TRUONGTRINH
Well-known member
Huawei cho biết giải pháp kết hợp giữa 5.5G, hay 5G Advanced, và AI sẽ giúp tăng tốc mạng, giảm chi phí và đổi mới lĩnh vực viễn thông.
"AI thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp, nhưng cũng đòi hỏi mạng với khả năng đa dạng như tốc độ tải cao, độ trễ thấp, băng thông lớn và kiến trúc mạng tối ưu", ông Macky Zhang, Tổng giám đốc Huawei Việt Nam, nói tại sự kiện NextGen Connectivity Summit 2025, diễn ra ngày 15-17/4 tại Hà Nội.
Huawei nhận định 2025 là năm đầu tiên của kỷ nguyên AI di động (Mobile AI), đánh dấu xu thế chuyển dịch từ kết nối "người - người" sang kết nối "trí tuệ - trí tuệ". Ông Nguyễn Duy Lâm, chuyên gia giải pháp và sản phẩm vô tuyến Huawei Việt Nam, đánh giá lưu lượng dữ liệu bùng nổ và nhu cầu từ ứng dụng AI ngày càng tăng, nhưng kiến trúc mạng truyền thống đối mặt hạn chế về hiệu quả, chi phí và tính linh hoạt. Hãng cho biết sẵn sàng hỗ trợ 5.5G cho nhà mạng tại Việt Nam bằng cách cung cấp giải pháp đầu - cuối về mạng không dây, mạng cố định, bộ lưu trữ AI và dịch vụ thông minh.
Người phụ nữ đi qua bảng quảng cáo 5.5G của Huawei. Ảnh: ShanghaiEye
Tại sự kiện, hãng giới thiệu mạng Campus 10 Gb/giây tốc độ cao. "Campus sẽ tái định nghĩa về cách con người, thiết bị và dữ liệu tương tác trong môi trường số", ông Khoo Nee Teck, Giám đốc Công nghệ về giải pháp mạng của Huawei EBG châu Á - Thái Bình Dương, nói. "Trọng tâm của hệ thống là ưu tiên trải nghiệm của người dùng trong các kịch bản ứng dụng từ văn phòng mở, lớp học thông minh đến R&D, y tế".
Huawei cho biết đã tích hợp AI để xử lý sự cố mạng vào trung tâm của hệ thống vận hành và bảo trì (O&M), có thể tự nhận biết, phân tích và ghi nhớ các loại lỗi từng xảy ra. Theo công ty, 80% sự cố không dây có thể được giải quyết tự động trong vài phút, giúp nâng hiệu quả O&M lên 10 lần. Một kỹ sư có thể quản lý mạng với hơn 10.000 người dùng, điều trước đó gần như bất khả thi.
Theo Huawei, chiến lược 5.5G và AI sẽ giúp các nhà mạng viễn thông chuyển mình từ nhà cung cấp hạ tầng sang nhà cung cấp trải nghiệm thông minh. "Hành trình tiến tới Mobile AI sẽ không chỉ dẫn đầu về tốc độ, mà còn phải đơn giản hóa, thông minh và bền vững", đại diện công ty cho biết tại sự kiện.
Sự kiện NextGen Connectivity Summit 2025.
Công nghệ 5G được triển khai thương mại từ 2018. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định những gì 5G đạt được chưa đủ xây dựng một thế giới siêu kết nối. Nguyên nhân là 5G ở điều kiện lý tưởng cho tốc độ tải xuống tối đa 10 Gb/giây, nhưng thực tế chỉ đạt được từ 800 Mb/giây đến vài Gb/giây. Tháng 6/2022, liên minh gồm Huawei, China Mobile và một số công ty Trung Quốc công bố mạng nâng cao 5G Advanced (5G-A), hay 5.5G. 5G-A được 3GPP, tổ chức thiết lập tiêu chuẩn truyền thông toàn cầu, đại diện cho khoảng 700 công ty trong đó có Apple, Google và Huawei, phê duyệt.
Công nghệ 5.5G đạt tốc độ tải xuống 10 Gb/giây, tải lên 1 Gb/giây, phục vụ cho các dịch vụ mới như XR và 3D không cần kính. 5.5G hỗ trợ 100 tỷ kết nối, nhiều gấp 10 lần 5G. Về trải nghiệm, công nghệ mới rút ngắn độ trễ từ 20 ms của 5G giai đoạn đầu xuống 1 ms, hỗ trợ định vị ở cấp độ centimet thay vì cấp độ mét.
Từ năm 2023, một số nhà mạng trên thế giới bắt đầu thử nghiệm 5.5G cho người dùng cá nhân, gia đình, phương tiện giao thông, sân vận động... Trong đó, ba nhà mạng lớn ở Trung Quốc đã thử triển khai 5.5G tại các thành phố lớn. Các đơn vị khai thác tại Phần Lan cũng hoàn tất quá trình xác minh công nghệ 5.5G trên các mạng thương mại, đạt tốc độ cao hơn 10 Gb/giây. Tại Đức, một số nhà mạng thử nghiệm trên băng tần 6 GHz và đạt tốc độ mạng cao nhất 12 Gb/giây khi sử dụng kỹ thuật đa sóng mạng.
