapdragon 8 Gen 3, đây là con số khá cao, cho thấy máy có thể duy trì hiệu năng đỉnh liên tục mà không bị cắt giảm quá nhiều.
Kết quả benchmark trên OnePlus Ace 5



Khả năng chơi game trên OnePlus Ace 5
Trước hết, OnePlus Ace 5 có tốc độ lấy mẫu cảm ứng không quá cao. Ở trạng thái sử dụng bình thường, con số dao động trong khoảng 100 – 125Hz. Trong khi đó, khi chơi game và kích hoạt chế độ hiệu suất cao nhất (Pro Gamer), tốc độ lấy mẫu cảm ứng tăng lên, đạt khoảng 166 – 200Hz. Nếu không có nhu cầu chơi game quá chuyên nghiệp, tốc độ lấy mẫu cảm ứng trên mẫu máy này vẫn đáp ứng đủ cho người dùng.

Trong bài viết này, mình tiến hành chơi game trên OnePlus Ace 5 với ba tựa game bao gồm LMHT: Tốc Chiến, PUBG Mobile và Genshin Impact. Thiết bị đều đã hỗ trợ kích hoạt mức FPS cao, giúp trải nghiệm chơi game trở nên mượt mà hơn.
Với LMHT: Tốc Chiến, OnePlus Ace 5 hỗ trợ tốt mức cài đặt 120FPS cùng đồ họa Cao. Thử nghiệm trong chế độ URF, vốn nặng hơn đáng kể do các tướng liên tục giao tranh và tung chiêu, máy vẫn duy trì FPS trung bình ấn tượng ở mức 118,7 FPS. Trải nghiệm xuyên suốt ván đấu rất ổn định, gần như không gặp tình trạng khựng, giật lag.

Sau màn chơi, nhiệt độ cao nhất ở mặt trước và mặt sau đạt lần lượt 41 độ C và 39 độ C. Điện năng tiêu thụ trung bình đạt 3,79W.

Với PUBG Mobile, OnePlus Ace 5 cũng đem đến trải nghiệm chơi game mượt mà, không có gì đáng phàn nàn. Dải FPS luôn ổn định từ đầu đến cuối trận, đạt trung bình 117,6 FPS.

Song, một số vấn đề bắt đầu xuất hiện trong màn chơi này. Sau màn chơi, nhiệt độ mặt trước và mặt sau của máy đạt lần lượt 40,5 độ C và 40 độ C, hơi cao so với mức thông thường. Đáng chú ý, máy tiêu thụ trung bình tới 4,47W điện năng. Với một số mẫu máy mình từng trải nghiệm trước đây, mức tiêu thụ điện năng trung bình khi chơi PUBG Mobile ở 120FPS thường chỉ dao động quanh mức 3 – 3,8W.

Với Genshin Impact, mình thiết lập đồ họa ở mức cao nhất và chơi ở bản đồ Sumeru. Dù vậy, OnePlus Ace 5 vẫn mang lại trải nghiệm rất ấn tượng. Dải FPS thường xuyên ổn định ở mức 60 và rất ít khi bị sụt giảm quá sâu. FPS trung bình đạt 59 FPS, cho thấy người dùng hoàn toàn có thể trải nghiệm mượt mà các tựa game nặng phổ biến hiện nay trên một chiếc máy tầm trung-cao cấp như OnePlus Ace 5 mà không nhất thiết phải đầu tư vào các dòng máy quá đắt tiền.

Tuy nhiên, trong màn chơi này, OnePlus Ace 5 cũng tiêu thụ trung bình tới 6,35W điện. Bù lại, nhiệt độ sau màn chơi không quá cao, tối đa 43 độ C ở mặt trước và 42 độ C ở mặt sau.
Nhìn chung, OnePlus Ace 5 với Snapdragon 8 Gen 3 thực sự mang lại hiệu năng rất mạnh mẽ, đủ sức “cân” thoải mái các tựa game đang thịnh hành hiện nay. Song, trong quá trình chơi game, máy lại tiêu thụ khá nhiều điện năng. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thời lượng pin thực tế trên sản phẩm này.