Hoa điên điển là loại hoa thường gặp ở các đầm lầy, ruộng nước, đặc biệt còn là đặc sản ẩm thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Công dụng của hoa điên điển lại cực quý mà không phải ai cũng biết. Cùng xem bài viết dưới đây để biết thêm về cây thuốc, món ăn quý giá này nhé.
Hoa điên điển là hoa gì?
Cây hoa điên điển hay còn có tên gọi khác là muồng rút, điền thanh bụi, điền thanh hạt tròn, điền thanh đầm lầy, điền thanh lưu niên, điền thanh thân tia, Sesban-River Bean, tên khoa học Sesbania sesban (Jacq) W.Wight, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Bông điên điển
Cây bụi cao khoảng từ 1-4m, thân cây có màu xanh sọc tím, tròn và bóng. Ngoài ra, rễ cây ăn sâu khoảng 60-70cm. Hoa có màu vàng, mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 8-10 bông hoa to. Bên cạnh đó, quả đậu thõng xuống có chiều dài khoảng 20-30cm, màu nâu bóng. Đồng thời, khi trái đậu này chín, hạt rớt xuống bùn, đất và sẽ nảy mầm cho ra cây mới vào mùa nước nổi năm sau.
Công dụng của hoa điên điển đối với sức khỏe của con người
Theo chuyên gia VOH - Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn cho biết trên VOH (Đài tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh), theo đông y, bông hoa điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm an thần, nhuận trường, lợi tiểu. Đây là loại dược liệu có thể dùng trong những trường hợp cảm sốt, táo bón, ăn uống kém, mụn nhọt,...
TS-BS Nguyễn Thị Sơn - Nguyên Trưởng khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Lá điên điển (khô) có chứa protid 26.30g, lipid 4.2g, glucid 39.2g và cellulose 14.6g. Bên cạnh đó, lá điên điển cũng giàu chất saponins, có chất tanin và các polyphenol khác. Đồng thời, rễ cây điên điển lâu năm có chứa loài vi khuẩn cộng sinh Rhizobium, chúng thường sinh sống ở những nốt rễ.
Những bông điên điển chứa chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, được dùng chế biến trong các món ăn. Ngoài ra, lá của điên điển nấu nước lên uống có thể giúp xổ, trục giun sán khỏi cơ thể con người. Bên cạnh đó, các loại kem hay thuốc mỡ bào chế từ lá điên điển cũng có công dụng làm dịu ngứa, phát ban ở da.
Một số món ngon được chế biến từ hoa điên điển
Hoa điên điển xào trứng
Bông hoa điên điển, hành lá rửa sạch, xắt nhỏ. Sau đó, đập trứng vào tô, cho gia vị và một ít hành lá xắt nhỏ rồi đánh đều, để sẵn. Tiếp theo, cho dầu ăn vào chảo cho đến khi dầu nóng thì cho hành vào phi. Sau đó, cho bông điên điển vào trộn đều rồi đổ trứng rán đều hai mặt. Khi trứng vàng đều thì trút ra đĩa, rắc ít tiêu và rau ngò lên trên. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. Hoa điên điển xào trứng là một món ăn vừa dễ chế biến, vừa thơm ngon lại có tác dụng giải nhiệt, có ích cho người suy nhược cơ thể.
Hoa điên điển muối chua
Bông hoa điên điển rửa sạch, để ráo, cho vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh. Sau đó, lấy phần lắng trong của nước vo gạo pha với muối rồi đổ vào hũ cho ngập bông. Tiếp theo, dùng lá chuối hoặc lá môn đã rửa thật sạch, để ráo nước, đậy kín hũ. Khoảng 3 ngày sau bông chua là ăn được. Có thể thêm một số giá đậu xanh hoặc bông súng, vào để làm dưa. Món này thường được dùng ăn ghém với mắm kho lạt hay cá linh kho mía. Công dụng: dưa bông điên điển ăn giòn, ngon miệng, tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt, lợi tiểu.
Canh chua nấu bông điên điển
Canh chua bông điên điển là một trong những món ăn đặc sản của miền Tây vào mùa nước nổi. Món ăn mang vị chua thanh của me hoà cùng vị béo thơm của cá và chút đắng của bông điên điển, tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Hoa điên điển là hoa gì?
Cây hoa điên điển hay còn có tên gọi khác là muồng rút, điền thanh bụi, điền thanh hạt tròn, điền thanh đầm lầy, điền thanh lưu niên, điền thanh thân tia, Sesban-River Bean, tên khoa học Sesbania sesban (Jacq) W.Wight, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Bông điên điển
Cây bụi cao khoảng từ 1-4m, thân cây có màu xanh sọc tím, tròn và bóng. Ngoài ra, rễ cây ăn sâu khoảng 60-70cm. Hoa có màu vàng, mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 8-10 bông hoa to. Bên cạnh đó, quả đậu thõng xuống có chiều dài khoảng 20-30cm, màu nâu bóng. Đồng thời, khi trái đậu này chín, hạt rớt xuống bùn, đất và sẽ nảy mầm cho ra cây mới vào mùa nước nổi năm sau.
Công dụng của hoa điên điển đối với sức khỏe của con người
Theo chuyên gia VOH - Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn cho biết trên VOH (Đài tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh), theo đông y, bông hoa điên điển có vị ngọt, đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng tâm an thần, nhuận trường, lợi tiểu. Đây là loại dược liệu có thể dùng trong những trường hợp cảm sốt, táo bón, ăn uống kém, mụn nhọt,...
TS-BS Nguyễn Thị Sơn - Nguyên Trưởng khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Lá điên điển (khô) có chứa protid 26.30g, lipid 4.2g, glucid 39.2g và cellulose 14.6g. Bên cạnh đó, lá điên điển cũng giàu chất saponins, có chất tanin và các polyphenol khác. Đồng thời, rễ cây điên điển lâu năm có chứa loài vi khuẩn cộng sinh Rhizobium, chúng thường sinh sống ở những nốt rễ.
Những bông điên điển chứa chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, được dùng chế biến trong các món ăn. Ngoài ra, lá của điên điển nấu nước lên uống có thể giúp xổ, trục giun sán khỏi cơ thể con người. Bên cạnh đó, các loại kem hay thuốc mỡ bào chế từ lá điên điển cũng có công dụng làm dịu ngứa, phát ban ở da.
Một số món ngon được chế biến từ hoa điên điển
Hoa điên điển xào trứng
Bông hoa điên điển, hành lá rửa sạch, xắt nhỏ. Sau đó, đập trứng vào tô, cho gia vị và một ít hành lá xắt nhỏ rồi đánh đều, để sẵn. Tiếp theo, cho dầu ăn vào chảo cho đến khi dầu nóng thì cho hành vào phi. Sau đó, cho bông điên điển vào trộn đều rồi đổ trứng rán đều hai mặt. Khi trứng vàng đều thì trút ra đĩa, rắc ít tiêu và rau ngò lên trên. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. Hoa điên điển xào trứng là một món ăn vừa dễ chế biến, vừa thơm ngon lại có tác dụng giải nhiệt, có ích cho người suy nhược cơ thể.
Hoa điên điển muối chua
Bông hoa điên điển rửa sạch, để ráo, cho vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh. Sau đó, lấy phần lắng trong của nước vo gạo pha với muối rồi đổ vào hũ cho ngập bông. Tiếp theo, dùng lá chuối hoặc lá môn đã rửa thật sạch, để ráo nước, đậy kín hũ. Khoảng 3 ngày sau bông chua là ăn được. Có thể thêm một số giá đậu xanh hoặc bông súng, vào để làm dưa. Món này thường được dùng ăn ghém với mắm kho lạt hay cá linh kho mía. Công dụng: dưa bông điên điển ăn giòn, ngon miệng, tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt, lợi tiểu.
Canh chua nấu bông điên điển
Canh chua bông điên điển là một trong những món ăn đặc sản của miền Tây vào mùa nước nổi. Món ăn mang vị chua thanh của me hoà cùng vị béo thơm của cá và chút đắng của bông điên điển, tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.