Trái Đất không phải là một hình cầu hoàn hảo, vì vậy câu trả lời có thể khiến bạn cảm thấy rất ngạc nhiên.
Với những người ưa thích du lịch mạo hiểm, có thể họ sẽ mất hàng tuần trời di chuyển để có thể đặt chân lên tới đỉnh Everest. Và điều này cũng khiến cho nhiều người trong số họ cảm thấy tự hào, bởi không phải ai cũng làm được như vậy.
Tuy nhiên, đỉnh Everest chỉ là điểm cao nhất so với mực nước biển chứ không phải là ngọn núi cao nhất của Trái Đất.
Theo Businiess Insider, xét về độ cao so với mực nước biển, Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. Nhưng nếu xét về độ cao tuyệt đối, tức là độ cao từ chân núi đến đỉnh núi, thì Mauna Kea ở đảo Hawaii mới là ngọn núi cao nhất thế giới.
Núi Everest có độ cao 8.850 mét so với mực nước biển, và không thể phủ nhận rằng đó là nơi có độ cao vô cùng lớn. Tuy nhiên, danh hiệu "ngọn núi cao nhất thế giới" khi đo từ chân núi lên đến đỉnh lại thuộc về núi Mauna Kea với độ cao chỉ 4.205 mét so với mực nước biển.
Trên thực tế, đây là một ngọn núi lửa hình khiên trên đảo Hawaii với chân núi nằm dưới bề mặt Thái Bình Dương khoảng 6.000 mét. Nói cách khác, hơn một nửa chiều cao của ngọn núi này bị nhấn chìm dưới biển. Khi đo chiều cao từ chân núi (phần nằm dưới biến) tới đỉnh, Mauna Kea cao hơn 10.000 mét, cao hơn nhiều so với 8.850 mét của đỉnh Everest. Chính điều này đã khiến nó trở thành ngọn núi cao nhất thế giới. Đồng thời đây cũng là ngọn núi lửa cao nhất trên Trái Đất.
Đài quan sát trên núi Mauna Kea.
Mauna Kea được cho là đã hình thành trên một điểm nóng trong lớp vỏ Trái Đất, đó là khu vực mà magma từ lớp phủ trào lên xuyên qua lớp vỏ và phun trào lên bề mặt.
Điểm nóng được cho là đứng yên trong khi mảng Thái Bình Dương, nơi Mauna Kea tọa lạc, đã di chuyển qua nó. Khi mảng này di chuyển về phía tây bắc qua điểm nóng, một loạt núi lửa đã được hình thành, với mỗi ngọn núi lửa nối tiếp nhau trở nên già hơn và bị xói mòn nhiều hơn khi mảng này di chuyển ra xa điểm nóng hơn.
Mauna Kea là ngọn núi lửa trẻ nhất trong số những ngọn núi lửa này, chỉ mới hình thành một triệu năm trước và nó vẫn là một ngọn núi lửa đang hoạt động, mặc dù nó đã không phun trào trong nhiều thế kỷ. Các nhà khoa học tin rằng lần cuối cùng Mauna Kea phun trào là hơn 45.000 năm trước.
Mauna Kea cũng nổi tiếng với một sự khác biệt: đây là nơi có đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới - Kính viễn vọng Ba mươi mét trị giá 1,4 tỷ đô la. Ở độ cao này, đỉnh cao hơn 40% bầu khí quyển của Trái Đất, giúp cải thiện khả năng quan sát các vật thể vũ trụ ở xa. Điều kiện cực kỳ khô ráo và gần như không có mây cũng khiến nó trở thành một địa điểm lý tưởng để thực hiện các quan sát thiên văn.
Mauna Loa cũng là một núi lửa dạng tầng và là núi lửa lớn nhất hành tinh về thể tích và diện tích bao phủ. Nó vươn lên đến độ cao4.169 mét so với mực nước biển, khiến nó trở thành ngọn núi cao thứ hai ở Hawaii, nhưng cũng là ngọn núi cao thứ hai trên Trái Đất được đo từ chân đế đến đỉnh.
Mauna Kea là đỉnh núi cao nhất ở Hawaii. Tên của ngọn núi này xuất phát từ tiếng Hawaii và có nghĩa là núi trắng. Nó là một trong những ngọn núi lửa lâu đời và được người bản địa Hawaii coi là một ngọn núi lửa thiêng liêng.
Mauna Kea là một ngọn núi lửa nơi bạn có thể tìm thấy một sự đa dạng sinh học tuyệt vời và hệ sinh thái bao gồm các môi trường sống động thực vật bản địa. Vì vậy nó có tầm quan trọng lớn về văn hóa và tự nhiên. Nó được coi là nơi ẩn náu của một số lượng lớn các loài địa phương và không chỉ quan trọng ở Hawaii, mà trên toàn thế giới.
Đây là một ngọn núi lửa hình khiên với đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết. Mặc dù Hawaii là một nơi có khí hậu ấm áp, nhưng Mauna Kea có độ cao lớn nên vẫn xuất hiện băng tuyết trong những tháng mùa đông.
Những đặc điểm này làm cho nó trở thành một điểm đến phổ biến cho thực hành các môn thể thao như trượt tuyết. Do độ cao, cảnh quan, không khí sạch và khoảng cách với các thành phố lớn, các kính viễn vọng và đài quan sát cũng đã được lắp đặt tại ngọn núi này.
