TRUONGTRINH
Well-known member
Nhà mạng đã chặn 243 triệu tin nhắn rác trong hơn 5 tháng, nhưng chưa dẹp được vấn nạn do tình trạng phát tán qua OTT, trạm phát sóng giả.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 1/11/2022 đến 15/4/2023, hệ thống tiếp nhận đã nhận được 30,4 nghìn phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi rác. Những thông tin này sau đó được chuyển đến các doanh nghiệp liên quan để xử lý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông cũng chặn 243 triệu tin nhắn rác trong cùng giai đoạn.
Con số này ít hơn giai đoạn trước đó, khi trong 10 tháng đầu 2022, hệ thống tiếp nhận 236.346 lượt phản ánh và số tin nhắn rác nhà mạng chặn là 481 triệu. Theo một chuyên gia viễn thông, đây có thể là nguyên nhân khiến thời gian qua, người dùng cho biết tin nhắn và cuộc gọi rác "tấn công" họ còn nhiều hơn trước, điển hình là cuộc gọi quảng cáo từ đầu số cố định, tin nhắn với mục đích lừa đảo thông qua nội dung gạ tình.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đây cũng là khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình phòng chống và ngắn chặn tin nhắn rác. Một phần nguyên nhân là do xuất hiện các nhóm sử dụng thiết bị công nghệ cao giả mạo trạm thu phát sóng di động (BTS giả). Ngoài ra, còn có tin nhắn rác qua mạng Internet, hay qua các ứng dụng OTT như Messenger, Zalo, Viber.
Một số tin nhắn lừa đảo núp bóng tin nhắn gạ tình, được gửi qua các trạm BTS giả. Ảnh: Khương Nha
Trong cuộc họp đầu tháng 5, Bộ cũng cho biết trong tháng 3 và tháng 4, các đơn vị chức năng của Bộ đã phát hiện 10 vụ sử dụng trạm BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo. Dự thảo luật Viễn thông sửa đổi đang bổ sung quy định liên quan đến quản lý OTT. Ngoài ra, từ 15/3 đến 15/5, khoảng 4 triệu cũng được yêu cầu chuẩn hóa dữ liệu để xử lý vấn đề sim chứa thông tin sai hoặc không đúng quy định.
Đại diện Bộ cho biết sẽ tăng cường vận hành hệ thống hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156 và website Thongbaorac, Chongthurac của Cục An toàn thông tin.
"Với các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các đơn vị của Bộ sẽ tiếp tục phối hợp cơ quan chức năng của Bộ Công an để tổ chức phối hợp, xử lý", báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, từ 1/11/2022 đến 15/4/2023, hệ thống tiếp nhận đã nhận được 30,4 nghìn phản ánh về tin nhắn và cuộc gọi rác. Những thông tin này sau đó được chuyển đến các doanh nghiệp liên quan để xử lý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông cũng chặn 243 triệu tin nhắn rác trong cùng giai đoạn.
Con số này ít hơn giai đoạn trước đó, khi trong 10 tháng đầu 2022, hệ thống tiếp nhận 236.346 lượt phản ánh và số tin nhắn rác nhà mạng chặn là 481 triệu. Theo một chuyên gia viễn thông, đây có thể là nguyên nhân khiến thời gian qua, người dùng cho biết tin nhắn và cuộc gọi rác "tấn công" họ còn nhiều hơn trước, điển hình là cuộc gọi quảng cáo từ đầu số cố định, tin nhắn với mục đích lừa đảo thông qua nội dung gạ tình.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đây cũng là khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình phòng chống và ngắn chặn tin nhắn rác. Một phần nguyên nhân là do xuất hiện các nhóm sử dụng thiết bị công nghệ cao giả mạo trạm thu phát sóng di động (BTS giả). Ngoài ra, còn có tin nhắn rác qua mạng Internet, hay qua các ứng dụng OTT như Messenger, Zalo, Viber.
Một số tin nhắn lừa đảo núp bóng tin nhắn gạ tình, được gửi qua các trạm BTS giả. Ảnh: Khương Nha
Trong cuộc họp đầu tháng 5, Bộ cũng cho biết trong tháng 3 và tháng 4, các đơn vị chức năng của Bộ đã phát hiện 10 vụ sử dụng trạm BTS giả phát tán tin nhắn lừa đảo. Dự thảo luật Viễn thông sửa đổi đang bổ sung quy định liên quan đến quản lý OTT. Ngoài ra, từ 15/3 đến 15/5, khoảng 4 triệu cũng được yêu cầu chuẩn hóa dữ liệu để xử lý vấn đề sim chứa thông tin sai hoặc không đúng quy định.
Đại diện Bộ cho biết sẽ tăng cường vận hành hệ thống hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656, 156 và website Thongbaorac, Chongthurac của Cục An toàn thông tin.
"Với các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, các đơn vị của Bộ sẽ tiếp tục phối hợp cơ quan chức năng của Bộ Công an để tổ chức phối hợp, xử lý", báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu.