Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Kinh tế tuần hoàn và câu chuyện về tính bền vững của các hãng sản xuất điện thoại

Nguyệt Phan

Well-known member
Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Nỗ lực bảo vệ môi trường của các hãng sản xuất điện thoại liệu đã đủ? (Ảnh: Forbes)
Ngày càng có nhiều hãng điện thoại thông minh tăng cường đổi mới và áp dụng tính bền vững trong quá trình sản xuất. Trong đó, Apple và Samsung là hai công ty công nghệ đi đầu trong các sáng kiến bền vững.
Theo báo cáo “Điện thoại thông minh và nền kinh tế tuần hoàn: Tạo ra một tương lai bền vững” của Counterpoint Research, Apple là công ty dẫn đầu lĩnh vực điện thoại thông minh trong cách tiếp cận tổng thể hướng tới sự bền vững.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Một dự án mang tính bảo vệ môi trường của Samsung (Ảnh: Samsung)
Báo cáo này đánh giá mức độ hiệu quả của các hãng sản xuất điện thoại trong việc giảm tác động của mình đối với môi trường bằng cách tái sử dụng vật liệu, tái chế thiết bị và giảm thiểu chất thải ở từng giai đoạn, từ thiết kế điện thoại thông minh, chip xử lý và đóng gói cho đến mức tiêu thụ điện năng.

Báo cáo cũng đi kèm với bảng xếp hạng tính Kinh tế Tuần hoàn của Điện thoại thông minh bao gồm một hệ thống số liệu mạnh mẽ để đánh giá năm hãng sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu trên toàn cầu. Mỗi hãng có tầm nhìn riêng và cách tiếp cận tổng thể hướng tới sự bền vững. Tầm nhìn của Apple dường như rõ ràng hơn so với đối thủ cạnh tranh, với hành động hỗ trợ cho tầm nhìn nói trên.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Mặc dù tầm nhìn về tính bền vững mới chỉ là bước khởi đầu, nhưng mỗi hãng sản xuất đã hoạt động hoàn toàn khác nhau trong ba giai đoạn chính của nền kinh tế tuần hoàn: Sản xuất - Tiêu dùng - Kết thúc vòng đời.

Giai đoạn sản xuất
Việc sản xuất điện thoại thông minh chịu trách nhiệm cho khoảng 80% tổng lượng khí thải carbon trong vòng đời và do đó, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn. Các OEM đã tập trung và quảng cáo khía cạnh này nhiều nhất. Các vật liệu có nguồn gốc mới đang được thay thế bằng các thành phần thân thiện với môi trường, trong khi bao bì có thể phân hủy sinh học và thân thiện với môi trường là tiêu chuẩn hiện nay.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Nhà máy Foxconn là nơi sản xuất chính của iPhone (Ảnh: Reuters)
Các hãng hiện đang mong đợi các nhà cung cấp cũng tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường. Các thương hiệu hàng đầu như Samsung, Apple và OPPO đã bắt đầu tuyên truyền các lợi ích về môi trường thông qua các sáng kiến của họ trong sản xuất. Tuy nhiên, dù các sáng kiến là một bước tiến lớn theo đúng hướng, nhưng doanh thu và lợi nhuận vẫn là mục tiêu hàng đầu.

Giai đoạn tiêu dùng
Hầu hết các thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng đều hướng tới việc thúc đẩy người dùng thay thế thiết bị của họ bằng các phiên bản mới hơn, công nghệ cao hơn. Nhưng do những nỗ lực phát triển bền vững, các hãng phải duy trì sự cân bằng giữa việc thu hút người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, OPPO, Xiaomi và Vivo luôn cố gắng cải thiện thời lượng pin và hiệu quả sử dụng năng lượng.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

iPhone 14 Pro Max (Ảnh: PCMag)
Trong khi Apple đạt điểm cao về tuổi thọ tổng thể, các bản cập nhật và đổi mới hướng tới tính bền vững, thì Samsung lại đạt điểm cao hơn về mạng lưới sửa chữa, tiết kiệm năng lượng và hậu mãi. Tuy nhiên, điều này vẫn còn phải phụ thuộc vào thời gian người tiêu dùng chọn sử dụng thiết bị.

Giai đoạn kết thúc vòng đời
Các hãng sản xuất điện thoại có rất nhiều việc phải làm khi thu hồi điện thoại thông minh của sau khi vòng đời sử dụng kết thúc. Việc đưa điện thoại thông minh đã qua sử dụng trở lại hệ thống là cần thiết để xử lý chúng một cách bền vững.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Các hãng điện thoại thường tung ra các mẫu điện thoại tân trang với giá hấp dẫn (Ảnh: Samsung)
Các thiết bị này cần được sửa chữa / tân trang lại để tái sử dụng hoặc tái chế một cách có trách nhiệm để hoàn thành vòng tuần hoàn. Mục tiêu chính ở đây là giảm chất thải điện tử. Điều quan trọng là phải biết các hãng đang nỗ lực bao nhiêu cho mục đích này.

Thị trường thiết bị tân trang (refurbished) toàn cầu đã phát triển nhảy vọt trong vài năm qua. Năm 2021, thị trường này tăng trưởng 15% YoY và hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tới.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Chương trình thu cũ đổi mới Trade-in cũng được nhiều hãng áp dụng (Ảnh: Apple)
Mặc dù vậy, các sáng kiến về cải tạo, tân trang và giảm thiểu rác thải điện tử còn khá hạn chế. Ngay cả những thương hiệu tốt nhất cũng không đủ tích cực trong việc thu hồi hàng đã qua sử dụng. Tiềm năng cao nhất hiện nay thuộc về các sáng kiến như trade-in, đảm bảo mua lại các thiết bị cũ hơn.

Với số lượng khổng lồ điện thoại mới được xuất xưởng và bán ra mỗi năm, các hãng vẫn còn chặng đường dài trong việc thu hồi và tân trang lại các thiết bị cũ. Giai đoạn cuối đời khá phức tạp nhưng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất nếu được thực hiện đúng.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Với số lượng điện thoại xuất xường khổng lồ, các hãng vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa (Ảnh: Forbes)
Ngoài ra, các hãng điện thoại cũng tăng cường hợp tác phát triển bền vững tại địa phương, dẫn đến các sáng kiến tuần hoàn xuất hiện trên khắp các khu vực địa lý.

Nhưng những sáng kiến như vậy cần phải phát triển với tốc độ nhanh hơn để phù hợp với số lượng điện thoại thông minh mới được xuất xưởng hàng năm. Đồng thời, lợi ích cho môi trường sẽ tăng lên khi ngành công nghiệp và chính phủ thực hiện các bước đi đúng hướng.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: AFP)
Việc bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở nỗ lực của các hãng sản xuất mà để phát huy tối đa được tính bền vững và bảo vệ môi trường, cả người tiêu dùng cùng Chính quyền, các ban ngành và cơ quan nhà nước cũng cần chung tay hành động.

Với thông điệp "Tiết kiệm điện – Thành thói quen", Bộ Công Thương chính thức phát động Chiến dịch Giờ Trái đất 2023, kêu gọi mọi người tham gia 1 giờ tắt đèn vì Trái Đất vào lúc 20h30 - 21h30 ngày 25/3/2023.

Các hãng điện thoại đang áp dụng tính bền vững như thế nào?

Giờ Trái Đất là hoạt động thường niên do Bộ Công Thương chủ trì, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng thông qua việc khuyến khích các hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh tắt đèn điện, cũng như các thiết bị điện không cần thiết trong vòng 60 phút.
 
Bên trên