Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Nhiều bệnh nhân khi mắc sốt xuất huyết lo sợ tiểu cầu tụt thấp nhưng điều này chưa nguy hiểm bằng cô đặc máu.
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 27-10 đến 3-11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.590 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng hơn 10 ca so với tuần trước đó).
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, tổng bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế là 2.869 người bệnh/4.200 giường kế hoạch phục vụ điều trị sốt xuất huyết.
Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần, dẫn đầu là Hà Đông với 218 ca, tiếp đến là Thanh Oai (162 ca), Phú Xuyên (149 ca), Đống Đa (143 ca). Ngoài ra, trong số các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân thì 2 phường: Dương Nội (quận Hà Đông) và Hoàng Liệt, (quận Hoàng Mai) đều ghi nhận 30 bệnh nhân; tiếp đến xã Phương Trung (huyện Thanh Oai) và phường Xuân La (quận Tây Hồ) đều có 25 bệnh nhân; xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì) có 24 bệnh nhân.
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, trên địa bàn thành phố có 28.483 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 ca tử vong (giảm 8 ca so với cùng kỳ năm ngoái).
Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Trong đó, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là Hà Đông (1.973 ca), Hoàng Mai (1.840 ca), Phú Xuyên (1.835 ca), Thanh Oai (1.639 ca), Đống Đa (1.565 ca), Thanh Trì (1.553 ca). Cũng trong tuần này, thành phố ghi nhận thêm 107 ổ dịch tại 25 quận, huyện, thị xã (tăng 7 ổ dịch so với tuần trước đó). Nơi có nhiều ổ dịch trong tuần qua là các quận, huyện, thị xã: Đống Đa, Thanh Trì (12 ổ dịch); Thường Tín (11 ổ dịch); Quốc Oai (8 ổ dịch); Hai Bà Trưng (7 ổ dịch); Bắc Từ Liêm, Hà Đông (6 ổ dịch); Sơn Tây, Chương Mỹ (5 ổ dịch); Mê Linh, Thanh Oai, Cầu Giấy (4 ổ dịch)…
Như vậy, tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 1.661, hiện còn 231 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã; trong đó một số ổ dịch kéo dài và ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 568 ca; xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất có 417 ca; thôn Đống, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (115 ca); xã Châu Can, huyện Phú Xuyên (113 ca)…
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều bệnh nhân khi mắc sốt xuất huyết lo sợ tiểu cầu tụt thấp, hoặc đề nghị cho truyền tiểu cầu.
Tuy nhiên, trong công thức máu, chỉ số Hematocrit (Hct) mới là quan trọng để phản ánh mức độ cô đặc máu. Nếu Hct tăng thì người bệnh có nguy cơ thoát huyết tương, cô đặc máu có thể dẫn đến sốc giảm thể tích. Nếu qua ngày thứ 5-6 của sốt xuất huyết mà người bệnh không có cô đặc máu, không chảy máu, thể trạng tỉnh táo thì dù tiểu cầu thấp thế nào cũng không cần phải truyền tiểu cầu và nên cho xuất viện, theo dõi tại nhà, tránh quá tải bệnh viện và giảm áp lực cho các trung tâm huyết học.
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 27-10 đến 3-11), trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.590 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng hơn 10 ca so với tuần trước đó).
Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, tổng bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế là 2.869 người bệnh/4.200 giường kế hoạch phục vụ điều trị sốt xuất huyết.
Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần, dẫn đầu là Hà Đông với 218 ca, tiếp đến là Thanh Oai (162 ca), Phú Xuyên (149 ca), Đống Đa (143 ca). Ngoài ra, trong số các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân thì 2 phường: Dương Nội (quận Hà Đông) và Hoàng Liệt, (quận Hoàng Mai) đều ghi nhận 30 bệnh nhân; tiếp đến xã Phương Trung (huyện Thanh Oai) và phường Xuân La (quận Tây Hồ) đều có 25 bệnh nhân; xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì) có 24 bệnh nhân.
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, trên địa bàn thành phố có 28.483 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 ca tử vong (giảm 8 ca so với cùng kỳ năm ngoái).
Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Trong đó, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là Hà Đông (1.973 ca), Hoàng Mai (1.840 ca), Phú Xuyên (1.835 ca), Thanh Oai (1.639 ca), Đống Đa (1.565 ca), Thanh Trì (1.553 ca). Cũng trong tuần này, thành phố ghi nhận thêm 107 ổ dịch tại 25 quận, huyện, thị xã (tăng 7 ổ dịch so với tuần trước đó). Nơi có nhiều ổ dịch trong tuần qua là các quận, huyện, thị xã: Đống Đa, Thanh Trì (12 ổ dịch); Thường Tín (11 ổ dịch); Quốc Oai (8 ổ dịch); Hai Bà Trưng (7 ổ dịch); Bắc Từ Liêm, Hà Đông (6 ổ dịch); Sơn Tây, Chương Mỹ (5 ổ dịch); Mê Linh, Thanh Oai, Cầu Giấy (4 ổ dịch)…
Như vậy, tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 1.661, hiện còn 231 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã; trong đó một số ổ dịch kéo dài và ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 568 ca; xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất có 417 ca; thôn Đống, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (115 ca); xã Châu Can, huyện Phú Xuyên (113 ca)…
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều bệnh nhân khi mắc sốt xuất huyết lo sợ tiểu cầu tụt thấp, hoặc đề nghị cho truyền tiểu cầu.
Tuy nhiên, trong công thức máu, chỉ số Hematocrit (Hct) mới là quan trọng để phản ánh mức độ cô đặc máu. Nếu Hct tăng thì người bệnh có nguy cơ thoát huyết tương, cô đặc máu có thể dẫn đến sốc giảm thể tích. Nếu qua ngày thứ 5-6 của sốt xuất huyết mà người bệnh không có cô đặc máu, không chảy máu, thể trạng tỉnh táo thì dù tiểu cầu thấp thế nào cũng không cần phải truyền tiểu cầu và nên cho xuất viện, theo dõi tại nhà, tránh quá tải bệnh viện và giảm áp lực cho các trung tâm huyết học.