Hybrid App là gì? Ưu, nhược điểm của ứng dụng lai Hybrid App

hovanban

Well-known member
Hybrid App là ứng dụng được xây dựng dựa trên các công nghệ web phổ biến là CSS, HTML hay Javascript. Điểm khác biệt của Hybrid App chính là nó có các yếu tố từ ứng dụng gốc, được phát triển cho 1 nền tảng cụ thể như Android hoặc iOS. Như vậy, Hybrid App được triển khai trong 1 ứng dụng gốc sử dụng webview di động. Hybrid App có thể truy cập vào hầu hết các chức năng thuộc phần cứng của smartphone (máy ảnh, âm thanh, danh bạ, cảm biến gia tốc,...). Đây chính là 1 lợi thế của Hybrid App khi so sánh với các ứng dụng khác.

Ưu điểm và nhược điểm của Hybrid App là gì?
Để biết có nên sử dụng Hybrid App hay không thì chúng ta cần phải hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của nó. Cụ thể:
Ưu điểm
Hybrid App là ứng dụng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
  • Chỉ cần viết 1 lần nhưng có thể chạy ở nhiều nơi, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí;
  • Ứng dụng có thể dễ dàng đưa lên Google Play Store hoặc Apple App store để người dùng dễ dàng tải về và sử dụng;
  • Hybrid App có thể thực hiện nhiều chức năng mà Native App không làm được;
  • Hybrid App có trình duyệt nhúng riêng, bên trong có các ứng dụng;
  • Hybrid App có thể tận dụng nhiều tính năng có sẵn trong smartphone;
  • Hybrid App giúp các nhà phát triển web có thể sử dụng một trong số các kỹ năng CSS, HTML, AngularJS,... nhằm tạo ra những ứng dụng mobile mà không cần biết về Objective-C hoặc Java;
  • Phát triển Hybrid App dễ hơn so với các ứng dụng khác;
  • Một số ứng dụng Hybrid App không cần hỗ trợ từ cơ sở dữ liệu, có thể hoạt động ngoại tuyến;
  • Bảo trì Hybrid App rất đơn giản, nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian.
Nhược điểm
Mặc dù sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật nhưng Hybrid App vẫn không tránh khỏi một vài nhược điểm nhỏ. Vậy nhược điểm của Hybrid App là gì? Đó là:
  • Hybrid App có tốc độ chạy chậm hơn so với Native App;
  • Trong quá trình sử dụng Hybrid đôi khi có thể bị giật, lag;
  • Giao diện hình ảnh không quen thuộc, không tự nhiên bằng các ứng dụng khác;
  • Một số task liên quan tới phần cứng khi thực hiện có thể gặp khó khăn.
Sự khác biệt giữa Native App vs Hybrid App là gì?
Nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về các khái niệm liên quan, dễ nhầm lẫn giữa Hybrid App và Native App. Thực tế, chúng có một số điểm khác biệt là:


  • Trải nghiệm người dùng: Native App có khả năng tối ưu, tương thích ứng dụng với từng nền tảng khác nhau, mang đến những sản phẩm có hiệu năng tốt theo nhu cầu và cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời. Còn Hybrid App thì chỉ dành cho những doanh nghiệp có ngân sách “mỏng” và thời gian phát triển eo hẹp;
  • Chi phí thiết kế: Hybrid App có ưu thế hơn so với Native App bởi chỉ từ 1 codebase mà Hybrid App có thể xây dựng cho 1 nền tảng bất kỳ. Bởi vậy, những công ty muốn phát triển ứng dụng nhưng ngân sách hạn chế có thể sử dụng Hybrid App;
  • Thời gian phát triển: Thời gian phát triển ứng dụng của Hybrid App nhanh hơn so với Native App. Lý do là bởi Hybrid App không chỉ cần 1 codebase để xây dựng ứng dụng đa nền tảng mà nó còn sử dụng công nghệ web như HTML, CSS, Javascript cho phép chuyển ý tưởng phác thảo sang sản phẩm nhanh hơn nhiều;
  • Hiệu năng: Native App có hiệu năng tốt hơn nhiều so với Hybrid App với Native App sử dụng ngôn ngữ riêng cho mỗi nền tảng. Trong khi đó, Hybrid App lại cần thêm 1 lớp trung gian giữa mã nguồn và nền tảng đích;
  • Khả năng bảo trì ứng dụng: Khi sử dụng Native App, người dùng phải bảo trì khá nhiều code vì mỗi hệ điều hành sẽ có 1 code tương ứng khác nhau. Còn với Hybrid App thì bạn chỉ cần bảo trì 1 codebase là được. Đây là lợi thế của Hybrid App so với Native App.
Có nên dùng Hybrid App không?
Hybrid App là gì? Hybrid App có cả ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy, người dùng cần dựa vào nhu cầu của mình để cân nhắc có nên sử dụng nền tảng Hybrid App hay không. Trước khi lựa chọn, bạn cần làm rõ các vấn đề sau:


  • Có muốn đưa ứng dụng mà mình phát triển lên Google Play store hay Apple App store không? Nếu cần đưa ứng dụng lên các cửa hàng này thì bạn nên sử dụng nền tảng Hybrid App vì chúng có thể dễ dàng đưa lên Google store và Apple App store;
  • Muốn tiết kiệm chi phí hay muốn tối đa tính năng? Làm rõ mục đích sử dụng sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp. Nếu muốn tiết kiệm tối ưu chi phí phát triển ứng dụng thì sử dụng Hybrid App chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Bởi ứng dụng này chỉ cần viết 1 lần là có thể sử dụng ở nhiều nơi. Còn nếu muốn tối đa các tính năng thì bạn nên lựa chọn Native App;
  • Khả năng của đội ngũ phát triển ứng dụng của đơn vị bạn như thế nào? Nếu đội ngũ phát triển ứng dụng giỏi, giàu kinh nghiệm thì bạn có thể sử dụng nền tảng Hybrid App. Tuy nhiên, nếu nguồn lực của bạn không mạnh thì bạn nên chọn những đơn vị lập trình chuyên nghiệp để xây dựng app một cách chuẩn nhất.
Những công nghệ dùng để phát triển Hybrid App
Sau khi hiểu được Hybrid App là gì, bạn nên tìm hiểu về những công nghệ được sử dụng để phát triển nó. Đó là:

React Native (công nghệ mã nguồn mở) được Facebook tạo ra để giúp nó tương thích với đa nền tảng và đơn giản hóa các UI hiệu suất khi reloading. Với thời gian phát triển khá ngắn, các React Native đang được nhiều kỹ sư phần mềm ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, framework này lại đang thiếu những thành phần cố định.

Framework Ionic giúp tạo ra những ứng dụng mobile với công nghệ web tiêu chuẩn như HTML, CSS, Angular, Javascript,... Ionic cung cấp nhiều plugin để bạn có thể dễ dàng điều chỉnh khi có sự cố xuất hiện. Ngoài ra, các nhà phát triển còn có thể truy cập nhanh chóng, đơn giản để xử lý khi có sự cố vì họ có rất nhiều UIComponent.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG MINARA
ĐỊA CHỈ:
- 182 Trần Bình Trọng, P.3, Q.5, Tp.HCM
- 27 Đường số 16, Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.
Điện thoại: 097.777.1060
Email: info@minara.vn
Website: www.minara.vn
 
Bên trên