Với những người ưa thích du lịch mạo hiểm, có thể họ sẽ mất hàng tuần trời di chuyển để có thể đặt chân lên tới đỉnh Everest. Và điều này cũng khiến cho nhiều người trong số họ cảm thấy tự hào, bởi không phải ai cũng làm được như vậy.
Tuy nhiên, đỉnh Everest chỉ là điểm cao nhất so với mực nước biển chứ không phải là ngọn núi cao nhất của Trái Đất.
Theo Businiess Insider, xét về độ cao so với mực nước biển, Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. Nhưng nếu xét về độ cao tuyệt đối, tức là độ cao từ chân núi đến đỉnh núi, thì Mauna Kea ở đảo Hawaii mới là ngọn núi cao nhất thế giới.
Núi Everest có độ cao 8.850 mét so với mực nước biển, và không thể phủ nhận rằng đó là nơi có độ cao vô cùng lớn. Tuy nhiên, danh hiệu "ngọn núi cao nhất thế giới" khi đo từ chân núi lên đến đỉnh lại thuộc về núi Mauna Kea với độ cao chỉ 4.205 mét so với mực nước biển.
Trên thực tế, đây là một ngọn núi lửa hình khiên trên đảo Hawaii với chân núi nằm dưới bề mặt Thái Bình Dương khoảng 6.000 mét. Nói cách khác, hơn một nửa chiều cao của ngọn núi này bị nhấn chìm dưới biển. Khi đo chiều cao từ chân núi (phần nằm dưới biến) tới đỉnh, Mauna Kea cao hơn 10.000 mét, cao hơn nhiều so với 8.850 mét của đỉnh Everest. Chính điều này đã khiến nó trở thành ngọn núi cao nhất thế giới. Đồng thời đây cũng là ngọn núi lửa cao nhất trên Trái Đất.
Đài quan sát trên núi Mauna Kea.
Mauna Kea được cho là đã hình thành trên một điểm nóng trong lớp vỏ Trái Đất, đó là khu vực mà magma từ lớp phủ trào lên xuyên qua lớp vỏ và phun trào lên bề mặt.
Điểm nóng được cho là đứng yên trong khi mảng Thái Bình Dương, nơi Mauna Kea tọa lạc, đã di chuyển qua nó. Khi mảng này di chuyển về phía tây bắc qua điểm nóng, một loạt núi lửa đã được hình thành, với mỗi ngọn núi lửa nối tiếp nhau trở nên già hơn và bị xói mòn nhiều hơn khi mảng này di chuyển ra xa điểm nóng hơn.
Mauna Kea là ngọn núi lửa trẻ nhất trong số những ngọn núi lửa này, chỉ mới hình thành một triệu năm trước và nó vẫn là một ngọn núi lửa đang hoạt động, mặc dù nó đã không phun trào trong nhiều thế kỷ. Các nhà khoa học tin rằng lần cuối cùng Mauna Kea phun trào là hơn 45.000 năm trước.
Mauna Kea cũng nổi tiếng với một sự khác biệt: đây là nơi có đài quan sát thiên văn lớn nhất thế giới - Kính viễn vọng Ba mươi mét trị giá 1,4 tỷ đô la. Ở độ cao này, đỉnh cao hơn 40% bầu khí quyển của Trái Đất, giúp cải thiện khả năng quan sát các vật thể vũ trụ ở xa. Điều kiện cực kỳ khô ráo và gần như không có mây cũng khiến nó trở thành một địa điểm lý tưởng để thực hiện các quan sát thiên văn.
Mauna Loa cũng là một núi lửa dạng tầng và là núi lửa lớn nhất hành tinh về thể tích và diện tích bao phủ. Nó vươn lên đến độ cao4.169 mét so với mực nước biển, khiến nó trở thành ngọn núi cao thứ hai ở Hawaii, nhưng cũng là ngọn núi cao thứ hai trên Trái Đất được đo từ chân đế đến đỉnh.
Mauna Kea là đỉnh núi cao nhất ở Hawaii. Tên của ngọn núi này xuất phát từ tiếng Hawaii và có nghĩa là núi trắng. Nó là một trong những ngọn núi lửa lâu đời và được người bản địa Hawaii coi là một ngọn núi lửa thiêng liêng.
Mauna Kea là một ngọn núi lửa nơi bạn có thể tìm thấy một sự đa dạng sinh học tuyệt vời và hệ sinh thái bao gồm các môi trường sống động thực vật bản địa. Vì vậy nó có tầm quan trọng lớn về văn hóa và tự nhiên. Nó được coi là nơi ẩn náu của một số lượng lớn các loài địa phương và không chỉ quan trọng ở Hawaii, mà trên toàn thế giới.
Đây là một ngọn núi lửa hình khiên với đỉnh núi được bao phủ bởi tuyết. Mặc dù Hawaii là một nơi có khí hậu ấm áp, nhưng Mauna Kea có độ cao lớn nên vẫn xuất hiện băng tuyết trong những tháng mùa đông.
Những đặc điểm này làm cho nó trở thành một điểm đến phổ biến cho thực hành các môn thể thao như trượt tuyết. Do độ cao, cảnh quan, không khí sạch và khoảng cách với các thành phố lớn, các kính viễn vọng và đài quan sát cũng đã được lắp đặt tại ngọn núi này.