Bảo Lâm
"AI thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng trong các ngành công nghiệp, nhưng cũng đòi hỏi mạng với khả năng đa dạng như tốc độ tải cao, độ trễ thấp, băng thông lớn và kiến trúc mạng tối ưu", ông Macky Zhang, Tổng giám đốc Huawei Việt Nam, nói tại sự kiện NextGen Connectivity Summit 2025, diễn ra ngày 15-17/4 tại Hà Nội.
Huawei nhận định 2025 là năm đầu tiên của kỷ nguyên AI di động (Mobile AI), đánh dấu xu thế chuyển dịch từ kết nối "người - người" sang kết nối "trí tuệ - trí tuệ". Ông Nguyễn Duy Lâm, chuyên gia giải pháp và sản phẩm vô tuyến Huawei Việt Nam, đánh giá lưu lượng dữ liệu bùng nổ và nhu cầu từ ứng dụng AI ngày càng tăng, nhưng kiến trúc mạng truyền thống đối mặt hạn chế về hiệu quả, chi phí và tính linh hoạt. Hãng cho biết sẵn sàng hỗ trợ 5.5G cho nhà mạng tại Việt Nam bằng cách cung cấp giải pháp đầu - cuối về mạng không dây, mạng cố định, bộ lưu trữ AI và dịch vụ thông minh.

Người phụ nữ đi qua bảng quảng cáo 5.5G của Huawei. Ảnh: ShanghaiEye
Tại sự kiện, hãng giới thiệu mạng Campus 10 Gb/giây tốc độ cao. "Campus sẽ tái định nghĩa về cách con người, thiết bị và dữ liệu tương tác trong môi trường số", ông Khoo Nee Teck, Giám đốc Công nghệ về giải pháp mạng của Huawei EBG châu Á - Thái Bình Dương, nói. "Trọng tâm của hệ thống là ưu tiên trải nghiệm của người dùng trong các kịch bản ứng dụng từ văn phòng mở, lớp học thông minh đến R&D, y tế".
Huawei cho biết đã tích hợp AI để xử lý sự cố mạng vào trung tâm của hệ thống vận hành và bảo trì (O&M), có thể tự nhận biết, phân tích và ghi nhớ các loại lỗi từng xảy ra. Theo công ty, 80% sự cố không dây có thể được giải quyết tự động trong vài phút, giúp nâng hiệu quả O&M lên 10 lần. Một kỹ sư có thể quản lý mạng với hơn 10.000 người dùng, điều trước đó gần như bất khả thi.
Theo Huawei, chiến lược 5.5G và AI sẽ giúp các nhà mạng viễn thông chuyển mình từ nhà cung cấp hạ tầng sang nhà cung cấp trải nghiệm thông minh. "Hành trình tiến tới Mobile AI sẽ không chỉ dẫn đầu về tốc độ, mà còn phải đơn giản hóa, thông minh và bền vững", đại diện công ty cho biết tại sự kiện.

Sự kiện NextGen Connectivity Summit 2025.
Công nghệ 5G được triển khai thương mại từ 2018. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định những gì 5G đạt được chưa đủ xây dựng một thế giới siêu kết nối. Nguyên nhân là 5G ở điều kiện lý tưởng cho tốc độ tải xuống tối đa 10 Gb/giây, nhưng thực tế chỉ đạt được từ 800 Mb/giây đến vài Gb/giây. Tháng 6/2022, liên minh gồm Huawei, China Mobile và một số công ty Trung Quốc công bố mạng nâng cao 5G Advanced (5G-A), hay 5.5G. 5G-A được 3GPP, tổ chức thiết lập tiêu chuẩn truyền thông toàn cầu, đại diện cho khoảng 700 công ty trong đó có Apple, Google và Huawei, phê duyệt.
Công nghệ 5.5G đạt tốc độ tải xuống 10 Gb/giây, tải lên 1 Gb/giây, phục vụ cho các dịch vụ mới như XR và 3D không cần kính. 5.5G hỗ trợ 100 tỷ kết nối, nhiều gấp 10 lần 5G. Về trải nghiệm, công nghệ mới rút ngắn độ trễ từ 20 ms của 5G giai đoạn đầu xuống 1 ms, hỗ trợ định vị ở cấp độ centimet thay vì cấp độ mét.
Từ năm 2023, một số nhà mạng trên thế giới bắt đầu thử nghiệm 5.5G cho người dùng cá nhân, gia đình, phương tiện giao thông, sân vận động... Trong đó, ba nhà mạng lớn ở Trung Quốc đã thử triển khai 5.5G tại các thành phố lớn. Các đơn vị khai thác tại Phần Lan cũng hoàn tất quá trình xác minh công nghệ 5.5G trên các mạng thương mại, đạt tốc độ cao hơn 10 Gb/giây. Tại Đức, một số nhà mạng thử nghiệm trên băng tần 6 GHz và đạt tốc độ mạng cao nhất 12 Gb/giây khi sử dụng kỹ thuật đa sóng mạng.
Bảo Lâm