vũ thành trần vương
Well-known member
Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là "viên ngọc thô" của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc.
6
Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ hình bát úp, tạo thành những thảo nguyên xanh bao bọc lấy hồ.
Hồ thuộc địa phận xã Thành Sơn, tên gọi cũ là xã Noong Luông, huyện Mai Châu nằm ở độ cao 1.280 m so với mực nước biển, là nơi sinh sống của dân tộc Thái và Mường trong vùng.
Từ Hà Nội, Chu Đức Giang, 30 tuổi đến Mai Châu, Hòa Bình bằng xe khách (limousine) với giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng một người. Từ bến xe vào bản Noong Luông không có xe ôm, du khách có thể gọi taxi.
Để thuận tiện hơn, anh Giang khuyên du khách nên đi phương tiện cá nhân. Khi qua Thung Khe, du khách có thể thấy được cảnh thiên nhiên hoang sơ và cảm nhận không khí mát mẻ từ những cánh rừng trải dài hai bên.
Trên đường đến hồ, anh Giang đi qua cung đường chữ S nằm lưng chừng những đồi cỏ bát úp. Hồ nước nằm phía dưới chân đồi, du khách có thể tìm chỗ đỗ xe ven đường và đi bộ khoảng 5 - 7 phút xuống hồ ngắm cảnh.
Hồ Sam Tạng được coi là "viên ngọc thô" của Hoà Bình, rộng khoảng 2,7 ha. Mặt hồ phẳng lặng, nước trong xanh quanh năm, soi bóng những đồi cỏ ven hồ.
Trước năm 1973, hồ chỉ là khe suối lớn. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, huyện Mai Châu khi đó huy động thanh niên đi dân công xây dựng đập. Hồ trở thành nguồn chính cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho 400 ha đất nông nghiệp của xã, theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình.
Theo anh Giang, du khách nên đến tham quan hồ vào buổi chiều, thời điểm nắng đẹp. Ngoài chụp ảnh, du khách có thể mang theo đồ để picnic, camping. Hồ nước khá sâu, du khách không nên xuống tắm. Khoảng 17h, du khách có thể ngắm hoàng hôn tại hồ hoặc quay lại ngắm mây trên đường về.
Hồ Sam Tạng là địa điểm cho chuyến thư giãn nhẹ nhàng cùng bạn bè, gia đình vào dịp cuối tuần. Nơi đây chưa phát triển du lịch, các điểm tham quan và dịch vụ ăn ở, vui chơi khá ít. Vì vậy đến đây, du khách sẽ có nhiều thời gian hòa mình vào thiên nhiên và được "chữa lành" giữa màu xanh cây cỏ.
Trong bán kính 2 km từ hồ có một số homestay, giá 700.000 đồng - 1.000.000 đồng một phòng một đêm. Du khách có thể nghỉ qua đêm tại đây để hôm sau kết hợp tham quan thác Thung, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc - cách hồ khoảng18 km hoặc bản Lác cách gần 30 km.
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ một homestay ở gần hồ Sam Tạng, cho biết từ đầu năm nay, hồ Sam Tạng mới được nhiều người biết đến qua những hình ảnh, video khách du lịch đăng tải trên mạng xã hội. Anh gợi ý du khách nên đến đây vào mùa hè để cảm nhận được sự thay đổi khí hậu từ thấp đến cao, tránh nóng và tận hưởng không gian yên bình.
Dù mục đích chuyến đi là ngắm cảnh hồ, song anh Giang bất ngờ khi có thể ngắm mây và hoàng hôn từ không gian phía sau homestay. Chiều tối, những vạt mây trắng mỏng kéo lên, phủ lên cảnh vật, dưới ánh nắng màu vàng cam cuối ngày. Khung cảnh "đẹp không kém Tà Xùa hay Sa Pa", chi phí rẻ hơn, khoảng 1,5 triệu đồng một người, anh Giang cho biết.
6
Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ hình bát úp, tạo thành những thảo nguyên xanh bao bọc lấy hồ.
Hồ thuộc địa phận xã Thành Sơn, tên gọi cũ là xã Noong Luông, huyện Mai Châu nằm ở độ cao 1.280 m so với mực nước biển, là nơi sinh sống của dân tộc Thái và Mường trong vùng.
Từ Hà Nội, Chu Đức Giang, 30 tuổi đến Mai Châu, Hòa Bình bằng xe khách (limousine) với giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng một người. Từ bến xe vào bản Noong Luông không có xe ôm, du khách có thể gọi taxi.
Để thuận tiện hơn, anh Giang khuyên du khách nên đi phương tiện cá nhân. Khi qua Thung Khe, du khách có thể thấy được cảnh thiên nhiên hoang sơ và cảm nhận không khí mát mẻ từ những cánh rừng trải dài hai bên.
Trên đường đến hồ, anh Giang đi qua cung đường chữ S nằm lưng chừng những đồi cỏ bát úp. Hồ nước nằm phía dưới chân đồi, du khách có thể tìm chỗ đỗ xe ven đường và đi bộ khoảng 5 - 7 phút xuống hồ ngắm cảnh.
Hồ Sam Tạng được coi là "viên ngọc thô" của Hoà Bình, rộng khoảng 2,7 ha. Mặt hồ phẳng lặng, nước trong xanh quanh năm, soi bóng những đồi cỏ ven hồ.
Trước năm 1973, hồ chỉ là khe suối lớn. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, huyện Mai Châu khi đó huy động thanh niên đi dân công xây dựng đập. Hồ trở thành nguồn chính cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho 400 ha đất nông nghiệp của xã, theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình.
Theo anh Giang, du khách nên đến tham quan hồ vào buổi chiều, thời điểm nắng đẹp. Ngoài chụp ảnh, du khách có thể mang theo đồ để picnic, camping. Hồ nước khá sâu, du khách không nên xuống tắm. Khoảng 17h, du khách có thể ngắm hoàng hôn tại hồ hoặc quay lại ngắm mây trên đường về.
Hồ Sam Tạng là địa điểm cho chuyến thư giãn nhẹ nhàng cùng bạn bè, gia đình vào dịp cuối tuần. Nơi đây chưa phát triển du lịch, các điểm tham quan và dịch vụ ăn ở, vui chơi khá ít. Vì vậy đến đây, du khách sẽ có nhiều thời gian hòa mình vào thiên nhiên và được "chữa lành" giữa màu xanh cây cỏ.
Trong bán kính 2 km từ hồ có một số homestay, giá 700.000 đồng - 1.000.000 đồng một phòng một đêm. Du khách có thể nghỉ qua đêm tại đây để hôm sau kết hợp tham quan thác Thung, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc - cách hồ khoảng18 km hoặc bản Lác cách gần 30 km.
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ một homestay ở gần hồ Sam Tạng, cho biết từ đầu năm nay, hồ Sam Tạng mới được nhiều người biết đến qua những hình ảnh, video khách du lịch đăng tải trên mạng xã hội. Anh gợi ý du khách nên đến đây vào mùa hè để cảm nhận được sự thay đổi khí hậu từ thấp đến cao, tránh nóng và tận hưởng không gian yên bình.
Dù mục đích chuyến đi là ngắm cảnh hồ, song anh Giang bất ngờ khi có thể ngắm mây và hoàng hôn từ không gian phía sau homestay. Chiều tối, những vạt mây trắng mỏng kéo lên, phủ lên cảnh vật, dưới ánh nắng màu vàng cam cuối ngày. Khung cảnh "đẹp không kém Tà Xùa hay Sa Pa", chi phí rẻ hơn, khoảng 1,5 triệu đồng một người, anh Giang cho biết.